You are here

Blog của VietTuSaiGon

Vì sao phong trào dân chủ Việt Nam mất dần sức sống?

Sau hàng chục năm hình thành và hoạt động, với hàng trăm nhóm nhỏ, hàng chục đảng phái hình thành (không “chính qui”) và hàng chục tổ chức mang tên theo chủ trương hành động phong trào, hàng trăm hoạt động từ kêu gọi bảo vệ môi trường đến chống độc tài, chống bất công… Để rồi, cho đến ngày hôm nay, nếu nói về dân chủ Việt Nam, người ta chỉ còn nhắc đến một biểu tượng khả thể là Trần Huỳnh Duy Thức, một người đang ngồi tù chế độ và chưa biết sức khỏe, trí huệ, sinh mệnh ra sao.

Hiệu ứng tình cờ sau cái chết của một nghệ sĩ hài

Năm nay là một năm của nghệ sĩ. Mở màng, Thủy Tiên đã làm thay đổi mọi quan niệm và qui chiếu về tính chất hội, đoàn trực thuộc nhà nước trong cứu trợ, từ thiện (mặc dù trước đây, MC Phan Anh từng làm điều này với số tài khoản qui tụ không nhỏ, nhưng để lật tẩy mọi chiêu trò mang dáng dấp chính quyền địa phương và chấp nhận lời ong tiếng ve như một trạng thái thường tình của xã hội, có lẽ, Thủy Tiên là người tiên phong). Tiếp đến, cái chết của danh hài Chí Tài, thoạt nhìn, cũng như bao cái chết khác, giã từ cõi tạm, về một nơi xa lắc.

Hứa mãi rồi tâm thần, ung thư

Nhìn lại cả một quá trình dài, từ lúc hình thành chế độ Cộng sản tại Việt Nam đến nay, nó có ba giai đoạn rất rõ: Giai đoạn nói lú; Giải đoạn gắt máu và; Giai đoạn hứa rồi tâm thần.

Ở giai đoạn nói lú, nó kéo dài khá rõ rệt từ việc một ký rau muống có sức bổ dưỡng ngang một ký thịt bò của Phạm Văn Đồng cho đến việc nếu cần tiền thì cứ việc in tiền của Lê Duẩn, và đương nhiên không ngoại trừ việc tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa là điểm đến của nhân loại, tin rằng chủ nghĩa tư bản đang giãy chết trong các lý luận của hàng triệu đảng viên Cộng sản.

Chung quanh chuyện bầu bán ở hội nhà văn

Tôi vốn không quan tâm mấy đến cái gọi là Hội nhà văn Việt Nam này, chắc chắn là vậy. Bạn tôi, anh em cầm bút, chiến hữu tôi, cũng có nhiều người trong hội đó, có người còn chọn cách trèo cao, luồn sâu để mong thay đổi được một thứ gì đó trong hội, đặc biệt, nhân vật tân Chủ tịch hội bây giờ cũng là bạn tôi, khá cởi mở trong quan niệm viết và theo như anh nói thì đã nhiều lần lên tiếng, khuyên nên có tự do báo chí. Không biết khi lên đến chỗ ghế này rồi, anh có còn giữ quan điểm này hay không, e khó nói, mà cũng khó đoán!

Mặt Trận Tổ Quốc có mị dân? Có vô cảm?

“Ông Trọng: ‘MTTQ phải làm tốt công tác tuyên truyền, không mị dân!’. Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng có phát biểu như vừa nêu hôm 18-11-2020 trong buổi kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ‘Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; không mị dân’, ông Trọng nhấn mạnh.

Một năm dài không thể dài hơn!

Giả sử như đời người được đánh dấu bằng những năm tháng đi qua, bằng tuổi tác, và tầm vóc của con người được đánh giá bằng những biến cố, sự kiện gắn trên các năm tháng ấy, thì có lẽ, nên ví năm 2020 là một đời người riêng lẻ, một đời người với đầy đủ mọi biến cố đi qua và tầm vóc của cuộc đời này lại được đánh giá bằng những cái chết, những giọt nước mắt tan thương và cả sự tuyệt vọng, không lối thoát. Năm 2020 là một năm quá dài, dài không thể dài hơn.

Tan thương Phi Luật Tân – Trung Việt Nam

Có những thứ thuộc về định mệnh, mặc dù không có điểm chung nhưng lại rất chung, từ số phận vùng miền cho đến số phận lịch sử và cả những đường chạy thiên tai, nhân họa, dường như giữa Phi Luật Tân và miền Trung Việt Nam đều có gì đó tương đồng, tương cảm, khó nói. Nhất là trong lúc này, khi trận bão Goni tràn vào đất Phi, càn quét và tiếp tục dày xéo, quật ngã những gì còn sót lại sau bão Molave, có lẽ, câu chuyện giữa người phi và người miền Trung Việt Nam lại bị đánh thức bởi một điều gì đó sâu xa mà cũng rất gần.

Còn bao nhiêu kẻ giống nguyên Bí thư Khánh Hòa?

Thông tin về một cựu Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cắt cổ, điều này không những gây hoang mang mà lại tạo ra luồng phấn chấn trong nhân dân. Lạ lùng nhất là chỗ này! Câu chuyện một ông cựu Bí thư tỉnh bị cắt cổ, vô hình trung lại khiến người ta nghĩ đến thứ tư duy hợp tác xã và những kẻ tham lam dẫm đạp lên sinh mệnh đồng loại, dẫm đạp lên hiến pháp đang phải trả giá.

Thủy điện: giữ hay bỏ?

Theo báo cáo hằng năm, nếu không có thiên tai, nhân họa thì thôi, nếu có thiên tai, nhân họa (thủy điện xả nước) thì có tỉnh mất vài ngàn tỉ, thậm chí có tỉnh thiệt hại vài chục ngàn tỉ đồng, về mặt tiền bạc, đây là con số lớn khủng khiếp. Chưa dừng ở mất mát vật chất, mất mát về con người thì vô cùng lớn, không thể kiểm soát, tính toán cụ thể. Bởi tương lai, hứa hẹn, đời sống ổn định hay cả những mầm non tri thức nhân loại có thể bị vùi dập dưới thiên tai, nhân họa, và mọi sự chấm dứt từ đó. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai đất nước.

“Qui trình” làm thủy điện tại Việt Nam

Nói tới thủy điện Việt Nam, nghĩa là đang nói đến một hệ thống liên kết ma và đang chạm tới một núi tiền mà những người làm thủy điện có thể “tay không bắt giặc” trong núi tiền này. Hay nói khác đi, bạn có thể xây thủy điện mà không có đồng nào trong tay nhưng có mối quan hệ đủ mạnh để tạo ra một tài khoản ảo, một pháp nhân, sau đó chạy cho được dự án thủy điện, “thuyết phục” cơ quan cấp tỉnh duyệt dự án đó, xem như bạn bắt đầu giàu. Nói nghe như đùa, nhưng…

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon