You are here

Tăng, tăng nữa, tăng mãi! Ai bị vặt lông?

 “Vặt lông gà, lông vịt là phải vặt từ từ, nó mới khỏi kêu…”. Một tay Bộ trưởng đã nói như vậy trong phiên họp quốc hội năm 2018. Thiết nghĩ không cần nêu tên của tay Bộ trưởng này nữa, bởi suy cho cùng, với lối suy nghĩ “gà vịt” như vậy thì không nên nhắc đến. Mà vấn đề tôi muốn nói ở đây là không lẽ nào cả hệ thống quản lý nhà nước cũng có lối suy nghĩ “gà vịt” như tay Bộ trưởng gà vịt kia?!

Vì cho đến thời điểm hiện nay, khi mà giá điện, giá xăng nói riêng và thời giá Việt Nam nói chung bắt đầu gây bão, tăng vùn vụt. Chưa dừng ở đó, các doanh nghiệp xăng dầu còn đòi tăng thêm 2,900 đồng/ mỗi lít xăng Ron 95 để “bảo vệ xăng E5”. Nói đến đây, tự dưng cái câu “vặt lông vịt, gà thì phải vặt từ từ” của tay kia không còn ý nghĩa gì. Bởi không riêng gì y mà có rất nhiều người xem dân tộc này, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa này là những còn gà, con vịt để tha hồ vặt lông, vặt cho đến khi không còn cái lông nào để vặt. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Cũng xin nói thêm, hệ thống kinh tế Việt Nam hiện tại, nếu tăng một đồng giá điện, nước, xăng, nó không những làm ảnh hưởng đến các gia đình Việt Nam, mà sâu xa hơn, điều này có thể kéo theo hệ lụy đất nước rơi vào khủng hoảng nặng nề. Bởi người nghèo càng thêm nghèo vì chi phí điện, nước, xăng và các mặt hàng tiêu dùng tăng tỷ lệ, người giàu cũng không thoát khỏi vì mọi thứ họ sử dụng cũng không miễn trừ các mặt hàng này. Và đặc biệt, với các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam, đây là bài toán hóc búa nhất!

EVN vừa ra thông báo thừa nhận phiếu báo điện của tháng sau sẽ tăng ít nhất 35%. Điều đó cũng đồng nghĩa với 35% sẽ là mức tăng tiềm năng của hầu hết mọi sản phẩm trên thị trường mà trong quá trình sản xuất có liên quan đến điện. Bên cạnh đó, tiền lương của người lao động cũng phải tăng tỉ lệ, bởi dù muốn hay không muốn thì các doanh nghiệp buộc phải trả lương cho người lao động tỉ lệ thuận với thời giá nếu như họ muốn doanh nghiệp của họ tồn tại.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam tồn tại được chủ yếu dựa vào nguồn lao động và mặt bằng tương đối rẻ của Việt Nam đễ sản xuất, sau đó đưa sản phẩm trở lại quê hương để tiêu thụ hoặc xuất sang nước thứ ba. Và thị trường ở hầu hết các nước trên thế giới đều không có biến động, trừ những nước có nền kinh tế độc tài, đang bị biến động chính trị và đồng tiền trượt giá. Nhưng các nước này không phải là thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Thử đặt một phép tính, sau một tháng, từ nguồn nguyên liệu đến chi phí sản xuất đều tăng đột ngột, thậm chí thuế xuất khẩu cũng tăng tỉ lệ theo qui luật thời giá, thì liệu doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam sẽ phản ứng ra sao?

Đương nhiên họ không thể biểu tình, họ không thể đóng cửa sản xuất bởi đóng cửa cũng chết, họ buộc phải lao theo và giảm dần các quota, giảm dần mọi thứ cho đến khi họ tìm ra mảnh đất đầu tư màu mỡ hơn và thiết lập cơ sở ở đó. Điều này mới nghe tưởng đơn giản nhưng với người lao động Việt Nam, đây là tai họa.

Bởi khi doanh nghiệp giảm dần qui mô sản xuất thì việc tăng ca của công nhân không xảy ra, thậm chí họ bị giảm bớt ca làm việc và tiền lương của họ cũng bị giảm tỉ lệ. Nhưng ca lao động giảm thì công suất lao động phải tăng để bù lỗ cho giới chủ. Tiền lương bị giảm mà các mặt hàng tăng liên tục, tiền điện, tiền xăng, tiền sinh hoạt, tiền thuê nhà… Tăng! Người lao động nhanh chóng bị vặt đến những chiếc lông cuối cùng.

Và một khi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cảm thấy Việt Nam không còn là một mảnh đất màu mỡ, hấp dẫn (nhờ vào giá lao động rẻ mạt) nữa thì e rằng câu chuyện sẽ diễn ra không hế tốt đẹp chút nào. Các doanh nghiệp chỉ cần giảm chi phí lao động, tăng công suất lao động thì không bao lâu, trong vòng hai tháng, Việt Nam sẽ có những lộn xộn và có khi chưa đầy quí ba tháng thì đã có nội loạn. Ở đây, rõ ràng chủ trương tăng giá để bù lỗ cho EVN là một chủ trương phản động (đối với đảng Cộng sản) bởi không có thứ gì mau gây bùng nổ làn sóng phản đối, thậm chí bạo lực nhanh hơn việc ngắt bớt miếng ăn của người dân.

Cũng có thể EVN và những kẻ phản động đã dùng lý luận cũ rích của những nhà lãnh đạo Cộng sản thời kinh tế tập trung bao cấp, đó là phải để cho con người đói khát và sợ hãi thì mới dễ quản lý. Không, điều đó chỉ phù hợp với tâm lý xã hội hậu chiến và bị cắt đứt mọi thông tin cũng như đoạn tuyệt với mọi luồng tư tưởng. Xã hội bây giờ là một xã hội mở, nếu cắt đứt mọi thông tin và đoạn tuyệt với mọi luồng tư tưởng thì nhà nước sẽ sụp đổ đầu tiên bởi mọi bang giao quốc tế bị chấm dứt ngay tức thời. Ngược lại, nếu giữ hiện trạng văn minh như đang có mà ngắt đi miếng ăn thì chẳng khác nào chọc giận và cố tình khích động nhân dân nổi dậy.

Không có nhân dân, thử hỏi có doanh nghiệp hay bất kì tổ chức nhân đạo nào chấp nhận còng lưng đóng thuế, ngắt bớt chi tiêu, ăn nhín uống nhịn để bù lỗ cho một nhóm người mà nhìn ở góc độ nào họ cũng bị ghét cay ghét đắng bởi tính trí trá, xảo quyệt và ích kỉ của họ? Tôi dám nói nếu như chủ tịch tập đoàn EVN đi ra biển một mình, nếu người dân phát hiện ra y, rất có thể y sẽ bị nhận nước tập thể. Y chết không phải do người dân tàn độc mà đó là cái chết trả nợ cho những gì y đã cướp đi từ bữa ăn của hàng triệu gia đình và cái chết của y sẽ giải thoát cho một gánh nặng chung, với hi vọng ngành điện phải nhìn lại!

Và không riêng gì chủ tịch EVN, sẽ có rất nhiều tay quan tham nếu như có biến, bọn họ sẽ bị nhân dân trừng phạt khó lường. Nhưng cũng chắc chắn một điều, một khi làm hỏng mọi chuyện, lấy hết sự bao dung của nhân dân dành cho đảng Cộng sản – một cái đảng mà không riêng gì nhân dân miền Bắc từng tin cậy, cưu mang, che chở - thì bọn quan tham kia sẽ cao chạy xa bay (bởi chúng đã tính trước điều này). Chúng đổ tội lên những nhà lãnh đạo cao cấp hơn chúng như Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư và những công thần bậc nhất của chế độ Cộng sản… Những nhà lãnh đạo cao cấp này sẽ ở lại ‘chịu lời đắng cay” với nhân dân. Bởi không có cơ hội đào thoát nào cho các nhà lãnh đạo cao cấp một khi họ bị xem là đầu sỏ độc tài. Trong khi đó, những thằng tép riu như Chủ tịch EVN hay Petro hay các tập đoàn khác được xem là doanh nhân, chủ doanh nghiệp nên cơ hội đào thoát rất cao.

Sở dĩ phải nói nặng nề như vậy bởi một khi có khủng hoảng kinh tế, một khi các nhà đầu tư nước ngoài rút đi, để lại một lượng người thất nghiệp khổng lộ, ngân sách bệ rạc vì phải liên tục trả nợ công và bù lỗ cho những con đỉa hút máu như EVN thì chắc chắn lúc đó, công an, quân đội cũng trở nên mỏi mệt vì tiền lương hụt hẫng, vì xã hội quá bất ổn, chẳng ai chọn đứng trong các hàng ngũ có thể trở thành lực lượng đàn áp nhân dân (vốn là che mẹ, anh em, họ hàng của họ) nghèo khổ, rên xiết, mà có đàn áp thì cũng chẳng đi đến đâu!

Đến đây, khi nhân dân bị “vặt lông” và bắt đầu cảm thấy không chịu đựng được nữa, đứng lên phản ứng, chính phủ, nhà nước và đảng bị khủng hoảng vì mất lòng dân, ngân khố trống rỗng, đánh mất sức mạnh công an, quân đội… Thì, nhân dân bị vặt lông thì ít, mà những người như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân mới bị vặt lông nặng nề!

Thực ra EVN và những tập đoàn (nói chính xác hơn là những tay đầu sỏ của các tập đoàn này) đang vặt lông ai? Không, họ không chỉ vặt lông nhân dân, mà mục tiêu cuối cùng của họ là vặt lông những con người như ông Trọng, ông Phúc, bà Ngân. Nếu không tin, cứ để họ tiếp tục vặt lông đi rồi sẽ thấy?! Bài học Venezuela, Lybia và các nước khối độc tài Cộng sản bị sụp đổ do hầu hết trách nhiệm của những tay tài phiệt đỏ trong hệ thống và họ bỏ chạy khi có biến, các nhà lãnh đạo ở lại chịu trừng phạt chưa đủ cho các ông, các bà sáng mắt sáng lòng sao?!