You are here

Blog của VietTuSaiGon

Còn tiếc gì mà chơi với thằng chuyên bóp họng mình?!

Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Nam Việt Nam những năm trước 1975 và sau này, đây là vựa lúa của cả nước, đồng thời là nơi dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam bởi đồng bằng sông Hồng có nguy cơ già cỗi vì bê tông hóa và dân cư quá đông đúc. Và điều này ngày càng hiện rõ nét hơn khi đồng bằng sông Hồng đang thiếu trầm trọng diện tích đất sản xuất, nhu cầu xây dựng quá cao, mật độ dân cư phát triển cao nhất trên cả nước và sản lượng lúa, gạo hằng năm sụt giảm đáng kể, chỉ xấp xỉ ngang với vựa lúa Tuy Hòa, Phú Yên ở miền Trung.

Xin xỏ - một thứ tâm lý xuyên suốt của các hội đoàn Việt Nam

Tết, chuẩn bị một phần quà cho người gài neo đơn, người nghèo, xách sổ đi khắp nơi, gọi điện đi mọi cơ quan để xin.

Trung Thu, Tết thiếu nhi, mua cho mỗi cháu một suất quà bánh kẹo Trung Thu, lại xách sổ đi khắp làng, gọi điện thoại đi khắp nơi để xin.

Dịch bệnh, lại xách sổ và gọi điện để xin… Đó chỉ mới là Hội Phụ nữ.

Thêm hội Người cao tuổi, chuẩn bị có lễ lạc, xách sổ đi xin, gọi điện xin. Có thiên tai, bão lụt, xin.

Một thứ tư duy cần đục bỏ

Đất nước tiến bộ là nhờ vào nền giáo dục dẫn đường chứ không bao giờ có qui trình ngược lại. Mà nhắc tới giáo dục, yếu tố nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh phải đặt làm nền tảng. Trên nền tảng nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh, mọi cây trái tri thức sẽ đâm chồi nảy lộc. Một khi cái nền nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh không vững, độc hại và xám xịt thì khó mà có cây xanh trái ngọt của tri thức. Điều này như một qui luật bất di bất dịch trong phát triển loài người. Rất tiếc, hiện tại, nhìn theo góc nào cũng thấy Việt Nam có nền giáo dục quá tuột hậu so với chính Việt Nam.

Thiên tai trong mắt dân và quan

Miền Trung và miền Bắc Việt Nam là hai miền kinh niên thiên tai, theo định kỳ, hằng năm lại có thiên tai. Gần đây, miền Nam cũng bắt đầu chạm với thiên tai và nhân họa, đồng bằng Sông Cửu Long nhiễm hạn mặn và quả này nặng khó đỡ với người nông dân miệt sông nước vốn hiền hòa và trù phú này. Lẽ hiển nhiên, khi thiên tai, nhân họa kéo đến, con người nói chung ngán ngẫm, lo lắng, bất an và tuyệt vọng. Thế nhưng, có một bộ phận lại mong thiên tai đến, năm nào không có thiên tai, năm đó họ ăn không ngon, ngủ không yên. Cái khác giữa nhân dân và quan chức thời bây giờ là vậy. Vì sao?

Sự man rợ nấp bóng tro cốt và xác ướp

Trước đây mấy ngày, tôi có viết bài nhắc đến chuyện gần tám trăm hủ tro cốt bị vất lăn lóc trong hốc tường ở chùa Kỳ Quang 2, Gò Vấp. Và lúc đó, tôi chưa được xem tất cả các video clip về các phản ứng của Phật tử, cũng như chưa theo dõi, chưa đặt ra câu hỏi hoài nghi nào về chuyện có hay không có một âm mưu đứng sau vụ việc. Hay nói khác đi, tôi thấy kinh sợ sư Thích Thiện Chiếu. Nhưng rồi, khi xem lại tất cả các video clip, xâu chuỗi lại trình tự sự việc, tôi thấy rùng mình bởi sự man rợ của con người xã hội chủ nghĩa.

Sự đổi màu của người Cộng sản Đoàn Ngọc Hải

Dù muốn hay không muốn, người ta buộc lòng phải quan sát ông, có thể là ngẫu nhiên, có thể là cố ý, cố tình và cũng có thể là thiện chí, thiện cảm, cũng có thể là khôi hài, mất thiện cảm… Nhưng dù sao, cho đến thời điểm này, ngoài ông Chủ tịch thành phố đầy chất phổi bò và hảo hớn như Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng, Đoàn Ngọc Hải, một Phó chủ tịch quận ở Sài Gòn cũng làm nên hình ảnh một người Cộng sản khá đặc biệt. Đương nhiên, sự đổi màu và biến chuyển của ông tốt hay xấu, vô tư hay che đậy điều gì phía sau nó, sẽ có lịch sử, có trời đất biết rõ.

Những hủ tro cốt bị vất lăn lóc trong góc chùa và tâm hồn Việt tổn thương

Khi mùa thu không còn yên tĩnh, cả tuổi thơ và người lớn đều mơ hồ nhận ra được sự bất an tự sâu thẳm, và cả những gì thuộc về quá khứ, cũng chưa chắc đã được yên. Trong lúc này, thế giới vẫn chưa bao giờ được yên tĩnh, giá như chỉ cần yên tĩnh bằng một phần mười của thế giới cách đây chưa đầy một năm cũng đã là quí hóa! Dịch bệnh, cháy rừng, thiên tai, nguy cơ chiến tranh rình rập… Tất cả đang ập xuống con người. Tại Việt Nam, sự bất an còn cao hơn những gì đang thấy, bởi sự khuấy động, sự bất an không đến từ bên ngoài mà đến từ chính bên trong tâm hồn con người.

Bưng chén cơm giữa mùa dịch

Giữa mùa dịch, không riêng chi người Việt, mà hầu như tất cả những nơi nào có dịch bùng phát, con người đều phải khổ, cái ăn, cái mặc hay chỗ ở là cả một nỗi niềm riêng tây. Thế nhưng cũng giữa mùa dịch, tin một ông nghị mua quyền công dân xứ khác với giá hai triệu rưỡi đô la, nghe cứ như chiêm bao, bởi ông ấy đại diện cho tiếng nói người dân, ông ấy phải biết rằng nhân dân còn khổ cực lắm lắm, không thiếu những chén cơm chan nước mắt trong lúc này. Hơn nữa, đó là chưa muốn nói đến các qui định về nhân thân của một ông nghị trong luật pháp.

Người bán hàng rong bị xem là “ký sinh” tự bao giờ?

Thân phận người bán hàng rong bị rẻ rúng, xúc phạm và mạ lị không phải là câu chuyện mới mẻ. Hình ảnh những người mẹ, người chị, người em gái, thậm chí có người đã lên tuổi cụ phải chật vật, vất vả từ sớm tinh mơ cho đến chiều tà, đến chợ đầu mối, đến ngã ba đầu làng mua từng trái dưa, trái cà, từng cụm hoa, bó sen… để mang lên thành phố bán kiếm chút tiền lãi, và cuộc đời của họ, cuộc sống của họ bị đẩy xuống tận đáy xã hội bởi chính cái xã hội họ đang sống, đây không còn là chuyện mới mẽ.

Giáo dục như trồng một vườn hoa

Đương nhiên, nếu chỉ dừng ở việc ví von giáo dục với trồng hoa thì không bao giờ đủ, và cũng có thể bị hiểu nhầm. Bởi sinh thể giáo dục là con người với đầy đủ năng lực khám phá, khai phóng và sáng tạo, thậm chí là một ẩn số của tương lai. Nhưng, cũng chính vì điều này, con người cần được phát triển trong một nền giáo dục tự nhiên, gần với nhịp sống con người nhất.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon