You are here

Blog của VietTuSaiGon

Tết Trung Thu xã hội chủ nghĩa

Một đất nước mạnh hay yếu, yên bình hay bạo loạn, người ta căn cứ vào độ ổn định của thế hệ già và sự nỗ lực của thế hệ trẻ. Độ ổn định ở đây cần được hiểu là tầm mức văn hóa và tính nhân văn; Sự nỗ lực của thế hệ trẻ ở đây có thể có thiên hình vạn trạng mục tiêu nhưng thước đo của nó vẫn là tính nhân văn và phông văn hóa của lớp trẻ. Cách hưởng thụ hay vui chơi của lớp trẻ cũng phản ánh rất nhiều về tính cách cũng như tương lai của quốc gia, dân tộc.

Chuyện lãnh đạo Cộng sản chữa bệnh

Có thể nói một điều: Trong giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, chưa có ai đi chữa bệnh lại được dư luận quan tâm nhiều như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh, kể cả Võ Nguyên Giáp – một kẻ được phong thần lúc còn sống. Trong khi đó, chức vụ của ông Nguyễn Bá Thanh so ra còn kém xa nhiều lãnh đạo chóp bu Cộng sản Việt Nam. Vì sao lại có chuyện quan tâm đặc biệt như thế?

Chiến tranh và nhập ngũ

Khi đất nước lâm nguy, điều dễ thấy nhất là độ tuổi nhập ngũ sẽ được thay đổi một cách thất thường và qui định tuyển quân của nhà cầm quyền sẽ mở rộng đối tượng hầu như không loại trừ bất kì ai. Tình trạng Việt Nam hiện tại, tuy chưa nghe nhà cầm quyền nói gì về chiến tranh nhưng biên độ tuyển quân của họ mở rộng gần bằng những năm trước 1975 ở miền Bắc (ngoại trừ tuổi vị thành niên bị tổng động viên ở các chiến dịch như Mậu Thân, 1968, Mùa Xuân 1975…). Điều này cho thấy gì?

Thuộc địa kiểu mới

Gần đây, vấn đề bạch hóa hội nghị thành đô đang được nhắc tới nhiều và câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể trở thành một khu tự trị của Trung Cộng?” cũng đang được đặt vấn đề mạnh mẽ. Nhưng, vấn đề Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là vấn đề không tưởng mà với diễn biến hiện tại, cho thấy Việt Nam sẽ là một thuộc địa mới, mới về cả nội dung lẫn hình thức của Trung Cộng.

Ăn cướp, chụp giựt hay là phản kháng?

Mấy ngày gần đây, sau một thời gian dài bẵng đi của câu chuyện hôi bia ở Biên Hòa, Đồng Nai, 5 ngày trước, ở Bắc miền Trung, cụ thể là người dân Lệ Thủy, Quảng Bình lại dấy lên chuyện người dân xúm nhau hôi nhựa đường, thậm chí người dân tấn công những công nhân lái máy xúc để lấy nhựa đường.

Một xã hội khôi hài

Thỉnh thoảng, trên các phương tiện thông tin trong nước lại đưa những “hình ảnh đẹp” chẳng hạn như một quan chức nhường chỗ ngồi cho cụ già trên xe bus, một cảnh sát giao thông đỡ một cụ già lên xe gắn máy, một nhóm cảnh sát giao thông đưa một sĩ tử về phòng và đãi cơm trưa, một cảnh sát giao thông quét dọn đường phố… Nôm na là thế, và điều này được xem là hành vi đẹp, hành động mẫu mực. Mới đọc thấy cảm động thực sự, đọc lâu, ngẫm lại cũng thấy cảm động. Nhưng nếu ngẫm kĩ, không khỏi thất vọng tràn trề về cái xã hội mình đang sống, thất vọng là điều đương nhiên!

Từ những chuyến bay rơi nghĩ về đất nước

Suốt ba tháng nay,không tháng nào là không có máy bay bị mất tích hoặc bị bắn rơi. Và lần nào số lượng hành khách cũng chiếm vài trăm, những hành khách xấu số đều có một chung cục là: Mất xác hoặc biến dạng, không thể nhìn ra bằng mắt thường! Điều này làm tôi liên tưởng đến những chuyến tàù,nghĩ đến điện trường của trái đất và vận mệnh của Việt Nam.

Ai sẽ là người cứu chúng ta?

Bài toán phải giải Trước nạn ngoại xâm, tinh thần và ý chí của mỗi cá nhân trong tập hợp dân tộc bị xâm chiếm luôn là cái lõi quyết định sự thành bại, chiến thắng hay là nô lệ của dân tộc đó.
Hiện trạng Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa quân sự, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, thao túng chính trị và đè bẹp kinh tế đang là bài toán đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải giải nó. Và mỗi đơn vị trong tập hợp dân tộc Việt Nam sẽ là một thành tố quyết định Việt Nam thành nô lệ Trung Cộng hay là độc lập?

Những sự kiện không đáng nhớ trong tuần

Hai tuần qua, có lẽ dư luận trên các trang mạng xã hội không có chuyện nào hot hơn 3 sự kiện: Máy bay rơi ở Hà Nội; Triệu Thị Hà và Lê Hoàng ngồi trên sách; Ca sĩ Lệ Rơi có show diễn chính thức ở Hà Nội. Ba sự kiện này đều có tính “văn hóa” ở tầm mức “đỉnh cao” và đương nhiên là nó không đáng nhớ. Lẽ ra phải nói là ba sự kiện đáng để bàn luận chứ sao lại nói nó không đáng nhớ?

Viết nhân ngày Tết RaMưWan của người Chăm

Ngày 26, 27, 28 tháng Sáu năm nay, người Chăm ở Bình Thuận đón Tết RaMưWan, đây là cái Tết lớn nhất của người Chăm Hồi Giáo, trong những ngày này, họ đi tảo mộ, làm lễ vái lạy tổ tiên trong nghĩa trang… Đặc biệt, hình ảnh người già và trẻ em nhoài người lạy những tảng đá (tượng trưng cho mả ngôi của tổ tiên và đây cũng là mả ngôi của những người đã bỏ mình trên biển) làm gợi nhớ đến những thương thuyền, hải đội hùng mạnh của Chăm Pa một thuở và nhớ đến những người Chăm hiện tại vẫn chiến đấu không ngừng theo cách riêng của họ trước kẻ thù Trung Cộng.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon