You are here

Blog

Ảnh của nguyenhuuvinh

30 năm Đại lễ phong 117 Thánh tử đạo Việt Nam: Giáo hội vẫn bị bách hại - Phần II

Lịch sử 500 năm của Giáo hội Công giáo Việt Nam kể từ khi gia nhập vào Việt Nam đến nay, chưa mấy khi được yên ổn để chăm lo cho người dân như sứ mệnh của mình. Trái lại luôn bị bách hại khốc liệt dưới triều đình phong kiến, vì thế, hàng trăm ngàn giáo dân đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho Đức tin của mình. Kết quả của những giọt máu tử đạo tại Việt Nam đã là những minh chứng sống động và tạo nên những vụ mùa bội thu về sự phát triển đoàn chiên ngày càng đông đúc với Đức Tin ngày càng vững mạnh qua những thử thách khắc nghiệt.

Thủ tướng Thào Xuân Sùng

Trương Duy Nhất

Chủ tịch hội nông dân Việt Nam, ông Thào Xuân Sùng, xứng đáng làm... Thủ tướng chính phủ, kế nhiệm ông Phúc.

2 "vết chàm" khó tẩy của Bộ trưởng Công An Tô Lâm

Với 2 cái án treo lơ lửng vì 2 tội: mua ghế Ủy viên Bộ Chính trị và ký văn bản yêu cầu duy nhất Mobifone được phép mua AVG, vì liên quan đến an ninh quốc gia. Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, "Phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá!" thì Tô Lâm thấy rằng cơ hội đã đến và quyết định bằng mọi giá làm toại nguyện đồng chí Tổng Bí thư. Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Công An Tô Lâm biết rõ âm mưu của Tổng Trọng hơn ai hết. Nhất là vào thời điểm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phá lệ tham gia trực tiếp Đảng Ủy Công An Trung ương, chấp nhận dưới quyền một Ủy viên Bộ Chính trị. Chính vì thế, đang ở vị thế tay chân thân tín của Ba Dũng, đàn em của Trần Đại Quang nên Tô Lâm đột ngột quay ngoắt lại phản thầy Dũng, đành anh Quang để hầu hạ chủ mới là Nguyễn Phú Trọng hòng để thoát thân.

Tạo chiến tranh làm… động lực phát triển?

Trương Duy Nhất

Không gì mỉa mai hơn, khi xem “tố chất thời chiến” là giá trị lớn nhất của người Việt. Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình - hợp tác, thì người Việt lại chọn chiến tranh, tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển cho mình.

Ảnh của songchi

Số phận chung trong một ngôi nhà chung

Song Chi.

Một nữ diễn viên sân khấu, truyền hình, điện ảnh của VN vừa phát hiện bị ung thư phổi khi đã di căn vào xương. Qua những bài báo, hoàn cảnh làm mẹ đơn thân cộng thêm tuổi đời còn quá trẻ của cô khiến dư luận không khỏi xót xa. Bạn bè, đồng nghiệp đang kêu gọi mọi người trong giới và những ai có lòng, chung tay hỗ trợ để cô có khả năng chữa trị, sớm bình phục và tiếp tục nuôi cô con gái còn quá bé bỏng.

Nhà nước cởi hiến pháp chiến với dân

NGUYỄN TƯỜNG THỤY 

Không phải bây giờ mà từ lâu, nhà cầm quyền ở Việt Nam đã chà đạp lên pháp luật. Từ khi phong trào xã hội dân sự độc lập phát triển mạnh thì sự chà đạp này rõ ràng hơn, lộ liễu và ngang ngược hơn. Tới mức bà Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành), người từng giữ nhiều trọng trách trong hệ thống chính trị của chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam phải thốt lên: "Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!". 

Ảnh của nguyenlanthang

Sài Gòn Kỷ Niệm

Đêm ngày 15/8/2018 cả Sài Gòn náo loạn vì một buổi ca nhạc. Đó là buổi biểu diễn mini của ca sĩ Nguyễn Tín và những người bạn mang tên Sài Gòn Kỷ Niệm tại quán cafe Casanova ngay trung tâm thành phố. Nguyễn Tín sinh năm 1990, người Cần Thơ, vốn không hề được đào tạo thanh nhạc bài bản. Vì tham gia các hoạt động xã hội, đi biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm, nên Tín từ lâu đã bị lực lượng an ninh quấy phá công việc mưu sinh ở Cần Thơ, phải bỏ lên Sài Gòn để tìm công việc tạm bợ khác mà sống.

Thoát Trung không phải là bài Hoa

Quan điểm thoát Trung là hoàn toàn đúng đắn, song chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa thoát Trung và bài Hoa, phải tách biệt được nhà cầm quyền cộng sản hiện nay với người dân và những giá trị văn hóa Trung quốc. Không thể lẫn lộn và mù quáng trong vấn đề này.

Trần Thị Nga bị đánh đập và đe dọa giết chết trong trại giam Gia Trung

Tin từ ông Lương Dân Lý cho biết, trong lần gọi điện thoại về nhà mới đây, bà Nga đã nói thật nhanh vào lúc cuối cuộc gọi để cho gia đình biết rằng biết trong thời gian qua, bà Nga liên tục bị đánh đập và bị dọa giết chết. Bên cạnh đó, rất nhiều thư từ của những người thương mến gởi vào trại thăm hỏi, thì bà Nga cũng không hề nhận được.

Được biết mỗi tháng bà Nga được gọi điện thoại về nhà một lần. Mỗi lần chỉ có 5 phút và có quản giáo đứng bên cạnh kiểm soát.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Nợ công cao do đâu?

Mấy ngày gần đây, báo chí trong nước đưa tin mỗi người Việt Nam gánh 35 triệu đồng nợ công năm 2018, tương ứng với tổng nợ là 3,5 triệu tỉ đồng và tỷ lệ nợ công trên GDP là 63,92%, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.[1] Các con số này đều tăng so với các con số tương ứng của năm 2017. Như vậy, tỷ lệ nợ công trên GDP đã tiến gần hơn tới mức trần là 65%. Dự báo cho thấy tổng nợ sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, cụ thể là hơn 3,9 triệu tỉ đồng vào năm 2019 và gần 4,3 triệu tỉ đồng vào năm 2020.

Trang

Subscribe to RSS - blog