You are here

Blog của Gió Bấc

Ảnh của Gió Bấc

Ai có thể ngáng đường Tô Đại Tướng?

Giới quan sát hiện đang quan tâm, bàn luận về chủ nhân cái ghế trống Chủ tịch nước và hệ quả tiếp theo cái trụ cao nhất trong tứ trụ. Có nhiều phương án được dự đoán nhưng các dự đoán chừng như chưa xem xét đầy đủ thế và lực của các yếu nhân liên quan.

Với các diễn biến dồn dập gần đây, Tô Đại Tướng đang một mình một ngựa tiến tới ngôi vị cửu trùng, các đối thủ cạnh tranh không ai có đủ thế và lực đủ để xem là đối trọng.

 

Ảnh của Gió Bấc

Bà Chủ tịch huyện bắt còng tiết kiệm được 170 tỷ đồng?

Chuyện quan bà Bí Thư Vĩnh Phúc bị bắt giam chưa bớt nóng dư luận lại dậy sóng chuyện nữ Chủ Tịch UBND huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai bị “bốc hơi” 170 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Ảnh của Gió Bấc

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: đột tử; cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ; bị đình chỉ, khai trừ, bắt giam. Theo độ nóng sát phạt của lò ông Tổng, Ủy viên trung ương bị bắt giam không còn là chuyện lạ. Thậm chí ở khóa 12, Đinh La Thăng là ủy viên Bộ Chính Trị cũng bị bắt giam, nhiều lần ra tòa lãnh án.

Ảnh của Gió Bấc

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: tấu hài trên những xác người 

Vụ án Vạn Thịnh Phát đang được xét xử không chỉ chiếm kỷ lục về số tiền tham nhũng, chiếm đoạt đưa hối lộ, số lượng bị cáo, luật sư, người bị hại mà còn chiếm kỷ lục về số bị cáo, người có liên quan đã đột tử bí ẩn. Ước tính có ít nhất là 6 người đột tử, trong đó có ba quan chức cấp cao. Kỳ lạ hơn sự khuất tất, không thống nhất của các cơ quan tố tụng và các bị cáo. Các thời điểm này lại có liên hệ mật thiết với các ca đột tử.

Lập lờ thời điểm khởi tố và nhiều vụ đột tử bí ẩn

Ảnh của Gió Bấc

“Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”: ai là tác giả?

Mấy ngày qua mạng xã hội sôi sùng sục vì hình ảnh biển hiệu trái tai gai mắt “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Người Việt xưa nay quá quen với từ BẾN gắn với nơi ghe tàu neo đậu đón khách, tiếp nhận bốc dỡ hàng hóa như bến sông, bến tàu, bến cảng. Sài Gòn có biết bao nhiêu cái Bến: Bến Nghé, Bến Hàm Tử, Bến Chương Dương, Bến Vượt (Củ Chi) quan trọng nhất là Bến Nhà Rồng… Miền Bắc cũng đâu thiếu Bến. Bến Thủy di tích phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh đã thành tên một phường của thành phố Vinh. Hà Nội vẫn xài Bến Chèm , Bến Phà đen, Hải Phòng vẫn gọi Bến Bính

Ảnh của Gió Bấc

Bố của Lý Thông là ai?

Thạch Sanh – Lý Thông là chuyện dân gian nổi tiếng của Nam Kỳ tạo ra thành ngữ “nồi Thạch Sanh” ăn hoài không hết và tính cách Lý Thông cướp công, phản bạn. Câu chuyện hay nhưng có thiếu sót chưa đặc tả vai trò quan trọng bố của Lý Thông. Thiếu đấng sinh thành dưỡng dục, nâng đỡ của bố đẻ, Lý Thông khó thể thành nhân vật điển hình. Câu chuyện lùm xùm về danh hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2023 đã bổ sung cho thiếu sót ấy. Người dân nay đã biết “Bố Lý Thông” là ai!

Ảnh của Gió Bấc

“Sự thật không bằng phẳng” là sự thật nào?

Cuối năm con mèo, có một sự kiện hay. Dù không được báo chí lề phải đăng tin nhưng tầm phủ sóng của nó cũng khá rộng qua stt BIẾT NGHE SỰ THẬT KHÓ HƠN của Lưu Trọng Văn, một KOLs đình đám với gần 120.000 người theo dõi. Đó là việc bí thư thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ một số trí thức văn nghệ sĩ theo lời mời của Viện Nghiên cứu Phương Đông.

Ảnh của Gió Bấc

Thiệp chúc xuân quá vãng, bao lì xì tràn ngập

Cái tết thứ 49 sau ngày miền nam bị cưỡng chiếm có gì khác trước? Khu chợ thiệp chúc xuân quanh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn phồn thịnh một thời giờ vắng lặng. Nếp sinh hoạt thân ái, tao nhã gởi thiệp chúc xuân trong ngày giáp tết cũng quá vãng từ lâu. Ở khắp chợ quê, chợ tỉnh, Sài Gòn  và ngay trên mạng internet tràn ngập đỏ chóe bày bán bao lì xì.

Đến hẹn lại lên chung quanh Nhà Thờ Đức Bà và nhà Bưu Điện Sài Gòn vào cuối năm hình thành khu chợ Thiệp Xuân kéo dài từ trước Noel đến tết nguyên đán.

Ảnh của Gió Bấc

Ai phải “tạ tội với Hoàng Sa”?

Kỷ niệm 50 năm ngày Trung Công xâm chiếm Hoàng Sa trôi qua lặng lẻ trên hầu hết tờ báo lề đảng. Không có những trang tuyên truyền rầm rộ như 50 năm chiến thắng Đện biên phủ trên không hay 50 năm chiến thắng Mậu Thân với hình ảnh lễ lạc, phát biểu của lãnh đạo…

Một sự kiện nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn là CÁC CỰU BINH HOÀNG SA VÀ THÂN NHÂN THĂM NHÀ TRƯNG BÀY HOÀNG SA do tổ chức Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ cũng không được báo chí trong nước đưa tin.

Ảnh của Gió Bấc

Nguyễn Công Khế: hình mẫu con người mới XHCN

Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam và hai nước anh em Triều Tiên, Trung Quốc luôn nằm trong tốp "đội sổ" tự do báo chí. Đặc biệt năm 2023 tụt thêm 3 hạng, xếp thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới. Người dân không lạ gì trước tin khởi tố bắt giam nhà báo và có phản ứng với mức độ khác nhau. Vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương dư luận công khai phẫn uất. Với Phạm Đoan Trang, Mai Phan Lợi dư luận nín nhịn phẫn nộ trong đau đớn. Với nhóm Báo Sạch dư luận xót xa thương cảm.

Nhà báo bị bắt, sao dư luận vui?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của Gió Bấc