You are here

Blog của VietTuSaiGon

Xuân 2019 và những đống rác

Rác! Thứ đập vào mắt nhiều nhất trong mùa Xuân 2019 và Tết Nguyên Đán này. Rác có mặt khắp mọi nơi, rác từ thành thị đến nông thôn, những con sông thơ mộng bỗng chốc trở thành sông rác, bầu không khí Tết là một bầu trời mùi rác! Mùi rác vào tận giấc ngủ và đi ra từ não trạng bệnh hoạn Việt Nam.

Từ chuyện bác sĩ Lương, nghĩ đến sự đớn hèn của kẻ sĩ

 

Ban đầu tôi điịnh bỏ hai chữ “kẻ sĩ” này vào ngoặc kép, nhưng suy đi nghĩ lại, đây là sự đớn hèn có tính phổ quát và hầu như tỉ lệ không đớn hèn thấp đến mức khó nhìn thấy được. Và sự đớn hèn này nằm ở ba đặc điểm dễ nhìn thấy nhất: cung phụng kẻ lổ mãng, sợ quyền lực và không dám nhận trách nhiệm.

Tản mạn chuyện ăn mày cuối năm

Một năm qua đi, vần vũ bốn mùa xuân hạ thu đông, khắp dải đất hình chữ S này không thiếu những biệt thự siêu đẹp mọc lên, những siêu xe được tậu về… Thế nhưng phảng phất đâu đó người ta vẫn nghe thấy thanh âm của những tiếng kêu xé vì oan ức, vì thiếu sữa mẹ, vì thiếu bàn tay cha, tiếng người ta gọi nhau bàn thảo để giúp đỡ một cộng đồng, một hoàn cảnh nào đó. Bỏ qua những hoàn cảnh này, có một thực tế đáng bàn về tính xin ăn, lòng nhân từ thiên vị của người Việt.

Mậu Thân 1968 và Lộc Hưng Mậu Tuất 2018!

50 năm sau cái Tết kinh hoàng Mậu Thân 1968, một cái Tết mà khi người người, nhà nhà ở Nam vĩ tuyến 17 đang chuẩn bị đón Tết, đang cúng Giao Thừa, đang ăn cơm họp mặt cuối năm – đầu năm, đang khui rượu Tết, đang chúc tụng… Đang trải lòng mình với đất trời và tình người, thì súng nổ, máu chảy, nhà sập, xơ xác, tan nát, đau khổ, chết chùm… Mọi cái chết kinh hoàng nhất diễn ra ở các thành phố Nam vĩ tuyến 17, trong đó, nặng nề và thảm khốc nhất là Sài Gòn và Huế. Sau 50 năm “im tiếng súng”, hai miền thống nhất, mọi sự oán thù tưởng như đã phôi phai. Nhưng không!

Một nền giao thông bệnh hoạn

Tai nạn giao thông, chết, tàn tật suốt đời và mất tương lai sau một lần ra đường, đó là câu chuyện rất thời sự tại Việt Nam. Lượng người chết vì tai nạn giao thông cao hơn lượng người chết vì ung thư và các bệnh khác cộng lại. Như vậy có thể thấy rằng giao thông Việt Nam cũng là một loại bệnh, hay nói cách khác, Việt Nam đang mang trong mình một loại văn hóa giao thông bệnh hoạn! Và nó bệnh hoạn như thế nào? Thử soi lại câu chuyện tai nạn giao thông gần đây nhất tại Bến Lức, Long An.

Thời giả cầy

Vài mươi năm trôi qua, đất nước từ chỗ hàng dài người xếp hàng chờ miếng thịt heo, ký gạo hạt muối của bà lương thực, đã chuyển sang xếp hàng dài mua đồ hiệu vào Black Friday. Nhiều người tự hỏi đâu rồi cái thời hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, đâu rồi cái thời lương y như từ mẫu, đâu rồi cái thời cô giáo như mẹ hiền.

Một quốc gia vô pháp

Rải đinh trên một đoạn đường vắng để người đi đường hỏng lốp, phải vào tiệm để sửa và bị chặt chém giá trên trời. Chuyện này cả ba miền đều có.

Cố tình đâm vào xe người khác để ăn vạ tai nạn, đòi bồi thường với mức giá không tưởng và khi người bị va quẹt yêu cầu gọi công an thì rút dao ra đe dọa, đòi đâm, chém. Chuyện này có trên cả ba miền.

Giả danh công an để đón xe qua đường, xin đểu bánh mì. Chuyện này có trên cả ba miền.

Đôi điều nghĩ về lòng tốt

Không khí giáng sinh đã bắt đầu rộn ràng tại nhiều nơi trên thế giới, còn tại Việt Nam, khoảng thêm tuần lễ nữa thôi, đèn Giáng Sinh sẽ sáng khắp mọi ngã thành phố, các nhà thờ, thị xã, thị trấn… và cả một số quán xá, nhà hàng khắp mọi miền Nam Bắc. Thế nhưng những chuyện xảy ra tại Việt Nam trong những ngày gần đây như những bàn tay vô hình bứt dần những bóng đèn giáng sinh xuống khỏi cây thông noel, khiến lòng người không khỏi lạnh!

Thấy gì từ chuyện đá banh?

Một thanh niên “nhầm lịch thi đấu” đã đội mưa ra sân Mỹ Đình ngồi một mình, choàng lá cờ đỏ sao vàng cho đến khi bảo vệ sân đuổi về (!).

Vài chục mạng người đổ xuống vĩnh viễn chỉ vì nguyên nhân và lý do duy nhất là “đam mê bóng đá” hóa cuồng và bị tai nạn trong lúc đi bão sau trận đấu.

Một bà cụ ngót nghét 80 tuổi mang cờ, trống ra hè phố Hà Nội ngồi đánh inh ỏi để cổ động bóng đá.

Nhà nước tuyên bố đội tuyển Việt Nam chỉ cần giữ hòa hoặc đá thắng Malaysia thì sẽ tổ chức cho cảnh sát dẫn đường các đoàn đi bão.

Nếp chợ, nếp quan

Quê hương trong ký ức, mấy ai không nhớ đến cây đa, bến nước, con đò… Tuy không nhắc về chợ nhưng rõ ràng, chợ vẫn là một thứ gì đó trong xó xỉnh ký ức để ai nhớ về quê cũng nhớ về ít nhất một ngôi chợ hay một thức quà quê nào đó mẹ mua cho. Chợ đôi khi cũng là nhiệt kế để đo lòng người, tình người ngoài việc người ta nhìn vào cái chợ để thấy kinh tế của vùng miền nào đó, đất nước nào đó ra sao…

Nói về nếp chợ Việt Nam hiện tại, có thể nhắc đến ba nếp đặc trưng nhất: siêu chợ, chợ lớn và chợ quê.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon