You are here

Blog của VietTuSaiGon

Biểu tình và câu chuyện đàn áp muôn thuở

Sở dĩ nói đàn áp biểu tình là câu chuyện muôn thưở của nhà cầm quyền Việt Nam tồn tại dựa trên ba căn tính: Biểu đồ lịch sử đảng Cộng sản; Mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa; Tính bảo thủ và độc tài cầm quyền Việt Nam. Ba căn tính này dựa trên lý do nào để cho rằng đó là cơ sở?
 

Còn chỗ nào cho Nhân Dân?

Trong thời đại Cộng sản, ở Việt Nam, khái niệm Nhân Dân có vẻ như lúc nào cũng được viết hoa, cũng được vinh danh: Báo Nhân Dân, Nghệ sĩ Nhân dân, Giáo viên Nhân Dân, Nhà giáo Nhân Dân, Bác sĩ Nhân Dân, Thầy thuốc Nhân Dân, Cán bộ Nhân Dân… Kính thưa các loại Nhân Dân! Thế nhưng, cái khái niệm tưởng chừng được đặt lên hàng đầu này lại bị méo mó, hay nói khác đi là bị lợi dụng, bán rẻ và chịu nhiều thiệt thòi nhất, sự thiệt thòi không nằm ở vị thế, đối tượng gắn với nó mà nằm ngay nội hàm hai chữ Nhân Dân. Có thể nói rằng chưa bao giờ Nhân Dân lại đau khổ và mất đường sống như bây giờ!

Cái hộ chiếu mang hình lưỡi bò và khu vực nhạy cảm

Viết từ Sài Gòn, 30/11/2012
Cái hộ chiếu mang hình lưỡi bò và khu vực nhạy cảm. Trong những ngày gần đây, vấn đề hình lưỡi bò in trên hộ chiếu Trung Quốc đã khiến cho cư dân mạng vốn đã bức xúc về vấn đề “quan hệ Việt – Trung” càng thêm bức xúc trước sự trâng tráo, vênh váo của kẻ (đã nhiều lần) xâm lăng Việt Nam trên mọi nghĩa.

Từ kẻ trộm chó đến ông Thủ tướng Dũng

Gần đây, thông tin về nạn bắt chó trộm, đập chó giữa ban ngày, thậm chí cướp trắng chó trước mặt chủ và dùng hung khí đe dọa… ngày càng trở nên nổi cộm. Thêm nữa, chuyện người dân tức giận, phục kích, bắt và đánh chết, đốt xe, khi công an can thiệp, đưa xe cứu thương đến để đưa kẻ trộm đi cứu cấp thì người dân bao vây xe cứu thương, không cho đi, cho đến khi kẻ trộm chết, họ chứng kiến tận mắt mới chịu ra về.
 
Vì đâu kẻ trộm lại lộng hành đến thế? Vì đâu người dân lại có cách hành xử nặng tay đến độ nhẫn tâm như vậy?
 

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa hay Hà Nội?

Xin thưa, cái nơi mà Trung Quốc chiếm mạnh nhất không phải là Trường Sa, Hoàng Sa mà là Hà Nội – một nơi được xem là trung tâm đầu não của quốc gia. Cách nói này đúng hay sai và xét nó trên khía cạnh nào?
 

Giả thiết về biểu tình Hà Nội, Sài Gòn

Vì sao những cuộc biểu tình tại Hà Nội vẫn tiếp tục diễn ra sau khi biểu tình tại Sài Gòn bị dập tắt? Vì sao dân oan ở các nơi chỉ có thể kéo về Hà Nội để đấu tranh, bày tỏ thái độ và duy trì quá trình đó được lâu dài?
 

Nước láng giềng khó chơi

Từ xưa người Việt đã nói rằng, có hai điều không thể chọn lựa, đó là cha mẹ ruột và nước láng giềng, vì nó đã sẵn như vậy, chẳng thể thay đổi. Chẳng lẽ vì một nước láng giềng khó chơi nào mà chúng ta phải bán nước (như bán nhà) để dọn đi nơi khác.
 

Vượt biên trong “thời đại mới”

Hôm 25/6 vừa qua, một vài báo tại Việt Nam đưa tin việc bắt giữ 25 người tổ chức vượt biên tại Bà Rịa - Vũng Tàu, mà cái đích của họ là sẽ đến nước Úc. Dư luận lập tức có hai luồng: Một bên tự hỏi, thời này mà cũng còn vượt biên sao? Một bên đồng tình, một Việt Nam như hiện nay, không vượt biên, mới lạ!
 

Việt Nam, chỉ còn con đường hủy hoại.

Trên mạng, chúng ta có thể bắt gặp vô số trường hợp sinh ngày 30/4/1975, buồn có, vui có…, bơm thổi, cũng có. Thế nhưng mới đây tôi tình cờ gặp một bạn sinh đúng ngày này, nhưng là một trường hợp rất bình thường, chẳng ai để ý cả, chỉ có suy nghĩ của bạn là thú vị. Bạn này nói rằng tụi mình có cái “vinh dự kinh khủng”, đó là sinh ra nhằm lúc để chứng kiến nhiều cái sẽ chết đi, vì thập niên 20, 30 của mỗi thế kỷ thường có những thay đổi như thế.
 
Cái đầu tiên mà bạn này nói là việc cải lương sắp chết.
 

Từ thiện… bi kịch

 

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon