You are here

Blog của VietTuSaiGon

Sách giáo khoa với văn chương, chuyện khó nói!

Mấy ngày nay trên các trang mạng xã hội lùm xùm chuyện bài thơ Bắt Nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6. Toàn bộ nội dung bài thơ tôi sẽ trích ở phần phụ lục bài viết này, chỉ xin bàn về nội dung cũng như tinh thần văn học của bài thơ nói riêng và cái nhìn về văn chương khoa giáo nói chung. Và có thể, cũng để giải thích tại sao học trò lại chán ngán môn Ngữ Văn và cũng để xem thử văn chương đang đứng ở vị trí nào trên diễn đàn văn chương thế giới.

Giột từ trên nóc, hứng bao nhiêu cho đủ?!

Đó là câu chuyện giáo dục Việt Nam hiện nay, mọi biến cố học đường xảy ra, từ việc ông hiệu trưởng môi giới cho nữ sinh bán dâm, chuyện ông hiệu trưởng gạ gẫm nam sinh vào phòng riêng để cưỡng hiếp, chuyện tham nhũng, lạm thu, ếm bài để dạy thêm, dạy kèm, bạo lực học đường, Hiệu trưởng nhảy múa cùng giang hồ mạng trước mặt học sinh trong buổi lễ... cho đến gần đây là chuyện một học sinh đã quì trước cửa lớp để van xin giáo viên chủ nhiệm tha thứ chỉ vì nữ sinh này đã đi mua bánh sinh nhật không đúng chỗ giáo viên chủ nhiệm chỉ định.

Nhiệm vụ chính trị và đồng chí

Cho đến lúc này, câu hỏi làm người ta trăn trở và mệt mỏi nhất vẫn là: Vì sao trí thức có ăn học tử tế, chính qui, đào tạo từ môi trường chính thống lại thất nghiệp đầy đường, chạy xe ôm, phụ hồ, làm shipper đầy ra đó mà trong hệ thống cơ quan nhà nước vẫn đầy rẫy những quan chức đầu óc đặc sệt âm mưu đen tối nhưng lại chẳng có chữ nào cho ra hồn? Và tại sao những người có chữ nghĩa, ăn học tử tế khi lên nắm quyền lại trở thành đồ tể của nhân dân? Câu trả lời chính xác nhất lúc này là: Nhiệm Vụ Chính Trị.

Từ chuyện lạy gốc si

Một gốc cây si đồ sộ ở Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam bị chặt bỏ vì cho rằng nó chiếm không gian công cộng, trong quá trình chặt, người ta phát hiện hình gương mặt Đức Chúa Giê Su trên thân cây, vậy là những người thợ bủn rũn tay chân, bỏ về, bà con xúm vào lạy cây. Việc lạy cây và có dấu hiệu xin xỏ ban phước của bà con mà đa phần là đồng bào thiểu số Tây Nguyên khiến tôi nhớ đến chuyện ông Nguyễn Sự, cựu Bí thư thành phố Hội An lạy cát một thời.

Bản năng yêu thương và chế độ chính trị

Trong trận hỏa hoạn chết người khủng khiếp tại Khương Hạ, Hà Nội vào ngày 12/9, hình ảnh một chàng thanh niên shipper xông vào đám cháy, bất chấp nguy hiểm, chết chóc để cứu người, và chàng đã cứu được mười mạng người thoát khỏi đám cháy, có thể nói rằng đây là một hành động anh hùng và chất chứa đầy yêu thương, dám xả thân cho đồng loại. Hình ảnh này hiếm hoi, nó hoàn toàn đối lập với một hệ thống chính trị máu lạnh và vô cảm hiện hành.

Hỗn loạn, “cô hồn sống” từ đâu đến?

Những ngày bó gối nằm nhà vì giãn cách, phòng chống dịch, nhìn người người gởi tặng, chia nhau, đứng chờ, nhặt nhạnh từng bó rau... Có lúc chúng tôi ứa nước mắt và tin rằng sau đại dịch này, con người sẽ biết sống thương yêu, tử tế với nhau hơn, bởi qua cơn bĩ cực sống còn rồi, còn gì nữa đâu mà phải kèn cựa... Thế rồi dịch vãn, dịch chấm dứt hoành hành, con người trở lại đời sống bình thường, nào ngờ, con người không những không tử tế hơn mà còn đáng sợ hơn, giật dọc, cướp bóc, hung hăng, tàn nhẫn... có đủ cả, và phát triển như nấm mọc sau mưa, do đâu?

Vu Lan này có vị nào định báo hiếu?!

Tôi còn nhớ hình ảnh rất nhiều vị lãnh đạo Cộng sản (vốn vô thần) cài bông hồng thắm trong một mùa Vu Lan nào đó, trên ti vi, đương nhiên là trong một dịp các vị ngẫu nhiên đến thăm chùa vào Rằm tháng Bảy âm lịch. Tôi nhớ vậy, ở một năm nào đó, trước đại dịch Vũ Hán. Thế rồi dịch kéo qua, sau nhiều bận tưởng chừng tốt đẹp, Việt Nam trở thành cái ổ chết chóc hàng đầu thế giới và khu vực, chết không kịp ngáp. Và, tự dưng, mùa Vu Lan này, có biết bao bông hồng thắm bỗng dưng phai màu, trắng lạnh và buồn đau. Vì đâu nên nỗi?

Chính sách phân biệt lý lịch đang giết chết dân tộc

Tại sao lúc này, hình ảnh công an trở nên xấu xa, tệ hại đến vậy? Từ việc bắt trộm dê, bắt cóc tống tiền, buôn lậu, buôn ma túy, đánh người, hành hung, giết người trong chốn tạm giam rồi tráo bằng cớ, ép cung, ăn vạ... tất cả có đủ. Vì đâu? Xin thưa, chính cái chủ trương xét lý lịch, hay nói khác đi là chính sách ưu tiên đỏ, chính sách lý lịch đang giết chết đảng Cộng sản, mà sâu xa hơn là đang giết chết dân tộc này.

Vì sao chính sách xét lý lịch giết chết đảng Cộng sản? Vì sao chính sách này giết chết dân tộc?

Ngủ không phải đóng cửa?!

Trong lịch sử, nước Việt cũng từng có một thời như thế, tối ngủ, người dân không cần đóng cửa, cũng chẳng phải rào giậu gì. Và hầu hết người ta nghĩ rằng, cho rằng đó là thời thanh bình, thịnh vượng của đất nước. Xin thưa, nhầm cái bé! Nói đâu cho xa, thời nhà Nguyễn, từ thyế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 20, có một quãng thời gian dài từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, nhà dân không cần đóng cửa khi ngủ. Kỳ thực giai đoạn này có thịnh vượng và yên bình hay không? Và lời kêu gọi của Bộ trưởng Công an Tô Lâm về việc “làm thế nào để nhà dân ngủ không cần đóng cửa” nên hiểu như thế nào?

Trưởng tộc hành chính

Chừng hai thập kỉ trở lại đây, Việt Nam có thêm một kiểu tổ chức dòng họ ngoài kiểu tổ chức truyền thống - Trưởng tộc - Trưởng tộc hành chính. Kiểu tổ chức Trưởng tộc hành chính này ra đời và song hành với Trưởng tộc, dần dà lấn sân và cho đến lúc này, dường như mọi Trưởng tộc đã nhuốm màu Trưởng tộc hành chính, và đây có thể được xem là chính sách chung của nhà cầm quyền, họ đã thành công. Thế nào là Trưởng tộc hành chính?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon