You are here

Blog của VietTuSaiGon

Lạy “xá lợi tóc” ở chùa Ba Vàng

Khi sống quá lâu trong chuồng trại, dù không muốn, con người vẫn phải nhiễm mùi chuồng trại, đó là lẽ tất yếu. Nhìn lại một quá trình dài sống trong nền chính trị hà khắc, một chiều và độc đoán, với nền giáo dục trên đe dưới búa, luôn sản xuất ra bạo lực, lòng tham và bất tín, bất phẩm hạnh... Thì rất khó để tin rằng dân không bị ngu hóa, rất khó để tin rằng con người không trở nên mụ mị và mê tín.

Chuyện lạy cọng cỏ (hay cọng lông, có thể là lông nhân tạo?!) được cho là xá lợi tóc của Đức Thích Ca ở chùa Ba Vàng, Quảng Ninh chỉ là một biểu hiện chứ không phải hiện tượng.

Các ông Củi

Lò chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhen lên được hơn ba năm, và liên tục ba năm cháy ngùn ngụt, cháy không ngưng nghỉ, cháy không hề ngớt và tình trạng củi cũ cháy chưa xong đã thấy củi mới tuồn vào lò, đến độ có người lo vỡ lò. Và, đến lúc này, người ta còn “lạc quan” tin rằng lò ấy có thể đốt cả trăm năm vẫn chưa hết củi, bởi củi chưa bao giờ thiếu và rừng toàn củi nên chẳng có lý do nào để lo lò ngừng cháy hay nguội lạnh. Thế củi ở đâu ra nhiều thế?

Một cuối năm tê tái

Tình hình kinh tế Việt Nam ở những tháng cuối năm càng trở nên thê thảm hơn sau ba năm đóng băng. Chính xác là kể từ khi dịch cúm COVID-19 bùng phát, các đợt cách ly, giãn cách, báo động đỏ, phong tỏa đã nhanh chóng đẩy thành phố Sài Gòn từ chỗ một thành phố năng động, đầu tàu kinh tế xuống mức ì ạch, phì phò thở cầm hơi và, cho đến lúc này, sự ảm đạm đã có mặt ở mọi nơi. Nhưng, việc thắt chặt qui định nồng độ cồn và ráo riết kiểm tra nồng độ cồn một lần nữa tung quả đấm vào cơ thể kinh tế đang thở thoi thóp Việt Nam.

Vũ lực mềm trong giáo dục

Hình ảnh các học sinh trung học cơ sở dồn cô giáo vào chân tường, lấy máy điện thoại ra quay phim, vác cây dọa đánh cô, chọc chẹo, sỉ vả và ném dép vào trán cô giáo đến bất tỉnh tại trường trung học cơ sở Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang mấy ngày nay như một cú tát lạnh lùng vào gương mặt giáo dục Việt Nam.

Sự mâu thuẫn của chế độ

Tình trạng tham nhũng tràn lan, không thể khống chế, cán bộ, đảng viên tha hóa, hành xử vô văn hóa, mất tính người, trí thức đảng viên trở nên hèn yếu, bạc nhược và xảo quyệt, thầy thuốc trở nên gian manh, nhà văn, nghệ sĩ trở nên xu nịnh, sợ sệt... là tình trạng báo động đỏ tại Việt Nam hiện nay. Và, nhìn theo góc độ nào cũng thấy mối nguy. Nhưng, thử mổ xẻ vấn đề do đâu lại là câu chuyện hết sức oái ăm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng đốt lò chống tham nhũng bao nhiêu thì lò càng rực cháy và tình trạng “bội thực củi” hiện ra trước mắt. Vì sao?

Lan man 20 tháng 11, Hiến chương nhà giáo

Mấy ngày nay, trước thềm ngày Hiến chương nhà giáo tại Việt Nam, mạng xã hội lan truyền lá thư của một thầy Hiệu trưởng, kêu gọi không tặng bánh, hoa vào 20 tháng 11, thay vào đó, mong các bậc phụ huynh, cơ quan chuyển thành tiền đóng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn. Thầy tên Đinh Phú Cường, là lãnh đạo ở một ngôi trường không lớn, và đương nhiên, nếu xét về mức thu nhập, “chấm mút” thường gặp ở lãnh đạo giáo dục, có lẽ chỗ ông đang lãnh đạo không có gì béo bở.

Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bình Nhưỡng và sân khấu Quốc hội

Vừa qua các trang mạng Việt Nam rầm rộ bàn tán về hai hình ảnh, một hình ảnh cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long bị phá nát do qui hoạch xây dựng và hình ảnh thứ hai là chân dung ông Bộ trưởng Văn hóa- Thể thao- Du lịch Nguyễn Văn Hùng, người đề xuất ý kiến nên “phạt nặng những người đã bôi xấu phim điện anh Đất Rừng Phương Nam” trong phiên họp quốc hội. Cả hai hình ảnh này lại có chung một vấn đề và dẫn đến vấn đề khác, đó là “chấn hưng văn hóa”, một ý tưởng tốn mấy chục ngàn tỉ đồng do Nguyễn Văn Hùng đề xuất trước đây.

Chuyện lên phố lên phường

Thời gian sau dịch, mặc dù kinh tế người dân vẫn đang teo tóp, khó khăn chồng khó khăn, thế nhưng chính quyền một số nơi vẫn tổ chức “xã lên phường”, “thôn lên khu phố”... rình rang. Liền với  việc tổ chức này là các lễ hội ăn chơi nhảy múa, thỏa sức vui mừng. Vui mừng xong thì lại lèo nhèo với đời sống “vũ như cẩn”, lại ruộng đồng, lại công nhân, làm thuê tứ xứ... Nhưng gánh nặng thì có phần nặng hơn. Thế mới tức cười!

Bao nhiêu tiền cho đủ chấn hưng văn hóa?

Chuyện này không phải mới mẻ gì nữa, nhưng đến nước này, thì không thể hành xử như kiểu trâu bò ngồi im nhìn cọp beo ca hát được nữa rồi. Số tiền vài trăm ngàn tỉ đồng để chấn hưng văn hóa theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất là một số tiền quá lớn và quá nguy cơ. Nếu không muốn nói đây là số tiền mua thêm vi trùng vào cơ thể văn hóa Việt Nam vốn đã rệu rã.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon