Ảnh của nguyenlanthang

ANH GIANG XE ÔM

Tôi gặp anh Giang lần đầu tiên ở đâu đó trong những lần biểu tình chống chặt phá bừa bãi cây xanh Hà Nội năm 2015. Nhưng thực ra để biết rõ anh là ai thì phải đến lần khi một thành viên phong trào cây xanh bị đám an ninh mặc thường phục tập kích và đánh đập một cách hèn hạ. Hôm ấy khi mọi người đang tập trung ở nhà người bị đánh thì anh cũng nhào đến thăm. Thực sự là lúc đó những người cũ trong phong trào chưa hề biết anh là ai. Nhưng chẳng ai mảy may nghi ngờ gì anh cả, vì bộ dạng hơi ngờ nghệch ấy, giọng nói chân thành ấy nhất định không thể là loại an ninh cài cắm.

Ảnh của canhco

Toàn dân có gì để bảo vệ chủ quyền?

Một bài báo trên VietnamNet đăng ngày 24 tháng 7 có tựa đề “Nhịn để được yên ổn” làm giảm sức mạnh của Việt Nam” đăng vài giờ thì bị giật xuống đặt tít lại với ý nghĩa hoàn toàn khác “Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc”.

VIỆT NAM CẦN MỘT THÁI ĐỘ KHÁC (P.2)

Phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam, vốn dĩ xây dựng tính chính danh dựa trên thành tích bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và phái sinh của nó là một thứ chủ nghĩa dân tộc bài Tàu thường xuyên được mài dũa, lại đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan nguy ngập hơn. Vừa phải tỏ vẻ thần phục Trung Cộng để mua thời gian, vừa phải tìm mọi cách chứng tỏ với quốc dân rằng sự thần phục đấy chỉ là hình thức, là chiến thuật ngoại giao khôn khéo để cho thấy là họ vẫn xứng đáng nắm quyền. Họ kỳ thực rất sợ kịch bản mất đảo, bởi nó sẽ khiến:

VIỆT NAM CẦN MỘT THÁI ĐỘ KHÁC (P.1)

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận tình hình chính trị có biến chuyển thế nào thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

Ảnh của nguyenvandai

Việt Nam là chim ưng hay bò sát?

Có một câu nói nổi tiếng được nhiều người biết đến:

“Những đỉnh cao muôn trượng chỉ có chim ưng và loài bò sát là vươn tới được”.


Để xây dựng được đất nước cường thịnh, Việt Nam chọn chim ưng hay bò sát?

Tất nhiên là người dân Việt Nam ai cũng mong muốn chọn chim ưng, nhưng dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam(CSVN), liệu mong muốn của người dân có thể đạt được?

Ảnh của nguyenhuuvinh

Lòng yêu nước không phải là miếng tã lót của đảng

Mấy ngày nay, khi đảng cho phép mở miệng, báo chí Việt Nam có những bài viết mà đọc qua nó người dân có thể dùng ngay những lời đánh giá của chính báo đảng, hoặc các cơ quan công an, tòa án trước đó đã nói về những bài viết như thế. Đó là những bài viết có nội dung “kích động”, “gây hận thù”, “cổ vũ người dân xuống đường vi phạm luật pháp, gây rối trật tự công cộng”, “chống lại chế độ CHXHCNVN”, “phủ nhận, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng”… 

Bàn về Chính sách 3 không của Việt Nam

Mọi lý thuyết về chính trị, an ninh là màu xám và cái đó không phải là bất biến. Một khi môi trường an ninh thay đổi thì khi đó chính sách đối ngoại của Việt Nam chắc chắn sẽ phải thay đổi. Nghĩa là, khi Biển Đông xảy ra xung đột giữa một bên là Mỹ và bên kia là Trung Quốc, lúc đó chính sách "ba không" của Việt Nam sẽ buộc phải thay đổi, vì khi nó không đáp ứng được. Chắc chắn lúc đó Việt Nam sẽ không có bất kể lựa chọn nào khác, mà dứt khoát phải lựa chọn chỗ đứng một bên cho mình. Lúc đó vẫn chưa muộn.

Vì sao Trung Quốc ưa quấy nhiễu Việt Nam ở Biển Đông?

Năm năm kể từ khi kéo giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc nay lại tiếp tục thử lửa quốc gia láng giềng phương Nam bằng việc vừa gửi đội tàu khảo sát địa chấn vừa triển khai tàu cảnh sát biển trang bị vũ khí hạng nặng quấy rối giàn khoan của Việt Nam.  

Trước chỉ là khảo sát, thăm dò, nhưng nay đã là quấy nhiễu, cản trở hoạt động khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam, cho thấy bước leo thang mới của Trung Quốc trong một khu vực hứa hẹn sẽ còn căng thẳng hơn nữa bởi các tranh chấp chủ quyền phức tạp kéo dài.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS