You are here

Blog của VietTuSaiGon

Tình hình biển Đông sẽ đi về đâu?

Đó là câu hỏi cần lời giải cấp bách. Mọi chuyển biến ở Việt Nam đang diễn ra trong từng giây chứ không còn trong từng giờ hay từng ngày, từng tháng như trước đây nữa! Những cuộc biểu tình của công nhân khắp ba miền đất nước nối tiếp diễn ra và liên tục tăng số lượng. Đã có 3 người Trung Quốc bị đánh chết và có ba công ty nước ngoài trong các khu công nghiệp Bình Dương bị đốt cháy, bị lấy sạch dụng cụ lao động…

Từ bụi chuối đến giàn khoan

Không biết người phương Tây có kiểu giành đất, lấn đất giống như phương Đông hay không, chứ người phương Đông thì hình như có nét rất giống nhau ở chỗ lấn lướt bằng chiến thuật “bụi chuối, mụt măng”.
Nhà hàng xóm có chung bờ rào, một bữa, ông hàng xóm đông con nảy ra ý đồ, trồng một dãy chuối dọc theo bờ rào. Như vậy là sự lấn lướt bắt đầu, cứ theo thời gian, mụt chuối nhảy đến đâu, đất của ông ta lan đến đó. Kiểu lấn đất giữa Trung Quốc với Việt Nam cũng na ná giống như vậy. Và cách ứng xử đôi bên thì tuyệt đối giống, giống như thế nào?

Ngày Tự do báo chí ở Việt Nam

Ngày 3 tháng 5, ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với ngày 3 tháng 5 hằng năm, thế giới tôn vinh nền báo chí tự do, cổ xúy cho những chủ trương nhằm mở rộng tự do cho các nhà báo trong vấn đề tác nghiệp, viết lách, phản ánh sự kiện và chịu trách nhiệm với những gì họ viết ra, tôn vinh sự thật, tôn vinh tính khoa học của báo chí… Và đương nhiên, trong ngày này, những nhà báo có thể mời nhau cà phê, dắt nhau ra quán nhậu hoặc làm một việc gì đó ý nghĩa để tự thấy mình xứng đáng với nghề cầm bút. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác!

Nhìn lại những ngôi mộ tháng Tư

Đầu tháng Năm cố đừng nghĩ gì để lòng thanh thản, nhưng tháng Tư, vào những ngày cuối, cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ cùng những tập thể nhảy múa rình rang, văn nghệ văn gừng khắp mọi nơi để gọi là “ăn mừng chiến thắng” tôi lại nhìn thấy hàng ngàn ngôi một hiện ra giữa đám cờ hoa ấy. Những ngôi mộ mang nhiều tên tuổi khác nhau: Lịch Sử; Lưu Vong, Vượt Biển; Thù Hận; Lợi Dụng…không thể lặng lẽ đốt nhang tưởng nhớ. Thôi thúc nhìn lại những ngôi mộ đôi khi làm cho con người ta chớm đau và từ đó nảy sinh những bất ngờ khó giải thích nỗi.

Sợi xích của chế độ

Tôi còn nhớ, lúc tôi chừng mười lăm tuổi, tôi từng bị ông bác tôi mắng vì tôi dùng sợi dây nhợ buộc chân con chim cu đất, cột nó vào gốc cây: “Mi mà buộc người ta bằng sợi xích thì chính mi đã buộc vào cổ mi cái thòng lọng. Mở nó ra ngay!”.

Giỗ tổ và những bi hài

Một cách ngẫu nhiên nhưng cũng là một cách có sắp xếp, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương luôn gần với ngày 30 tháng Tư.
Và hai ngày này đều mang tính lịch sử, một ngày huyền sử, đặt ra hàng ngàn câu hỏi khôi hài về giống nòi và một ngày mang dấu ấn tang thương của một dân tộc mà ở đó, hai chữ “giải phóng” được dán lên trán tất cả mọi ngõ ngách, dán lên gương mặt đất nước như một lời thách đố, đồng thời cũng là một lời nguyền hay nói khác đi là nghiệp chướng của dân tộc đi đến hồi cao trào.

Sống và chết dưới thời CSXHCN

Một tù nhân lương tâm bị nhốt hơn nửa cuộc đời trong song sắt, đến khi ra tù, gọi là được trả tự do cũng là lúc người đó đối diện với cái chết, sự mù lòa và và nỗi đau cách biệt với thế giới bên ngoài quá lâu đã khiến người đó không thể nào hòa nhập.
Và có nhiều tù nhân lương tâm như thế tại Việt Nam, dưới thời CSXHCN, họ đã vào tù với thân thể cường tráng, tràn trề sinh lực nhưng họ trở về cuộc đời thì thân tàn ma dại, hầu như chẳng còn gì ngoài một tấm thân tiều tụy, đau đớn và cận kề cái chết.

Chuyện rất… dưa!

Mấy ngày nay, thông tin các đài, báo nói về chuyện hàng ngàn chuyến xe chở dưa hấu của nhà buôn Việt Nam phải mắc kẹt ở cửa khẩu Việt – Trung, nhà buôn dở khóc dở cười, nhà nông bị méo miệng theo bởi dưa đột nhiên hạ giá, thua lỗ trắng tay. Nhưng chuyện đó chưa đáng kể bằng hai lời phát biểu của hai ông bộ trưởng nghe cực kì… dưa! Và thêm một chuyện dưa khác mà chưa đi thì chưa biết chi, đi rồi mới hiểu còn gì là dưa!

Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

Ăn mày và ăn mày dĩ vãng, hai khái niệm này tuy hai mà một. Nếu như ăn mày là hành động (mang tính chuyên nghiệp) thời hiện tại, dùng mọi khả năng có được để xin ăn, để nhận lòng thương từ đồng loại thì ăn mày dĩ vãng nghe ra đáng sợ hơn.
Bởi đối tượng, chủ thể của ăn mày dĩ vãng hoàn toàn khác với ăn mày đơn thuần, ăn mày dĩ vãng bao hàm cả loại người/hạng người không hề đói kém hay khó khăn giống như ăn mày nhưng lại có hành tung và mục tiêu đậm chất ăn mày.

Mậu Thân và Gạc Ma 1968 – 1988

Mấy ngày nay, xem đi xem lại đoạn video clip các chiến sĩ Việt Nam đứng ngâm mình trong nước để làm cột mốc và hứng trọn làn đạn của kẻ thù Trung Quốc, tự dưng tôi lại rung mình nghĩ đến câu chuyện kể của một người anh từng là bộ đội nằm vùng cộng sản Bắc Việt những năm trước 1975. Giữa hai câu chuyện tưởng như không có liên hệ gì này lại có một mối tương đồng đến rợn người!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon