Người Việt hiến gì cho nhau?

Tháng 10/2015, Bộ trưởng Y tế Việt Nam được ghi nhận là người đầu tiên trong giới quan chức ký giấy hiến tặng nội tạng của mình, sau khi qua đời. Hành động này đã gây chú ý không ít cho giới truyền thông nhà nước, mới đây.

« Tòa án nhân dân » Trần Nhật Quang và những bi hài của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa

Vụ phe nhóm Trần Nhật Quang tấn công Nguyễn Lân Thắng và gia đình một lần nữa cho thấy chính quyền đương nhiệm muốn quay trở lại sử dụng một số biện pháp của chủ nghĩa toàn trị thời kỳ đầu, thời kỳ đẫm máu và tàn bạo với các vụ thanh trừng và giết người hàng loạt mà Việt Nam cũng không tránh khỏi, được thể hiện qua những vụ thanh trừng Nhân văn Giai phẩm và cải cách ruộng đất.

Giải Hoà bình Khổng Tử: khi triết gia bị gả bán

 

Trong cuộc đời của mình, Khổng Tử không có nhiều chuyện yêu đương, ngoại trừ là chuyện lấy vợ vào năm 19 tuổi, với thiếu nữ có tên là Nguyên Quan Thị. Thế nhưng vào thế kỷ 21, trong bàn tay của Bắc Kinh và giới tư bản thân chính quyền, Khổng Tử đáng thương trở thành người bị ép phải se duyên với nhiều nhà độc tài trên thế giới. 

Những tử tù oan, luật pháp xã hội chủ nghĩa và lương tâm xã hội

Bên cạnh « dân oan », « tử tù oan » đang xuất hiện như một hiện tượng đặc thù của chế độ chính trị Việt Nam đương đại. Có thể tìm thấy một cách dễ dàng trên mạng hồ sơ của những tử tù Nguyễn Văn  Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh đã được công khai với tất cả các dấu hiệu oan sai.

Cái giá phải trả cho những sai lầm cố tình của cơ quan tư pháp có thể là sinh mạng của những người dân vô tội.

Quyền sống là quyền tối cao của mỗi người. Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận quyền này, như hiến pháp của mọi nước khác.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Chùm ảnh và bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho Quyền tự do tôn giáo và tử tù Lê Văn Mạnh tại Thái Hà 10/2015

Tối 25/10/2015, tại nhà thờ Giáo xứ Thái Hà, đã có Thánh lễ Đồng tế cầu nguyện cho Công Lý - Hòa Bình ở Việt Nam. Cụ thể là cầu nguyện cho quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, cầu nguyện cho tử tù Lê Văn Mạnh đang đứng trước cửa tử bởi một bản án mà nhiều người cho là oan sai.

Thánh lễ quy tụ hàng ngàn giáo dân Thái Hà và khắp nơi. Đồng thời cũng đã đón nhận rất nhiều người khác tôn giáo đến hiệp thông với anh chị em giáo dân và gia đình tử tù Lê Văn Mạnh.

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của gia đình các tử tù đang kêu oan là tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải...

Ảnh của nguyenvubinh

Phong trào Dân chủ Việt Nam qua các thời kỳ

     Phong trào dân chủ Việt Nam đã trải qua một thời gian khá dài với các thời kỳ phát triển khác nhau. Kể từ khi Việt Nam thống nhất đất nước đến nay cũng đã 40 năm, người dân Việt Nam rên xiết dưới ách toàn trị, độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả những hoạt động phản kháng của người dân, từ đơn lẻ, tới kết hợp manh nha, từ hành động bạo lực tới bất bạo động, từ khi có ít người tham gia đến khi số lượng hàng ngàn người, và các tổ chức đã xuất hiện đều nằm trong hoạt động của phong trào dân chủ.

Chuyện xây dựng nông thôn mới và một triệu tỉ đồng

Một triệu tỉ đồng, nếu chia cho 63 tỉnh thành để thực hiện nông thôn mới, vị chi mỗi tỉnh được 15,625 tỉ đồng, viết bằng chữ là mười lăm ngàn sáu trăm hai mươi lăm tỉ đồng. Trung bình, mỗi tỉnh có 15 huyện, như vậy, mỗi huyện được số tiền một ngàn không trăm bốn mươi mốt tỉ sáu trăm triệu đồng. Và mỗi huyện có khoản mười xã, như vậy, mỗi xã được một trăm tỉ không trăm bốn mươi mốt triệu đồng, số tiền này đã trừ đi những râu ria chấm mút sổ sách trong quá trình làm việc, kết toán. Và số tiền một triệu tỉ đồng là số tiền do đại diện chính phủ đề xuất để xây dựng nông thôn mới.

Phải xóa sổ ngay băng nhóm xã hội đen mới xuất hiện ở Hà Nội.

Gọi là xã hội đen vì chúng hành động không tuân theo qui định của pháp luật, ngược lại còn láo xược có những tuyên bố coi thường pháp luật. 

Nhóm này tự xưng là nhóm phản ứng nhanh, với mục tiêu mà chúng tuyên bố là săn lùng những ai xúc phạm ông Hồ Chí Minh, xúc phạm Tổ quốc, ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng gọi là chế độ tay sai bán nước để “hỏi tội”

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS