You are here

Blog của VietTuSaiGon

Nghề viết sớ, nghề nhà thơ

Thời gian độ mười năm trở lại đây, tại Việt Nam, có hai nghề những tưởng không bao giờ gọi là nghề được lại trở thành hai nhóm nghề hot nhất. Trước nhất, xin lỗi các ông đồ và các nhà thơ chân chính, những người không bao giờ xem công việc sáng tạo hay tầm chương trích cú của mình là nghề! Bởi ở đây, tôi muốn nói đến hai nhóm nghề đang hot, nghề nhà thơ và nghề viết sớ trong khi hai nghề này lại chẳng liên quan gì mấy đến thơ và chữ.

Từ Bình Phước tới Hải Dương

Mấy ngày nay, trên các trang mạng xã hội nổi lên hai hình ảnh, xin nhấn mạnh là hai hình ảnh này diễn ra cùng lúc, giữa mùa dịch Covid-19 của thế giới và giữa đợt bùng phát Covid-19 lần ba của Việt Nam. Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau, hình ảnh người ta chen chúc, không cần đeo khẩu trang và đi đường chật như nêm, kẹt xe để tranh nhau mua đất (vì nghe đồn đoán sắp xây sân bay) ở Bình Phước và hình ảnh những núi su hào, bắp cải, cà chua, rau củ quả nói chung đổ khắp tỉnh Hải Dương.

Sau Tết, mối nguy Việt Nam vỡ trận vì Covid-19

Việt Nam với Covid-19 cũng giống như một người ngồi dưới chân đập, khi đập tràn thì người ngồi dưới chân đập có thể không bị ướt, nhưng khi vỡ đập thì người ngồi dưới chân đập hết đường chạy, chỉ có một hệ quả duy nhất là chết. Trong suốt gần năm qua, Covid-19 có vẻ như không hề hấn gì với Việt Nam, đến lần báo động thứ ba này thì mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Vì sao?

Bỏ Tết cổ truyền, ăn Tết dương lịch: được gì, mất gì? (kì 2)

Bài trước tôi có đề cập vấn đề về mối liên hệ giữa tâm thức nông nghiệp của người Việt với Tết cổ truyền. Và, nói cho cùng thì trong thời điểm này, nếu có ai đó hô hào, kêu gọi bỏ Tết cổ truyền để ăn theo Tết dương lịch thì kỳ thực, đây chẳng phải là vấn đề yêu nước, thoát Trung hay chống bành trướng phương Bắc gì. Đơn giản, đó là suy nghĩ vọng ngoại ngớ ngẩn và nông cạn.

Dung túng cái ác từ trong lòng chế độ

Tôi đang viết bài về vấn đề Tết Tây – Tết truyền thống thì có báo động về dịch Covid-19 ở ngoài Bắc, từ Quảng Ninh tới Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội, Sài Gòn trong tình trạng báo động đỏ, miền Trung cũng đặt tình trạng báo động. Như vậy, nguy cơ vỡ trận trên toàn Việt Nam vì biến thể n_Corona mới có khả năng lây nhiễm cao đến 70% là rất cao. Và thêm một cái Tết ảm đạm nữa đang kéo đến. Tự dưng, tôi lại nhớ đến một vấn đề khác, đó là ai đã dung túng cái ác, và ngoài vấn đề dịch bệnh, cái ác đang hoành hành đất nước này ra sao?

Doanh nhân và con buôn

Người kinh doanh, dù lớn hay nhỏ vẫn phải hiểu đó là người đang làm công việc của một doanh nhân. Nhưng, thế nào là doanh nhân? Và doanh nhân khác với con buôn như thế nào? Đây là điểm cơ bản để nói về một nền kinh tế mà nhìn từ bên ngoài, có vẻ như rất ổn định sau những biến cố như đại dịch Covid-19, thiên tai khắp ba miền đất nước…

Lời nguyện cầu 2021 của một đứa bé nghèo

Năm 2021 đến như một lời yên ủi, 2021 đến như một sự cứu rỗi những tâm hồn vốn dĩ móng manh, yếu đuối và dễ tổn thương. Dường như, chưa bao giờ con người trở nên mong manh, yếu đuối, dễ tổn thương và nổi cáu như năm nay.

Bỏ Tết âm lịch, ăn Tết dương lịch: Được gì, mất gì?

Kỳ 1: Những lập luận vớ vẩn, không có căn cứ

Cái vớ vẩn thứ nhất, chắc chắn những người nghĩ ra điều này phải là người có chữ nghĩa, có của ăn của để, chứ người lao động bình dân, người nghèo không bao giờ dám nghĩ đến chuyện này. Vì sao?

Cuối năm, nhìn đất nước từ một cuộc thi Marathon

Cuộc thi chạy marathon tại cố đô Huế vào ngày 27 tháng 12 năm 2020 làm dậy sóng truyền thông bởi các vấn đề liên quan đến “thuần phong mỹ tục”, “phản cảm”, “phi thể thao”, “làm ảnh hưởng đến hình ảnh chiếc áo dài Huế”… Và, đáng sợ hơn là hầu hết các trang báo nhà nước đều đưa tin có nội dung như đã nêu.

Vì sao phong trào dân chủ Việt Nam mất dần sức sống?

Sau hàng chục năm hình thành và hoạt động, với hàng trăm nhóm nhỏ, hàng chục đảng phái hình thành (không “chính qui”) và hàng chục tổ chức mang tên theo chủ trương hành động phong trào, hàng trăm hoạt động từ kêu gọi bảo vệ môi trường đến chống độc tài, chống bất công… Để rồi, cho đến ngày hôm nay, nếu nói về dân chủ Việt Nam, người ta chỉ còn nhắc đến một biểu tượng khả thể là Trần Huỳnh Duy Thức, một người đang ngồi tù chế độ và chưa biết sức khỏe, trí huệ, sinh mệnh ra sao.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon