You are here

Blog

Sự bất cập của việc sở hữu đất đai hiện nay

Chỉ sau 24h đồng hồ cái tên Đặng Ngọc Viết đã trở thành nổi tiếng, điều mà trước đấy khó ai có thể nghĩ cái tên của người đàn ông 38 tuổi trú tại  phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình đã được ghi tiếp theo cái tên anh em nhà họ Đoàn ở Tiên lãng - Hải phòng. Những người này có những cái chung, họ đều là những người phản kháng chính quyền ở vùng Duyên hải đồng bằng Bắc bộ và cùng là nạn nhân của việc thu hồi đất từ chính quyền.

Ảnh của songchi

Na Uy-một chính phủ mới, với nữ Thủ tướng mới


Bà Erna Solberg, nữ Thủ tướng mới của Na Uy. 
Song Chi.
Cuộc bầu cử Quốc hội nhằm bầu ra chính phủ mới ở Na Uy vừa kết thúc ngày 9.9. Ở Na Uy cứ 4 năm lại tiến hành bầu cử Quốc hội một lần. Và xen kẽ từng hai năm một giữa 4 năm đó là cuộc bầu cử địa phương để bầu đại diện cho các thành phố, quận hạt, cũng 4 năm một lần.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Đặng Ngọc Viết và con đường buộc phải đi

Câu chuyện giật gân
Câu chuyện trở nóng hổi báo chí vài ngày qua là một thanh niên mang súng vào UBND Thành phố Thái Bình nhằm đúng đầu mấy cán bộ bóp cò, sau đó bỏ trốn. Năm người bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu, đến chiều thì hai người tử vong. Cũng sau đó, thủ phạm tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình sau khi đến một ngôi chùa và đi nhiều vòng  xung quanh tượng Phật Bà Quan Âm.

Tiếng gọi từ cái chết

Lê Diễn Đức
 Bi kịch về cái chết của anh làm lắng đọng một điều tâm đắc: Cuộc sống là vô cùng cao quý, nhưng đôi khi vì những giá trị đích thực của nó, buộc chúng ta phải chết. Cái chết của anh là tiếng gọi đánh thức lương tri và tinh thần tranh đấu chống lại bạo quyền của những người còn sống.
 

Ảnh của canhco

Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết.

Tình trạng công an thuê mướn côn đồ để đối phó với dân oan trong các vụ như Văn Giang, Dương Nội cho phép người dân thấy rõ hơn phía sau những khẩu hiệu đẹp đẽ của cơ quan tuyên truyền vẫn còn lại những hình ảnh mà lịch sử còn rùng minh khi viết lại: cải cách ruộng đất.

Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc, Việt Nam sao chép nguyên văn vào cải cách ruộng đất và chịu sự cố vấn trực tiếp của cán bộ đến từ Trung Quốc.

"Tam quyền phân lập không phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta"

Lê Diễn Đức
Willson Churchill, cựu Thủ tướng Anh, đã có lúc nói đùa rằng, "với nhiều hợp lý, dân chủ là mô hình tệ nhất của một chính phủ, ngoại trừ tất cả các mô hình được biết cho đến nay". Tức là, không phải hoàn hảo, nhưng là tốt nhất mà nó có thể phục vụ cho nhân loại trong lịch sử. Chỉ những ai đã sống trong hệ thống không dân chủ mới có thể hiểu biết đầy đủ các giá trị dân chủ.

Tức nước vỡ bờ

Trong bài trả lời phòng vấn của Giám mục Nguyễn Thái Hợp – ngưởi quản nhiệm Giáo Phận Vinh – với Biên tập viên Mặc Lâm – RFA, ngài nói rất nhiều về nỗi buồn của những con chiên Thiên Chúa vốn cầu mong sống trong hòa bình, yêu thương và tiến bộ. Ngài cũng nhiều lần dùng đến chữ “bạo quyền”, và ngài bày tỏ nỗi thất vọng của cá nhân ngài cũng như của các giáo dân về nhà cầm quyền, ngài có dùng chữ “mất niềm tin”… Nhưng, dường như đằng sau nỗi thất vọng ấy, độc giả, thính giả có thể dễ dàng nhận ra một trận bão ngầm.

Trận bão ngầm này sẽ đi đến đâu? Và cục diện của nó như thế nào?

Ảnh của canhco

Mỹ Yên, phải khởi tố ai trước?

"Không đâu như Việt Nam, nơi có thánh tử đạo nhiều nhất thế giới!" Đó là câu mỉa mai mà tôi đã từng một lần nghe được từ một đồng nghiệp trong giờ giải lao, khi mọi người ngồi uống cà phê chờ tới giờ lên lớp. Người đồng nghiệp ấy là đảng viên và là trưởng khối thi đua cho nên lời bình luận của anh ta không có ai hưởng ứng hay đặt vấn đề. Riêng tôi cảm thấy thương hại cho anh vì cái lỗ hổng kiến thức quá lớn trước một câu chuyện có thật và được cả thế giới biết đến nhưng anh ta lại cố tình không biết và hơn nữa lại làm ra vẻ thông thái khi ngồi trên lưng một con lừa.

Các tổ chức độc lập trong nhà nước pháp quyền

Thông thường chúng ta thường biết đến hệ thống tổ chức nhà nước theo thiết chế tam quyền phân lập, đó là sự phân chia quyền lực theo một mô hình quản lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật. Trong một thời gian dài, trong hình thức chính trị nghị viện thì mô hình này được áp dụng phổ biến ở hầu hết tất cả các quốc gia. Trong mô hình này, quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và thông qua đó để ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau.

Nguyễn Tấn Dũng qua Mỹ và đôi chuyện cần bàn

Lê Diễn Đức
Như vậy là kể từ chuyến thăm Mỹ chính thức cuối tháng 6/2008, và chuyến đi làm việc tháng 4/2010, ông Nguyễn Tấn Dũng lại qua Mỹ. Theo nguồn tin của BBC, ông Dũng sẽ tới New York để dự kỳ họp lần thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 9, cụ thể là từ 26/9 đến 28/9.

Trang

Subscribe to RSS - blog