You are here

Blog của VietTuSaiGon

Bia căm thù và tượng đài phẫn uất

Đất nước thống nhất gần nửa thế kỉ, có những điều tốt đẹp mất đi vĩnh viễn, và cũng có những điều để hi vọng trong cái mới, nhưng nghe ra còn rất mơ hồ. Chỉ có điều, suốt nhiều năm sau cái ngày thống nhất ấy, bia và tượng đài mọc lên thêm rất nhiều, ngoài những mộ bia của người ngã xuống từ chiến tranh, có thêm bia căm thù của thể chế mới, ngoài những tượng đài tưởng tiếc đã bị xô gục, có thêm rất nhiều tượng đài của nhà cầm quyền xây dựng lên, từ mồ hôi, xương máu của nhân dân.

Những đoàn người đi trong gió mưa

Đó là những ngày cuối tháng Chín và đầu tháng Mười năm 2021, của thế kỉ 21, những đoàn người dắt díu nhau như những trận sóng xuôi từ Nam ra Bắc. Đất phương Nam trở nên chết chóc và không còn thân thiện, cưu mang họ nữa, họ trở về quê, trong đau khổ, thiếu hụt và nước mắt, trong lời ta thán, trong tiếng thở dài. Những đoàn người qui cố hương như một bài trường ca thăm thẳm buồn thế sự, thăm thẳm tự tình dân tộc – một dân tộc bốn ngàn năm hoặc giả hơn bà ngàn năm thiên di và lưu dân. Lưu dân và thiên di như một đặc tính của dân tộc này.

Ai đã bẫy nhân dân?

Trên khắp đất nước này, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ… mọi thành phố, đã có nhiều và rất nhiều lần cả thành phố chật cứng người ngoài đường vì những trận bão sau bóng đá.

Đã có rất nhiều lần, phố đi bộ, phố du xuân chật cứng người đềm giao thừa, cây cỏ tan nát vì chân người đi, vì bứt phá.

Đã có rất nhiều lần những cuộc biểu tình nổ ra và bị dập tắt ngay tức thời bởi lực lượng an ninh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.

Giả sử Trung Quốc tấn công Việt Nam?!

Thì sao? Từ một tấm hình trên báo Tiền Phong, một tấm hình những người lính khiêng quan tài cựu bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, báo chú hình nhầm tên Bộ trưởng Phan Văn Giang. Chuyện “lỗi đánh máy” này, tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào và nó gợi ra nhiều vấn đề khác để suy ngẫm về an ninh quốc gia, về chủ quyền đất nước.

Thử xem qua phương cách chống dịch mới!

Nguy hiểm nhất trong việc chống dịch tại Việt Nam là tình trạng vỡ đập. Nếu ví von hoa mỹ một chút, chúng ta đang ở sát chân đập dịch Trung Quốc. Chính vì thế, ngay từ đầu, Việt Nam rất cẩn thận với bệnh dịch. Các đợt phòng chống dịch ban đầu chứng minh cho điều này và đạt hiệu quả mỹ mãn.

Nhưng nguy hiểm lại tiềm ẩn trong sự mỹ mãn này. Bởi chúng ta bắt đầu chủ quan, từ nhà nước tới nhân dân đều có chung tâm lý tự tin thái quá. Thậm chí có nhiều người đặt câu hỏi “liệu có phải người Việt có khả năng miễn dịch?”.

Tiếp tục giãn cách, đóng băng kinh tế là nộp Việt Nam cho Trung Quốc

Một câu hỏi đặt ra: Có bao nhiêu doanh nghiệp và cá mập bất động sản Việt Nam đang là sân sau của Trung Quốc? Và, khi tất cả các mũi nhọn kinh tế Việt Nam bị đóng băng do giãn cách, giới nghiêm thì việc gì sẽ xảy ra? Liệu có bàn tay cố vấn hay chỉ đạo nào từ Trung ương Cộng sản Trung Quốc trong việc thiết lập mô hình giãn cách tại thành phố Sài Gòn (rất giống với mô hình Vũ Hán năm 2020, cũng đầy chết chóc và rên xiết) rồi sau đó mang y mô hình này ra siết chặt thủ đô Hà Nội?

Chống Covid-19, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, kết cục rồi sẽ ra sao?

Cho đến lúc này, có thế nói rằng tình hình chống dịch Covid-19 tại Việt Nam có vẻ rối như canh hẹ. Và câu chuyện rối rắm này lại bắt đầu từ cái mốc 30 tháng 4, 1 tháng 5 rồi sau đó là bầu cử. Sau cuộc bầu cử trên cả nước, tình hình trởi nên xấu đi vì dịch tràn lan ở các thành phố lớn, chết chóc, thiếu thốn do cách ly, giãn cách và nhân dân bắt đầu kêu than, nhà nước mạnh tay hơn khi đưa quân đội vào cuộc. Thế nhưng mọi chuyện gần như bế tắt, bởi bệnh dịch vẫn tiếp tục lây lan và chính phủ bắt đầu nhận thấy sự bất lực của mình, làm theo kiểu sai đâu sửa đó bằng thứ khẩu hiệu “quyết tâm”.

Chết vì Covid, chết vì miếng ăn?

Dịch bệnh, dù muốn hay không, miếng ăn (là miếng tồi tàn/Mất đi một miếng lộn gan lên đầu – Ca dao) vẫn là thứ quan trọng nhất để duy trì sự sống. Có biết bao nhiêu chuyện đau lòng do thiếu thức ăn gây ra ở Sài Gòn và những vùng tâm dịch khác. Chính phủ phải nâng cấp độ báo động, đưa quân đội vào cuộc để chống dịch và quản lý, điều tiết lương thực. Tình hình có vẻ tạm ổn, thế nhưng một số nơi tại Sài Gòn, Bình Dương, chuyện miếng ăn vẫn gây đau lòng. Do đâu?

Các tổ dân phố, chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi…

Học online giữa lúc chết chóc?!

Trong lúc cả nước hoang mang, mệt mỏi vì Covid-19 hoành hành, nhà nhà, người người phải đóng cửa, cách ly, giãn cách, quân đội phải xắn tay vào cuộc để người dân Sài Gòn dập dịch, vãn hồi trật tự nhằm tránh tình trạng “cướp kho thóc” khi sức chịu đựng của người dân vượt ngưỡng, các tỉnh thành khác cũng thê thảm chẳng kém, trong đó, đáng bàn nhất là hầu hết học sinh, thầy cô giáo đều vào cuộc, chung tay chống dịch. Đùng một cái, có lệnh chuẩn bị học online ở thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh thành đang bị giãn cách cũng chuẩn bị tinh thần này. Câu chuyện đến hồi cao trào của khốn khổ.

Đánh “giặc dịch” hay đánh dân?

Cho đến lúc này, có thể nói rằng việc chống dịch, phòng dịch của Việt Nam đã thất bại, vấn đề còn lại là khắc phục hậu quả, khắc phục mọi rủi ro đã có và làm lại. Không thể nói khác được, bởi trước đây Việt Nam chủ quan, hào hứng và tự mãn bao nhiêu thì bây giờ, mọi chuyện trở nên tệ hại bấy nhiêu. Nghiệt nỗi, sự tệ hại, nghiệt ngã này đến từ cả hai phía: Nhân Dân và Nhà Nước.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon