You are here

Blog của nguyenanhtuan

Anh Chí trong mắt tôi

Những ai từng tham gia các cuộc biểu tình dậy lửa Hà Nội, khởi đầu vào năm 2011 nhân sự kiện Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh cho đến 2018 lúc chính quyền dự định ban hành Luật Đặc khu, hẳn sẽ không quên được hình ảnh blogger Nguyễn Chí Tuyến, tên thường gọi là Anh Chí. 

Dễ nhận ra với bộ râu đậm đến nỗi còn được đặt thêm biệt danh là Anh Chí Râu Đen, blogger Nguyễn Chí Tuyến luôn là một trong những người xông xáo, lăn xả và tích cực nhất của mỗi lần xuống đường.

Vì sao lại bắt blogger Nguyễn Chí Tuyến lúc này?

Sáng ngày 29 tháng 2 năm 2024, một nhóm công an mặc sắc phục lẫn thường phục có mặt trong nhà của blogger Nguyễn Chí Tuyến, tên thường gọi là Anh Chí, ở quận Long Biên, Hà Nội để tiến hành lệnh khám xét. 

Theo gia đình blogger, sau khi tiến hành khám nhà, nhóm công an đã đọc lệnh bắt và đưa người đi mà không để lại bất kỳ văn bản hay quyết định nào. Lệnh bắt cũng được đọc vội vàng, theo một cách không rõ ràng, khiến cho gia đình cũng không rõ Anh Chí đã bị khởi tố theo điều khoản nào, chỉ biết là sẽ bị tạm giam 4 tháng ở Trại tạm giam số 2 của Công an Hà Nội.

Yếu tố miền Nam của ông Võ Văn Thưởng: Thuận lợi hay bất lợi?

Lâu nay khi bàn về khả năng kế vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Võ Văn Thưởng, hiện là Chủ tịch nước, thường bị cho rằng sẽ gặp bất lợi vì gốc gác miền Nam của mình. 

Luồng dư luận này tin rằng ngay cả khi chưa từng có một nhân vật nào thăng tiến thần tốc như ông Thưởng trong chính trị Việt Nam hậu đổi mới, vị đương kim Chủ tịch nước vẫn sẽ không thể vượt qua yếu tố vùng miền để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Quan điểm này không phải là không có cơ sở. 

Ông Trọng sẽ chọn ai kế nhiệm?

Những đồn đoán về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạm thời lắng dịu khi ông Trọng xuất hiện trong phiên họp bất thường của Quốc Hội trung tuần tháng Giêng vừa rồi.

Tuy nhiên, cho đến khi người kế nhiệm chưa được công bố, sức khỏe của ông Trọng vẫn là một đề tài được bàn tán nhiều, nhất là khi chỉ còn 2 năm nữa là đến kỳ Đại hội Đảng tiếp theo còn ông Trọng thì đã bước sang tuổi 80 với thể trạng nhiều bệnh tật. 

Con voi trong phòng của Huy Đức

Gần đây, nhà báo Huy Đức có bài viết “VINASHIN & SỰ PHẢN BỘI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG” cho rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm cho những thất bại trong cải cách kinh tế theo hướng thị trường ở Việt Nam và bởi vậy “việc thành lập Ủy ban Điều tra Độc lập để hạch tội Nguyễn Tấn Dũng và những người liên quan vẫn còn rất cần thiết.”

Bên cạnh những nhận xét khó kiểm chứng của các cựu lãnh đạo được dẫn trong bài, bài viết đưa ra ba điểm sau làm căn cứ cho cáo buộc đối với ông Dũng:

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác chống ly khai: Ai sẽ là nạn nhân?

Mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngay từ những ngày đầu luôn bị bao phủ bởi vô số bí mật. Chỉ một vài trong số đó được đôi bên tiết lộ, với những dụng ý chính trị riêng, trong thời kỳ cơm không lành canh không ngọt từ 1979 đến 1990 với những cuộc xung đột biên giới đẫm máu. 

Hội nghị Thành Đô năm 1990 chẳng những đưa quan hệ hai nước trở lại quỹ đạo trước đó mà còn khôi phục tính cách bí mật của mối quan hệ này. 

Vì sao Việt Nam - Trung Quốc lần đầu hợp tác "chống ly khai"?

Trong Tuyên bố Chung được cho là dài nhất giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nhân chuyến thăm lịch sử đầu tháng 12/2023 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lần đầu tiên hai nước nhắc đến khái niệm an ninh chế độ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác bảo vệ an ninh chế độ của nhau.

"Châu Á của người châu Á": phiên bản thuyết Đại Đông Á của Tập Cận Bình

Ba tháng sau khi đón Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm lịch sử nâng cấp bang giao giữa hai cựu thù, Việt Nam tiếp tục đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bằng những nghi thức ngoại giao cao nhất trong bối cảnh Hà Nội tìm cách cân bằng mối quan hệ với hai siêu cường đang cạnh tranh chiến lược với nhau.

Diễn đàn Phi Chính phủ EU: Đồng thuận và Tự vấn

Diễn đàn Phi Chính phủ EU (EU NGO Forum) là sự kiện thường niên do Ủy ban Âu Châu tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 12 nhằm hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12. Sự kiện quy tụ hơn 100 đại diện xã hội dân sự từ khắp các châu lục về thủ đô Brussels vương quốc Bỉ để thảo luận những cơ hội và thách thức khu vực và toàn cầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. 

Sự lạc điệu của một phái đoàn

Chính trị luôn gắn liền với tranh luận. Tuy nhiên những ai trông đợi các cuộc tranh luận nảy lửa trong chính trị dòng chính Việt Nam sẽ không khỏi thất vọng. 

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan