Ảnh của songchi

Ông Lưu Quang Sáng: Làm sao để người Chăm tồn tại với bản sắc thêm 4 thế hệ nữa trước khi mất hút vào Bảo Tàng Nhân Loại!

Song Chi.

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với các sắc dân bản địa”.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California. Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch.

Mục tiêu "Xóa bỏ giai cấp - không còn giàu nghèo" có thật không?

Báo Quân Đội Nhân Dân ra ngày 30 tháng Mười năm 2023 có bài "Chế độ một Đảng cầm quyền không phải nguyên nhân của tham nhũng" [1], trong đó tác giả Hồ Quang Phương đưa ra hai điểm chính:
 
1. Thế lực thù địch, phản động thời gian qua vẫn cố gieo rắc quan điểm sai trái cho rằng: Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tham nhũng; tham nhũng là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chỉ khi nào ở Việt Nam bỏ chế độ độc đảng lãnh đạo, thực hiện chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới được dẹp bỏ.
 

Mũi tên hai đích

Việc bắt bớ những người hoạt động môi trường tình cờ đang phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh.

Bộ Công an lúng túng

Vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Việt Nam để lại mối quan hệ song phương được nâng cấp lên mức cao nhất và nhiều lời phê phán về nhân quyền, Việt Nam bắt chuyên gia môi trường Ngô Thị Tố Nhiên.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Có bao nhiêu hệ thống luật pháp tại Việt Nam?

Tại Việt Nam, luật pháp được định nghĩa là hệ thống quy định có nội dung thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị ở đây, là Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức tự nhận vai trò “lãnh đạo tuyệt đối” đối với đất nước, dân tộc từ việc “Cướp chính quyền” năm 1945. Thế rồi, một nhà nước độc tài đã ra đời và một hệ thống luật pháp chỉ nhằm phục vụ chế độ đó được hình thành với mệnh danh là “Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa’.

Bóng ma chuyên chính

Vụ bắt giữ bà Nguyễn Phương Hằng và người mẫu Ngọc Trinh, sau đó là việc điều tra nhà xe Thành Bưởi báo hiệu một bóng ma đang quay trở lại đời sống xã hội Việt Nam. 

Những vụ án kỳ lạ

Bản án 3 năm tù giam đã khép lại vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng song vẫn chưa khiến dư luận lẫn những người trong cuộc hết băn khoăn về nguyên nhân thực sự của việc bắt giữ bà. 

Ảnh của Gió Bấc

Lấy phiếu tín nhiệm: đừng thấy đỏ mà tưởng là chín

“"Gameshow"” Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm đã diễn ra đến lần bốn, kết quả vẫn không có gì mới. Ghế ai nấy vẫn còn nguyên. Mặc dù việc lấy phiếu tín nhiệm được tuyên truyền ầm ỉ là lần này đã được trung ương rút kinh nghiệm sâu sắc, thực hiện theo Quy định 96 Bộ Chính Trị, định khung xử lý như: “trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định”.

Hãng xe Thành Bưởi trong "trận đánh đẹp" truyền thông

Câu chuyện hãng xe vận tải Thành Bưởi từ lúc có những tin tức “tố cáo” của báo chí cho đến lúc phải ngừng hoạt động, phải nói là một vụ đánh thần tốc. Mọi diễn biến được tính toán đưa lên trên mặt trận truyền thông khiến bộ mặt của một hãng xe trở nên đen đúa dần, tệ hại dần, và cuối cùng bị gọi tên như tội phạm, dù chưa có toà án nào kết luận.

Chuyện lên phố lên phường

Thời gian sau dịch, mặc dù kinh tế người dân vẫn đang teo tóp, khó khăn chồng khó khăn, thế nhưng chính quyền một số nơi vẫn tổ chức “xã lên phường”, “thôn lên khu phố”... rình rang. Liền với  việc tổ chức này là các lễ hội ăn chơi nhảy múa, thỏa sức vui mừng. Vui mừng xong thì lại lèo nhèo với đời sống “vũ như cẩn”, lại ruộng đồng, lại công nhân, làm thuê tứ xứ... Nhưng gánh nặng thì có phần nặng hơn. Thế mới tức cười!

Ảnh của DongPhungViet

Chỗ của “con đỏ” chỉ là “hầm tai vạ”!

Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa thực hiện lệnh “khám xét khẩn cấp” nơi ở của bà Cao Thị Lĩnh, 32 tuổi (1). Theo Luật Tố tụng hình sự, “khám xét khẩn cấp” chỉ được thực hiện khi có căn cứ để xác định ai đó đang cất giữ công cụ, phương tiện phạm tội hay tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án nào đó hoặc cần tìm kiếm nạn nhân, cá nhân bị truy nã. Chắc chắn bà Lĩnh bị xem là có liên quan đến vụ án “gây rối trật tự công cộng”  xảy ra tại xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS