You are here

Blog của VietTuSaiGon

Cái giá của một nền giáo dục vô cảm

Có khi nào chúng ta đặt câu hỏi: Vì sao con cái chúng ta trở nên khó bảo và hỗn xược, cho dù chúng ta đã dồn hết tâm lực để lo cho chúng?

Hoặc giả chúng ta hỏi vì sao nền giáo dục ngày càng trở nên đổ đốn, mà không riêng gì ngành giáo dục, hầu như mọi ngành trong đất nước này đã chạm với điều tệ hại nhất: Băng Hoại!

Và, khi xuất hiện ngày càng nhiều những tai nạn nghề nghiệp từ ngành giáo dục, tỉ như nạn buôn bán tình dục trong ngành, nạn tự tử của giáo viên, lẽ nào chúng ta không có câu hỏi tương ứng?

Văn minh phong bì, vệt nối của văn minh lúa nước

Người ta sẽ hỏi với nhau rằng đến bao giờ người Việt thoát khỏi tai ách phong bì? Bởi với kẻ giàu có, lắm tiền nhiều của, cái thứ văn hóa phong bì là cơ hội để thể hiện sức mạnh, để chiếm chỗ đứng tối ưu trong xã hội, nhưng với người nghèo, đó là tai ương, là nỗi khổ.

Người ta sẽ tự hỏi rằng cái thứ văn hóa phong bì nó có từ bao giờ, cụ thể là từ thời người Việt có đồng tiền giấy đầu tiên của nhà Hồ hay là đồng tiền nhuốm đầy vị chua chát và bất chấp của những kẻ sống trên mồ hôi và nước mắt tha nhân?

Chuyện y tế, chuyện giáo dục

Người ta nhìn vào sức mạnh của một quốc gia thông qua nền kinh tế, nhưng, đó là sức mạnh nhìn thấy được, có phần phô trương, muốn nhìn vào sức mạnh thực thụ của một quốc gia, người ta nhìn vào văn hóa, y tế và giáo dục. Chính vì lẽ này, có những quốc gia mà ở đó, một bữa ăn sáng của người bình thường có thể bằng một bữa tiệc của một đại gia trong siêu cường, nhưng sự giàu có, xài tiền của người trong quốc gia đó không thể kéo dân tộc họ lên thành siêu cường được. Bởi sức mạnh của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào văn hóa, y tế và giáo dục. Với Việt Nam thì sao?

Vì điếc nên không sợ súng?

Đó là câu hỏi khá phù hợp cho bối cảnh lò của Tổng Trọng càng đốt càng lòi ra củi, toàn củi gộc và nếu tiếp tục đốt, đốt nữa, đốt mãi, sẽ đến lúc xảy ra một chuyện hết sức khôi hài: cây củi cuối cùng để giữ lửa chống tham nhũng lại là Nguyễn Phú Trọng. Bởi nói theo nghĩa bình thường, mọi quan chức, thư lại Cộng sản đều phải chịu chung một hướng dẫn của đảng, mà người đại diện là Tổng Bí thư. Nhưng nếu đặt vấn đề một cách nghiêm túc, thì cả hệ thống đảng lại đang phải chạy đuổi theo một thứ qui luật bất biến khác, đó là bệnh điếc kinh niên.

Ngoài cây củi Nguyễn Thanh Long, còn cây củi nào khác?

Đến lúc này, có lẽ phải hỏi câu này, bởi mọi thứ xem như chưa có gì thay đổi sau khi Nguyễn Thanh Long - Bộ Trưởng Y Tế bị bắt và hàng loạt quan chức liên quan đến Việt Á bị bắt. Tuy lò ông Trọng cháy hừng hực, nhưng có vẻ như cây củi quan trọng nhất trong vụ chống dịch vẫn chưa được chạm tới. Vì sao tôi nghĩ và nói như vậy?

Bởi cho đến lúc này, mặc dù không còn tình trạng giới nghiêm, đưa quân đội vào phong tỏa thành phố hoặc tạo sức ép tối đa lên mọi chuyển động của người dân… Nhưng, đời sống của người dân đã được yên ổn với chính quyền chưa? Thực sự là chưa!

Ai đang rẻ rúng Cộng sản?

Tưởng đã đến lúc đặt câu hỏi này một cách nghiêm túc, bởi dù muốn hay không muốn, suốt gần trăm năm nay, chế độ Cộng sản đã làm mưa làm gió ở miền Bắc và gần nửa thế kỉ ở miền Nam sau này, di họa, di chứng, di căn của nó cũng đã đầy đủ. Vậy người ta trông chờ gì và chính cái chế độ Cộng sản này trông chờ điều gì? Thực sự, rất khó để nói rằng người ta trông chờ vào sự lớn mạnh của chế độ Cộng sản, và càng khó hơn để nói rằng chế độ Cộng sản trông chờ vào sự tồn tại của nó.

Mục đích nào khác khi thành lập các trung đoàn trấn áp biểu tình?

Thực ra, việc thành lập các trung đoàn trấn áp biểu tình đã từng diễn ra và nó vãn một thời gian rồi lại nổi lên theo chu kì. Nhưng, lần xuất hiện sau bao giờ cũng phức tạp hơn lần xuất hiện trước, đặc biệt, lần này, công tâm mà nói, các trung đoàn trấn áp biểu tình là trên danh nghĩa, thực tế, mục đích của các trung đoàn này phải nói đến chuyện chống cát cứ địa phương. Bởi hơn bao giờ hết, không ai khác ngoài chính những nhóm lợi ích địa phương đã mượn màu dân chủ, và rất khó để nhận chân đâu là kẻ xỏ mũi trong chuyện này.

Kiếp loa phường, tư duy loa phường

Mấy ngày nay, mạng xã hội Việt Nam nổi lên vụ ba anh lính cứu hỏa Hà Nội bị chết trong lúc cứu một dịch vụ karaoke. Đương nhiên, các người lính này xứng đáng được xem là anh hùng và được phong liệt sĩ. Và đương nhiên họ cũng xứng đáng để nhận sự ngưỡng mộ của nhiều người. Rất tiếc là trong chuyện này lại thêm màu sắc tuyên truyền và xây dựng hình ảnh cho công an, rồi lăng xê hết cỡ đâm ra… có phần lố bịch và mất hết cảm xúc.

Lại chuyện cái loa phường

Những ai thuộc thế hệ 8x, 7x trở về trước, có lẽ khó quên cái loa phường nếu ở thành phố và cũng khó quên nốt cái loa thôn, loa hợp tác xã, loa gốc mít, loa bụi tre ở khắp nẻo thôn quê. Mà nói tới cái loa, chắc không thể không nhớ tên một người đàn ông tên Quỳnh, nay đã thành người thiên cổ. Ông là cựu giám đốc đài phát thanh Quảng Nam Đà Nẵng trước đây, là tác giả của hệ thống loa này.

Khi thầy chùa nhà nước bị ví “ngu như bò”

Ban đầu, chỉ có một người ví đại đức Thích Nhật Từ ngu như bò, và ông Từ đã khởi đơn kiện người nói ông ngu như bò. Cậu chuyện nếu xét trên phương diện pháp luật và xã hội thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng, rất tiếc, đây là vấn đề con người và tư cách tôn giáo, và khi đặt nó trong bối cảnh Phật Giáo thì việc đi kiện của Thích Nhật Từ trở thành trò cười, hay nói khác đi là trò lố lăng của kẻ khoác áo tu hành nhưng lại thiếu hiểu biết về tôn giáo.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon