You are here

Blog của VietTuSaiGon

Những tràng pháo đầu Xuân

Tết vẫn còn đâu đó, chưa hết ba ngày Tết bảy ngày Xuân, từ công chức cơ quan nhà nước cho tới nông dân trên đồng ruộng, mọi người vẫn còn cắn hạt dưa lốp bốp, vẫn còn nói chuyện ba ngày Tết và hẹn hò cà phê, đi thăm bạn bè… Nói chung, không khí Tết vẫn còn tràng trề, hiếm có ai đói ba ngày Tết, bảy ngày Xuân dù trong nhà không còn hạt gạo nào, vì điều đó không những mang ý nghĩa về tục lệ đầu năm mà là danh dự, lòng tự trọng và phẩm hạnh của con người trước cộng đồng, bà con họ hàng.

Lại một mùa xuân

Mùa Xuân, trong cái se se lạnh của mùa Đông còn sót lại, trong chút nắng ấm của ngày đầu năm, trong xúng xính áo quần trẻ em ra đường du Xuân, trong cái luộm thuộm,c hậm chạp của người già đón nốt những ngày xuân cuối… Đâu đó, một mùa Xuân khác hoài thai và trổ lộc. Một mùa Xuân Dân Chủ. Mùa Xuân này, chờ đợi đã lâu và cũng đã nhiều năm phải thốt lên rằng: Lại một mùa Xuân!

Chủ trương gây nghiện của Đảng

Những chủ nông trại nuôi bò nói riêng và chủ nông trại nuôi súc vật nói chung, mỗi người đều có một bí quyết để phát triển đàn gia súc của họ. Tuy mỗi người có mỗi cách khá nhau, nhưng chung qui họ có chung ba điểm cơ bản rất giống nhau: Thức ăn gây nghiện; Cây roi và; Chó săn. Đó là chuyện người nuôi vật, nhưng ở chuyện giữa con người với con người, khi xem xét một chế độ chính trị áp đặt trên nhân dân, thì loại hình nhà nước độc tài cũng có nét hao hao giống chăn súc vật trong quá trình lãnh đạo đất nước, hay nói đúng hơn là quá trình chăn dắt nhân dân của họ.

Cuối năm nghe chó sủa

Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!

Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ

Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác?

Khi sức tàn lực kiệt, Cộng sản đã chọn bạo lực

Khi con thú trở nên yếu đuối, hành động nó chọn thường nhật là tấn công bất kì con vật nào đến gần, vì làm như thế, nó sẽ thấy an toàn, tính mạng bớt bị đe dọa… Còn con người, mà nói xa hơn một chút là chế độ chính trị do con người thiết lập ra, suy cho cùng, nó cũng có sinh mệnh tập thể của nó, và một khi tự thấy mình trở nên yếu đuối, què quặt, lựa chọn của nó cũng đầy tính bản năng. Ở những thể chế độc tài, lựa chọn hành động của chúng có khi còn tệ hơn cả cầm thú.

Dưới bóng hoàng hôn xã hội chủ nghĩa

Người ta nhìn thấy một gương mặt âm u trong buổi chiều tà của một vở diễn mà ở đó, sân khấu nhuộm máu khô, rác rến và những bàn tay người chới với kẽm gai… Một cuộc triển lãm xếp đặt nghệ thuật chăng? Không phải thế, đó là hiện thực sinh động, một hiện thực làm rơi nước mắt trên miền Nam Việt Nam hiện tại. Một miền Nam sau ba mươi mấy năm, người Cộng sản đã mang những thứ ấy để trưng bày, chưng diện và sơn phết lên số phận của vài mươi triệu người. Đừng nghĩ rằng đây là một sự hoang tưởng hay một đoạn văn siêu thực!

Qui trình của độc tài và băng hoại

Gần đây, dư luận xôn xao vụ 298kg heroin lọt qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, bay thẳng qua Đài Loan và bị bắt, bị tịch thu ở sân bay Đài Loan. Cho đến nay, chưa có ai bị bắt, những quan chức có trách nhiệm trong ngành hải quan, an ninh đều cho rằng đó là một sai số “luồng xanh” bởi những chiếc loa thùng có chứa heroin bên trong này do một công ty có uy tín, chưa bao giờ vi phạm pháp luật ký gởi…

Khi “nhà văn” thành “khâm sai đại nhân”

Hai năm trở lại đây, căn cứ trên nghị quyết 23 về vấn đề “văn học nghệ thuật thời đổi mới” của Đảng ta, các hội văn học nghệ thuật cấp quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh mọc lên như nấm sau mưa.
Nếu như trước đây, hội văn học cấp tỉnh chỉ là cấp trung gian giữa các phân hội cấp huyện lên cấp hội nhà văn trung ương, các quan văn cấp tỉnh chỉ xơ múi dựa trên nguồn kinh phí do tỉnh cung cấp và giải ngân bằng cách tổ chức những trại sáng tác thì bây giờ, quyền lực và sự hầm hố của quan văn cấp tỉnh nghe ra có vẻ mạnh hơn nhiều!

Những nhà độc tài lịch sử!

Nói không may, mươi năm nữa, khi mà thế giới đã ở tít tận đâu đâu của văn minh, tiến bộ, nếu như miền Trung Việt Nam gặp bão giống như trận Haiyan, thật khó mà lường được, lúc đó đói rách, đau khổ và sự cô lập hoàn toàn sẽ giết chết Việt Nam. Mặc dù thế giới có muốn cứu trợ cũng không thể được. Vì sao lại nghĩ kinh khủng như thế?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon