You are here

Blog của VietTuSaiGon

Nguyễn Bá Thanh, tài năng, chính trị, vô văn hóa làm một

Từ một giám đốc nông trường Quyết Thắng nằm chênh vênh trên mạng Tây tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ), leo dần lên đến chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà nẵng, đến đây, có thể nói, một bước đột phá trong chính cuộc đời ông khởi sự, ông đã khéo biến thành phố Đà Nẵng từ một cái thành phố nghèo nàn, đi đâu cũng gặp mùi cá biển kho dưa trở thành một thành phố giàu có bậc nhất miền Trung và nổi tiếng cả nước.
Nhìn chung, về khả năng làm kinh tế thì Nguyễn Bá Thanh chẳng kém mấy ai, tài ăn nói cũng khá lưu loát và thần sắc cũng phải nói là rất “ngầu”.

Mã số định danh và những cố gắng cai quản cuối cùng

Có thể nói, chưa bao giờ nhiều sự kiện rất nóng lại diễn ra cùng lúc liên tiếp như những ngày gần đây, đương nhiên, những năm từ 2008 đến nay vẫn có nhiều sự kiện nóng diễn ra, nhưng xét theo trục dọc, từ vĩ mô đến vi mô, có lẽ những ngày gần đây, nhiệt độ của nó tăng cao hơn nhiều!

Thời lên ngôi của xuất bản “phi chính thống”

Từ năm 2004 đến nay, tiếp sau nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng (Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán) với Vòng Tròn Sáu Mặt, Xáo Chộn Chong Ngày, Xin Lỗi Chịu Hổng Nổi… Các nhà xuất bản ngoài luồng, hay còn gọi là vỉa hè, “phi chính thống” khác như Lề trái của nhà văn Đào Hiếu, Vỉa Hè của nhà văn Nguyễn Đình Bổn, Lá Chuối của nhạc sĩ Tuấn Khanh, Một Mình của nhà văn Cung Tích Biền, nxb @ của nhà văn Bùi Hoằng Vị, Eutopia của nhà thơ Lê Hải, Lưu Ly của nhà thơ Âu Thị Phục An, Dieucay Books của nhóm anh em thân thiết với nhà báo tự do Hoàng Hải (blogger Điếu Cày), nxb Maya của Đoà

Hát và nhậu, tạo đám đông múa may quay cuồng – một kiểu bưng bít mới của chế độ

Đó là chuyện diễn ra từ khá lâu, chí ít là thời kinh tế tập thể, mọi thứ đều được gom về một đám đông được điều khiển bởi một đảng viên Cộng sản với chức danh nào đó trong vai trò đại biểu của xã, huyện xuống chung vui cùng bà con.
Thậm chí, trong các đám cưới ở quê cũng có ông đại diện này xuất hiện.
Nhưng đó là chuyện tương đối cũ, bây giờ hiện đại hơn nhiều, cách làm cũng hiện đại và lộ liễu ra phết.

Sửa đổi Hiến pháp 1992 – trò diễn kịch hợm hĩnh cuối cùng?

Bỏ điều 4 Hiến pháp hay không bỏ điều 4? Câu hỏi này được xem là nổi cộm nhất trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 này, ngoài ra, những vấn đề về luật đất đai, vấn đề dân chủ cũng được đặt ra. Nhưng, suy cho cùng thì cốt lõi của sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vẫn nằm trong điều 4.
Cục diện đất nước, vị thế chính trị quốc gia và đường hướng kinh tế của nhiều năm sau cũng nằm trong quyết định thay đổi hay không thay đổi điều 4.

Bút chiến? Ai đánh? Đánh ai?

Ngày 9 tháng 1 năm 2013, Hồ Quang Lợi, Trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố sẽ thành lập một đội “phản ứng nhanh” để “bút chiến” với các blogger và các cây bút dân chủ. Nghe ra có vẻ rất fair-play và đầy khẩu khí.

Một cái Tết “án binh bất động”

Viết từ Sài Gòn
Nói nghe cứ như đùa, nhưng đó là Tết Quí Tị vẫn còn đang ngấp nghé trước thềm nhà. Một cái Tết mà nông dân chẳng buồn bán nông sản, quyết định án binh bất động, trong guồng máy chính trị, các ông cũng diễn trò án binh bất động không kém. Chung qui, một cái Tết án binh bất động trên một đất nước án binh bất động!

Thay vì chìa ra, chúng khum lại thành nắm đấm

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

Tết, thấy gì từ những góc khuất?

Tết đang đến gần, khoảnh khắc Giao Thừa đang được đếm ngược theo từng ngày, đó cũng là thời khắc mọi người tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới với nhiều niềm kỳ vọng, mơ ước cho một năm đang đến. Nhưng, nhìn đi nhìn lại, thử điểm lại một năm qua ở Việt Nam, có thể nói rằng đây là năm của chuyện buồn và khôi hài, lố bịch, một năm đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của hơn bảy chục triệu người cho xấp xỉ ba triệu con người trên đất nước hình chữ S này!
Nói đây là một năm với quá nhiều chuyện buồn là vì:

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon