You are here

Blog của VietTuSaiGon

Một cái Tết “án binh bất động”

Viết từ Sài Gòn
Nói nghe cứ như đùa, nhưng đó là Tết Quí Tị vẫn còn đang ngấp nghé trước thềm nhà. Một cái Tết mà nông dân chẳng buồn bán nông sản, quyết định án binh bất động, trong guồng máy chính trị, các ông cũng diễn trò án binh bất động không kém. Chung qui, một cái Tết án binh bất động trên một đất nước án binh bất động!

Thay vì chìa ra, chúng khum lại thành nắm đấm

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

Tết, thấy gì từ những góc khuất?

Tết đang đến gần, khoảnh khắc Giao Thừa đang được đếm ngược theo từng ngày, đó cũng là thời khắc mọi người tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới với nhiều niềm kỳ vọng, mơ ước cho một năm đang đến. Nhưng, nhìn đi nhìn lại, thử điểm lại một năm qua ở Việt Nam, có thể nói rằng đây là năm của chuyện buồn và khôi hài, lố bịch, một năm đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của hơn bảy chục triệu người cho xấp xỉ ba triệu con người trên đất nước hình chữ S này!
Nói đây là một năm với quá nhiều chuyện buồn là vì:

Những trò diễn kịch chào năm mới

Nói về diễn kịch, nói láo và mị dân thì có lẽ không ai giỏi bằng người Cộng sản, ngay cả Hitler, nếu sống dậy, thấy đảng viên Cộng sản cũng phải sụp xuống lạy lấy lạy để mà tôn làm sư phụ, xin làm đệ tử. Dường như trò diễn của họ luôn luôn thay đổi cho kịp thời cuộc, kịp tình hình. Gần đây nhất là hai chuyện khá “cộm”: Lập ra nhóm “chuyên gia bút chiến” để đánh lại các blogger và các cây bút dân chủ; Nguyễn Bá Thanh tuyên bố sẽ rà soát lại danh sách tham nhũng và thấy được dấu hiệu tội là hốt liền, không nói nhiều, không cần bằng chứng.

Thử bàn về mô hình VACI cho người nông dân Việt Nam

Giả sử, mô hình VACI đi vào hoạt động trong giới nhà nông Việt Nam, rất có thể, câu chuyện vui đầu tiên của người nông dân là một sản phẩm siêu lợi nhuận: Nuôi Cộng sản lấy phân bón ruộng và cân ký xuất khẩu sang Trung Quốc.

Năm mới thấy gì mới?

Trong giờ phút này, thế giới đón mừng một năm mới với nhiều nỗi niềm, tâm cảm khác nhau, người Việt Nam cũng đón chào năm mới với nhiều màu sắc, tâm lý không giống nhau. Có kẻ, năm mới là vận hội mới, cơ hội mới, phong bì mới, áp phe mới, chỗ ngồi mới, nhưng cũng có người (thậm chí rất nhiều người), năm mới đối với họ là nỗi lo toan phía trước, là bộn bề buồn tủi, mất mát, và màu của năm mới cũng xám xịt như chính những gì họ nhận được trên quê hương, bản xứ.
Một bà lão ăn xin đã ngoài bảy mươi tuổi buồn thảm mang chiếc bị rách lọ mọ băng qua cây cầu lạnh ở ngoại ô Sài Gòn.

Đường đi đến Cách Mạng Nông Điền

Trong hai năm trở lại đây, trên dải đất hình chữ S có tên Việt Nam này có những biến động đáng kể, sự biến động này cho thấy một cuộc cách mạng bắt đầu nhen nhóm, âm ỉ và có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào nếu thời cơ chín muồi. Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, Đông Triều… Tất cả sự kiện đều cho thấy một dấu hiệu chung: Cách Mạng! Tạm gọi cuộc cách mạng này là Cách Mạng Nông Điền.

Biểu tình và câu chuyện đàn áp muôn thuở

Sở dĩ nói đàn áp biểu tình là câu chuyện muôn thưở của nhà cầm quyền Việt Nam tồn tại dựa trên ba căn tính: Biểu đồ lịch sử đảng Cộng sản; Mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa; Tính bảo thủ và độc tài cầm quyền Việt Nam. Ba căn tính này dựa trên lý do nào để cho rằng đó là cơ sở?
 

Còn chỗ nào cho Nhân Dân?

Trong thời đại Cộng sản, ở Việt Nam, khái niệm Nhân Dân có vẻ như lúc nào cũng được viết hoa, cũng được vinh danh: Báo Nhân Dân, Nghệ sĩ Nhân dân, Giáo viên Nhân Dân, Nhà giáo Nhân Dân, Bác sĩ Nhân Dân, Thầy thuốc Nhân Dân, Cán bộ Nhân Dân… Kính thưa các loại Nhân Dân! Thế nhưng, cái khái niệm tưởng chừng được đặt lên hàng đầu này lại bị méo mó, hay nói khác đi là bị lợi dụng, bán rẻ và chịu nhiều thiệt thòi nhất, sự thiệt thòi không nằm ở vị thế, đối tượng gắn với nó mà nằm ngay nội hàm hai chữ Nhân Dân. Có thể nói rằng chưa bao giờ Nhân Dân lại đau khổ và mất đường sống như bây giờ!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon