You are here

Blog của VietTuSaiGon

Hai cú đột phá của hai ông trùm

Nói gì thì nói, đến thời điểm này, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng là trùm của các trùm, có lẽ hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm là hai ông trùm chỉ dưới một người mà trên triệu người trong hệ thống quyền lực đảng. Và cũng có thể đoán rằng, chức danh Tổng Bí Thư sẽ nằm trong tầm cạnh tranh giữa ông Lâm và ông Phúc, khả năng rơi vào tay Vương Đình Huệ hay Phạm Minh Chính là rất thấp. Bởi chí ít, đến lúc này, cuộc chạy đua và test thử nghiệm quyền lực của cả hai ông khá là ngoạn mục, khác xa sự mờ nhòa của Huệ cũng như càng làm càng rối của Chính.

Những kẻ phản phé dân chủ

Cho đến lúc này, mặc dù có xuất phát điểm cùng lúc và có nhiều điều kiện để phát triển hơn thanh niên dân chủ các nước khu vực, nhưng gần như tình trạng dân chủ của Việt Nam vẫn dẫm chân tại chỗ và ngày càng bị câu thúc, đi vào chỗ khó khăn, thúc thủ tứ phía. Và để nói về dân chủ Việt Nam, đến lúc này, có thể nói rằng rơi vào tình trạng “không có gì” bởi quá nhiều xung lực phản dân chủ trong chiếc áo dân chủ. Vậy những xung lực đó là gì?

Đôi khi nhìn sự phát triển xã hội chỉ thông qua một số hình ảnh điển hình là đủ. Nhiều nhà nghiên cứu thị trường chọn các khu chợ để điều nghiên và cho kết quả khá tương thích với thực tế. Và một số nhà xã hội học, nghiên cứu văn hóa lại chọn hình ảnh Cò để so sánh mức độ phát triển hay thụt lùi của đất nước. Vậy chọn ra sao và so sánh dựa trên tiêu chuẩn nào?

Ai đi đâu về đâu?

Hình như đây là câu hỏi không chỉ riêng Việt Nam trong lúc này, sau đại dịch cúm kinh hoàng có gốc gác từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, thế giới trở nên thay đổi, đơn điệu, hoang mang, bất an và cô tịch. Nỗi cô tịch đến từ bên ngoài và cả bên trong mỗi con người, cô tịch trước thế giới trắc ẩn và ba đào, cô tịch trước sự trống vắng của tâm hồn, cô tịch trước những chính sách khô khan, phi nhân tính và lạnh lùng của các nhà quản trị độc tài, độc đoán. Có lẽ người dân các nước tiến bộ, văn minh sẽ đỡ cô tịch hơn người dân các nước có nền chính trị độc tài, chắc chắn là vậy rồi!

Trung Quốc muốn khai ngòi chiến tranh?

Mở đầu cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, không phải vào năm 1979, mà nó rơi vào tháng Giêng năm 1978, cuộc chiến diễn ra bằng việc ném đá, đôi bên đã giằng co ở một đoạn biên giới tỉnh Cao Bằng, trong đó, một người lính công binh của quân đội nhân dân Việt Nam đã bị thiệt mạng do bị ném đá, sự việc kéo dài, giằng co cho đến khi Trung Quốc chính thức mang quân sang tấn công Việt Nam.

Một đất nước lạ kỳ!

Một đất nước mà ở đó, tuổi trẻ gào khóc, lên đồng tập thể, thiếu điều tự tử vì kết quả một trận bóng nhưng đồng loại, đồng bào, đồng tộc chết hơn hai mươi ba ngàn người trong vòng một tháng, chẳng có mấy người tuổi trẻ xúc động.

Một đất nước mà ở đó, người ta không quan tâm gì nhiều về giáo dục, văn hóa hay quyền con người, nhưng người ta quan tâm đến quyền được đi bão sau trận đấu, quyền được ăn nhậu, được hát karaoke, được đàn đúm trong lúc dịch giã hoành hành, đau đớn chết chóc…

Hãy cẩn thận biên giới phía Bắc!

Cho đến thời điểm này, mọi dấu hiệu cho thấy rằng dã tâm của Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ở biên giới phía Bắc. Từ việc cho dựng tường rào kẽm gai, rào điện cho đến đánh vào nông sản, hàng chục ngàn chuyến xe nông sản của Việt Nam chế ứ trên các cửa khẩu biên giới, thị trường nhà đất đảo điên, tạo ra các xung động tiêu cực… Có thể nói rằng biên giới Việt Nam đang bị đe dọa nặng nề.

Dựa trên cơ sở nào để tôi nói rằng biên giới Việt Nam đang bị đe dọa?

Dốt nát cộng với độc đoán sẽ thành giết người

Sự dốt nát mà tôi muốn nói đến ở đây không phải là thiếu kiến thức, thiếu trình độ mà là sự thiếu kiến văn, thiếu tầm nhìn và thiếu nhân tính. Một khi nhân tính không có, chưa được sống trong môi trường dân chủ và phải chịu độc đoán, độc tài quá lâu, người ta sẽ định nghĩa về tự do, dân chủ bằng con mắt độc tài, bằng hệ qui chiếu của kẻ quen áp đặt, trường hợp Thủ tướng Phạm Minh Chính là một ví dụ, rất điển hình.

Tại sao cứ phải là thù hận?

Một dân tộc tiến bộ, là một dân tộc ít thù hận nhất, một đất nước thiên đường, chắc chắn đó phải là đất nước không có thù hận.

Một dân tộc hạnh phúc, chắc chắn không có hạnh phúc nào đặt trên nền tảng thù hận.

Và hiển nhiên, một nền giáo dục, chính trị, văn hóa thông minh phải là nền giáo dục, chính trị văn hóa thông minh, hạnh phúc.

Nói như vậy, đất nước Việt Nam này là đất nước như thế nào, người dân có hạnh phúc không? Và hạnh phúc có phải là cơm no, áo ấm như cách các nhà tuyên truyền vẫn hay ru ngủ bấy lâu nay?

Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, rồi làm gì?!

Mấy bữa nay trên các trang mạng xã hội râm rang câu chuyện Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hiệu trưởng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã nêu trong một tham luận bàn về văn hóa, giáo dục, rằng nên bỏ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo cá nhân (độc sáng). Điều này tạo ra hai luồng dư luận trái chiều, một bên đồng thuận bỏ, một bên phản đối bỏ. Như vậy, rốt cuộc, bỏ là tốt hay không bỏ là tốt? Và nếu bỏ thì bỏ hẳn hay thay thế?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon