You are here

Blog của VietTuSaiGon

Thấy gì qua cái chết của Chủ tịch Trần Đại Quang?

Tin ông Trần Đại Quang qua đời lúc 10h05 ngày 21 tháng 9 năm 2018 dường như không làm người nghe ngạc nhiên, thậm chí còn tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều và gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Điều đáng ngạc nhiên nhất là thái độ của đại bộ phận nhân dân trước cái chết của một nguyên thủ quốc gia. Thay vì thương tiếc một vị Chủ Tịch, không ít người tỏ ra vui mừng, thậm chí reo mừng. Tại sao lại đến nông nỗi như đang thấy?

Anh Trần Huỳnh Duy Thức phải sống!

Đến lúc này, khi mà số lượng ngày tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức đã vượt qua mốc 30 ngày và cuộc tuyệt thực này vẫn còn tiếp tục trong trong một bầu không khí hết sức đáng ngại bởi gần như không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy số đông người dân kịp tỉnh thức sau 30 ngày này và nhà cầm quyền đang cổ tình đẩy cuộc tuyệt thực của anh Thức đến điểm cuối của nó là cái chết. Điều này cho thấy hai vấn đề: Cuộc chiến giữa Cộng sản và Dân Chủ đang ở hồi kịch tính nhất và; Dường như ván bài của người Cộng sản đã chính thức lật ngửa trước lịch sử.

Tủi hổ hay đại nạn “một bữa no”?

Câu chuyện học sinh miền núi lội suối tới trường, ăn cơm trắng hoặc với muối trắng giã gừng, giã ớt, hái lá rừng, củ gừng… xào, luộc… qua ngày đoạn tháng để mong kiếm lấy con chữ không còn mấy xa lạ ở thời đại bùng nổ thông tin qua internet như hiện nay. Mọi chuyện dường như chẳng bao giờ ngã ngũ với cơ chế quản lý như hiện tại, khi các quan không dừng lại ở nhà lầu xe hơi, nhà cao cửa rộng mà là mấy biệt phủ dát vàng, bao nhiêu nhà, tài sản ở nước ngoài… thì đâu đó, chút phần quà cứu trợ của các em cũng bị chén xén chỉ còn nhỏ giọt khi đến được vùng núi cao.

Bão nào đang gây chấn động?

Cụm từ ‘đi bão’xuất hiện nhiều trong những ngày gần đây sau khi U23 Việt Nam giành quyền vào trận bán kết gặp Hàn Quốc ở Asiad 2018 đang diễn ra ở Indonesia. Thế nhưng cơn bão nào đang thực sự gây chấn động khiến nhiều người phải nghĩ đến chuyện ‘chạy bão’ ngay trong những ngày cuối tháng 8 này, có lẽ phải kể đến hai cơn bão lớn: bão giáo dục (thổi vào) lớp 1, bão bóng đá.

Tháng Bảy và kỹ nghệ ăn mày ở Việt Nam

Kỹ nghệ ăn mày, có lẽ từ này không còn mới trong từ điển sống của Việt Nam 10 năm trở lại đây. Từ những anh thanh niên khỏe mạnh hô biến thành người tàn tật ăn lê ngồi lốc xin người qua đường năm, ba ngàn rồi tối đến có xe hơi đưa rước đi ăn nhậu. Đến bà mẹ hờ véo tai con hờ khóc thét để xin ăn, từ những người tìm một ống truyền dịch cũ rồi treo lủng lẳng trên người, len vào các khu chợ xin chút tiền “mua thuốc uống”… Có những mảnh đời thật nhưng cũng không hiếm mảnh đời giả nhiều khi khiến những người đi đường, người đi chợ phải đau đầu nhức óc.

Thật thật giả giả, tỉnh tỉnh điên điên

Sáng cuối tuần, thức giấc sau một tuần dài mệt nhọc, vất vả, lo từ cái ăn, cái mặc, chỗ ở, cái chơi, cái chức cho đến chuyện cái bệnh, cái chết, cái hồi sinh… để nghĩ, ngẫm, thở, cười, khóc, trầm ngâm, gật đầu, dụi bước… Có lẽ, âu đó cũng là một trong những lý do ngày cuối tuần được sinh ra.

Từ rác thải ở Chương Mỹ, nghĩ tới khủng hoảng ‘thừa’, ‘thiếu’ ở Việt Nam

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 39km đường chim bay, hơn 2 tuần nay người dân xã Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ đang phải sống chung với nước bẩn và rác ngập. Sau nhiều nỗi lo về sản xuất, sinh hoạt, học hành… của con cái, người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật bởi biển rác đang lấn át sân nhà.

Tính bệnh hoạn của cán bộ CS đã đến mức báo động đỏ!

Có ba nguyên nhân căn bản để đi đến hệ quả đất nước ngày càng băng hoại, bệ rạc, cán bộ đi từ hành xử vô đạo đức đến chỗ hành xử bệnh hoạn, nhân dân không còn niềm tin, thậm chí khinh bỉ nhà cầm quyền và mối nguy dân tộc phân rã, mất sức sống: Luật không trượt giá kịp tiền; Đạo đức bị đánh tráo; Sự lộng hành của cái dốt.

Nâng điểm thi, hạ nhân cách (sót lại tí tẹo nếu có)

Nhân cách, phẩm hạnh, danh dự, lòng tự trọng, liêm sỉ, biết xấu hổ… Những khái niệm này nghe ra vừa xa vời vừa xa xỉ đối với ngành giáo dục Việt Nam nói riêng và với hệ thống lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nói chung. Mặc dù đây là sự thật đau lòng và nói rồi, nghe rồi, biết rồi, thấy rồi… Nhưng sao nó chẳng bao giờ nhàm chán. Mỗi lần nghe lại thêm một lần mới mẽ! Cái hay của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nằm ở chỗ họ luôn biết làm mới mẽ một cách sáng tạo những điều sỉ nhục đã nằm bám bụi trong kho tàng lịch sử nhân loại.

Khi sự nhảm nhí soán ngôi tử tế

Điều đáng sợ nhất của một quốc gia, một dân tộc là sự nhảm nhí, tính xảo trá, lộng ngôn phát triển và soán ngôi của sự nghiêm túc. Mức độ “mẫu mực” và lan rộng, phổ biến của sự nhảm nhí nhanh đến độ nó trở thành một kiểu ứng xử mới để đi đến chính thống và người ta dùng nó như một thước đo văn hóa hay quyền lực. Điều đó đã xảy ra tại Việt Nam, lúc này.

Một bà Chủ tịch Quốc hội nói một cách không cần suy nghĩ về việc “bỏ một đồng vào đặc khu thì thu về một trăm đồng thậm chí nhiều hơn…”.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon