You are here

Blog của VietTuSaiGon

Vũ lực mềm trong giáo dục

Hình ảnh các học sinh trung học cơ sở dồn cô giáo vào chân tường, lấy máy điện thoại ra quay phim, vác cây dọa đánh cô, chọc chẹo, sỉ vả và ném dép vào trán cô giáo đến bất tỉnh tại trường trung học cơ sở Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang mấy ngày nay như một cú tát lạnh lùng vào gương mặt giáo dục Việt Nam.

Sự mâu thuẫn của chế độ

Tình trạng tham nhũng tràn lan, không thể khống chế, cán bộ, đảng viên tha hóa, hành xử vô văn hóa, mất tính người, trí thức đảng viên trở nên hèn yếu, bạc nhược và xảo quyệt, thầy thuốc trở nên gian manh, nhà văn, nghệ sĩ trở nên xu nịnh, sợ sệt... là tình trạng báo động đỏ tại Việt Nam hiện nay. Và, nhìn theo góc độ nào cũng thấy mối nguy. Nhưng, thử mổ xẻ vấn đề do đâu lại là câu chuyện hết sức oái ăm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng đốt lò chống tham nhũng bao nhiêu thì lò càng rực cháy và tình trạng “bội thực củi” hiện ra trước mắt. Vì sao?

Lan man 20 tháng 11, Hiến chương nhà giáo

Mấy ngày nay, trước thềm ngày Hiến chương nhà giáo tại Việt Nam, mạng xã hội lan truyền lá thư của một thầy Hiệu trưởng, kêu gọi không tặng bánh, hoa vào 20 tháng 11, thay vào đó, mong các bậc phụ huynh, cơ quan chuyển thành tiền đóng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn. Thầy tên Đinh Phú Cường, là lãnh đạo ở một ngôi trường không lớn, và đương nhiên, nếu xét về mức thu nhập, “chấm mút” thường gặp ở lãnh đạo giáo dục, có lẽ chỗ ông đang lãnh đạo không có gì béo bở.

Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bình Nhưỡng và sân khấu Quốc hội

Vừa qua các trang mạng Việt Nam rầm rộ bàn tán về hai hình ảnh, một hình ảnh cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long bị phá nát do qui hoạch xây dựng và hình ảnh thứ hai là chân dung ông Bộ trưởng Văn hóa- Thể thao- Du lịch Nguyễn Văn Hùng, người đề xuất ý kiến nên “phạt nặng những người đã bôi xấu phim điện anh Đất Rừng Phương Nam” trong phiên họp quốc hội. Cả hai hình ảnh này lại có chung một vấn đề và dẫn đến vấn đề khác, đó là “chấn hưng văn hóa”, một ý tưởng tốn mấy chục ngàn tỉ đồng do Nguyễn Văn Hùng đề xuất trước đây.

Chuyện lên phố lên phường

Thời gian sau dịch, mặc dù kinh tế người dân vẫn đang teo tóp, khó khăn chồng khó khăn, thế nhưng chính quyền một số nơi vẫn tổ chức “xã lên phường”, “thôn lên khu phố”... rình rang. Liền với  việc tổ chức này là các lễ hội ăn chơi nhảy múa, thỏa sức vui mừng. Vui mừng xong thì lại lèo nhèo với đời sống “vũ như cẩn”, lại ruộng đồng, lại công nhân, làm thuê tứ xứ... Nhưng gánh nặng thì có phần nặng hơn. Thế mới tức cười!

Bao nhiêu tiền cho đủ chấn hưng văn hóa?

Chuyện này không phải mới mẻ gì nữa, nhưng đến nước này, thì không thể hành xử như kiểu trâu bò ngồi im nhìn cọp beo ca hát được nữa rồi. Số tiền vài trăm ngàn tỉ đồng để chấn hưng văn hóa theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất là một số tiền quá lớn và quá nguy cơ. Nếu không muốn nói đây là số tiền mua thêm vi trùng vào cơ thể văn hóa Việt Nam vốn đã rệu rã.

Sách giáo khoa với văn chương, chuyện khó nói!

Mấy ngày nay trên các trang mạng xã hội lùm xùm chuyện bài thơ Bắt Nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6. Toàn bộ nội dung bài thơ tôi sẽ trích ở phần phụ lục bài viết này, chỉ xin bàn về nội dung cũng như tinh thần văn học của bài thơ nói riêng và cái nhìn về văn chương khoa giáo nói chung. Và có thể, cũng để giải thích tại sao học trò lại chán ngán môn Ngữ Văn và cũng để xem thử văn chương đang đứng ở vị trí nào trên diễn đàn văn chương thế giới.

Giột từ trên nóc, hứng bao nhiêu cho đủ?!

Đó là câu chuyện giáo dục Việt Nam hiện nay, mọi biến cố học đường xảy ra, từ việc ông hiệu trưởng môi giới cho nữ sinh bán dâm, chuyện ông hiệu trưởng gạ gẫm nam sinh vào phòng riêng để cưỡng hiếp, chuyện tham nhũng, lạm thu, ếm bài để dạy thêm, dạy kèm, bạo lực học đường, Hiệu trưởng nhảy múa cùng giang hồ mạng trước mặt học sinh trong buổi lễ... cho đến gần đây là chuyện một học sinh đã quì trước cửa lớp để van xin giáo viên chủ nhiệm tha thứ chỉ vì nữ sinh này đã đi mua bánh sinh nhật không đúng chỗ giáo viên chủ nhiệm chỉ định.

Nhiệm vụ chính trị và đồng chí

Cho đến lúc này, câu hỏi làm người ta trăn trở và mệt mỏi nhất vẫn là: Vì sao trí thức có ăn học tử tế, chính qui, đào tạo từ môi trường chính thống lại thất nghiệp đầy đường, chạy xe ôm, phụ hồ, làm shipper đầy ra đó mà trong hệ thống cơ quan nhà nước vẫn đầy rẫy những quan chức đầu óc đặc sệt âm mưu đen tối nhưng lại chẳng có chữ nào cho ra hồn? Và tại sao những người có chữ nghĩa, ăn học tử tế khi lên nắm quyền lại trở thành đồ tể của nhân dân? Câu trả lời chính xác nhất lúc này là: Nhiệm Vụ Chính Trị.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon