You are here

Blog của Gió Bấc

Ảnh của Gió Bấc

Mặt thật sau tấm khiên Ngày Thương Binh Liệt Sĩ

Việt Nam trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh, quá nhiều người Việt đã hy sinh vì đất nước. Đất nước có ngày tưởng niệm liệt sĩ trận vong, ghi ơn tấm gương anh hùng vì nước quên thân là cần thiết. Nhưng đó là ngày nào? Thiết lập trên cơ sở nào? Tất cả phải chính danh, phải phù hợp lịch sử và lợi ích quốc gia. Việc đảng nhà nước cộng sản áp đặt ngày 27-7 làm ngày thương binh liệt sĩ là đánh tráo lịch sử, cưỡng ép, đánh tráo ngôn từ và khoét sâu hơn vết thương nồi da xáo thịt mà chính họ đã gây ra.

Ảnh của Gió Bấc

“Cơ chế cảm ơn”, chính phạm vụ án “chuyến bay giải cứu”

Trong phiên tòa xử vụ án chuyến bay giải cứu, nhiều tình tiết vui như vỡ tấu hài, các bị cáo cựu quan chức dạy dỗ đạo đức cho nhau, lẩy kiều, làm thơ, thậm chí còn chê cơ quan tố tụng phạm luật, lọt tội, cáo buộc oan sai.

Điều thú vị nhất là, hầu hết các bị cáo nhận hối lộ từ năm bảy tỷ đồng đến 42 tỷ đồng đều cho rằng đó chỉ là quà “cảm ơn”. Những bị cáo bị buộc tội đưa hối lộ đã đưa ra bằng chứng họ bị sách nhiễu, rúng ép, nếu không “cảm ơn” thì không được việc. Một cán bộ công an còn gợi ý thẳng thừng, phải thực hiện “cơ chế cảm ơn”.

Ảnh của Gió Bấc

Xử án vụ “Chuyến bay giải cứu”: phân chia lại tiền xương máu của người “Việt Kẹt”

Đại án “chuyến bay giải cứu” thực chất là vụ tham nhũng táng tận lương tâm, lợi dụng tình thế nguy khốn của người “Việt Kẹt” (người Việt kẹt ở nước ngoài trong mùa dịch) theo hệ thống. Quan chức bốn bộ và cả Văn phòng Chính phủ, cùng với lãnh đạo địa phương “tạo điều kiện” cho các doanh nghiệp tổ chức hàng ngàn chuyến bay combo với giá cao ngất trời xanh.

Ảnh của Gió Bấc

Huân chương đàn áp nhân dân!

Tương tự như ba cán bộ công an chết cháy bí ẩn trong vụ Đồng Tâm, bốn công an bị bắn chết lúc nửa đêm ở Đắk Lắk cũng được khen thưởng dồn dập, công nhận liệt sĩ, tổ quốc ghi công, thăng cấp, truy tặng huân chương.

Cái chết nào cũng đáng thương, đáng tiếc. Khen thưởng không chỉ  để vinh danh người chết mà còn để động viên người sống. Nhưng tôn vinh quá hớp những cái chết bí hiểm, làm dân đen thắc mắc. Huống hồ chi những cái chết này ít nhiều liên quan đến việc đàn áp người dân bị cướp đất. Phải chăng có một loại huân chương đàn áp nhân dân?

Ảnh của Gió Bấc

   Rối rắm quê quán, nơi cư trú, hộ khẩu: quản lý “hành dân…. là chính”!

Thảo luận về Luật Căn Cước, Quốc Hội Đông Lào xôn xao chích chòe bàn tán chữ nghĩa Luật Căn Cước hay Căn Cước Công Dân, ghi trong căn cước nơi cư trú, thường trú; quê quán, nguyên quán hay nơi sinh…Úm ba la ai cũng lý sự vì nước vì dân cả. Nhưng trong những ý kiến chí chóe trí tuệ ngất trời ấy không ai thấy được hệ quả và hậu quả của nền guồng máy quản lý hành dân là chính, trị an lấn quyền hộ tịch, công an lấn sân tư pháp gây ra thảm cảnh ngược đời diễn ra hàng ngày hàng giờ. Muốn làm thủ tục thừa kế, con phải làm hôn thú cho cha mẹ, cháu phải làm khai sinh cho ông bà.

Ảnh của Gió Bấc

Luật sư Đào Kim Lân sẽ báo cáo gì với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc?

Hai năm qua, các luật sư tham gia bào chữa cho các nạn nhân bị cáo oan ở Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL) đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan pháp luật và lãnh đạo đảng và nhà nước cao nhất về sai phạm của Công An (CA) huyện Đức Hòa và tỉnh Long An nhưng không được xem xét giải quyết. CA Long An lại tạo dựng đơn thư tố cáo các luật sư vi phạm điều 331, tạo cớ “mời”, ra “thông báo truy tìm” các luật sư để điều tra. Luật sư Đào Kim Lân đã bị cấm xuất cảnh không được tham dự lễ khai giảng ở trường cũ mà Luật sư từng học tập và tốt nghiệp.

Ảnh của Gió Bấc

Luật sư bị "truy tìm" vì dám tố cáo công an vi phạm

Oan án Tịnh Thất Bồng Lai quy chụp cụ già trên 90 tuổi Lê Tùng Vân và các thành viên bản án 23 năm tù theo Điều 331 tưởng như tận cùng sự nhạo báng pháp luật vẫn chưa dừng lại. Mới đây, Long An phát lệnh truy tìm ba luật sư của đoàn Luật Sư TP.HCM từng tham gia bào chữa cho các bị cáo. “Truy tìm” luật sư là động thái hiếm có trong hoạt động tư pháp. Luật sư Đào Kim Lân đã lên tiếng trả lời báo chí và livestream trên kênh youtube Nhật Ký Luật sư giải đáp, Công an Long An mời và truy tìm các luật sư là sai thẩm quyền, không phù hợp pháp luật.

Ảnh của Gió Bấc

EVN: thanh tra nội bộ hay “thanh tra, kiểm toán, điều tra đặc biệt”?

Sau điệp khúc tăng giá, kêu lỗ, lại đòi tăng giá, EVN đã “trừng phạt” người dân bằng đòn cúp điện giữa mùa nắng nóng. Dư luận sục sôi phẩn nộ từ ngõ hẻm Hà Thành đến hội trường máy lạnh Diên Hồng. Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo xử lý hết sức nhẹ nhàng cho Bộ Công Thương lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 1/1/2021 đến 1/6/2023. Ai cũng biết rằng EVN là con đẻ của Bộ Công Thương, nhân sự điều hành, cơ chế chính sách quản lý EVN nhất nhất là do Bộ Công Thương.

Ảnh của Gió Bấc

Thầy Cải ở xứ Đông Lào. “Mời” ra lúc cải, cho vào lúc nghe!

Luật sư hay nói theo dân gian là Thầy Cải là định chế bảo đảm quyền được bào chữa của bị can, bị cáo. Để đảm bảo sự công bằng, minh bạch của hoạt động tư pháp, luật sư phải được tham gia ngay giai đoạn đầu tiên và đồng hành với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong suốt quá trình tố tụng. Tuy nhiên ở xứ Đông Lào thì sau nhiều năm cải cách luật sư vẫn luôn gặp khó và chỉ gặp mặt thân chủ khi đã có kết luận điều tra, thậm chí có vụ chỉ gặp, tiếp cận hồ sơ một thời gian ngắn trước khi xét xử.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của Gió Bấc