You are here

Blog

Ảnh của nguyenvubinh

Công cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam (Bài 3 - tiếp theo: Hiện tình phong trào dân chủ)

3 - Những hoạt động có tính chất kết hợp giữa những cá nhân, hội nhóm để tạo ra sức mạnh cho phong trào dân chủ.Mục tiêu kết hợp của phong trào dân chủ từ trước năm 2010 là sự kết hợp thuần túy có tính chất chính trị. Đó là sự kết hợp của những người đấu tranh dân chủ trong giai đoạn đó để hình thành tổ chức, tập hợp lực lượng làm đối trọng với nhà cầm quyền Việt Nam. Với mục đích như vậy, nhưng phong trào dân chủ đã không tận dụng được những hỗ trợ cần thiết để hình thành một tổ chức công khai của người dân trong lòng chế độ cộng sản.

Kịch bản giả định về tương lai Việt Nam

Hiện tại, khói lửa chiến tranh Việt - Trung có vẻ như đang bén. Nhưng, cũng có khả năng sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa Việt Nam và Trung Quốc và nếu có súng nổ chăng nữa thì đó cũng là những phát súng thí tốt để hợp thức hóa những thứ đã ký kết trong hội nghị Thành Đô giữa đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến đây, có hai tình huống: Giả sử có chiến tranh Việt - Trung xảy ra thì như thế nào? Nếu có những phát súng hợp thức hóa diễn ra thì ra sao?

Ảnh của nguyenvubinh

Công cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam (Bài 3: Hiện tình phong trào dân chủ)

Phong trào dân chủ Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Từ những tiếng nói đơn lẻ, những bài viết bằng tay truyền cho nhau đọc đến giai đoạn nở rộ trên mạng xã hội facebooks như hiện nay. Đã có sự đóng góp của bao lớp người, các thể hệ âm thầm chia sẻ, lan tỏa quan điểm khác biệt đến lớp thanh niên sử dụng thành thạo máy vi tính, điện thoại thông minh để nói lên suy nghĩ của mình.

Chúng ta đấu tranh vì cái gì ?

Hannah Arendt, trong cuốn « Bản chất của chủ nghĩa toàn trị » có viết câu này : « Bởi vì nếu ta chỉ biết, mà không hiểu [tôi nhấn mạnh – NTTH] rằng ta đấu tranh chống lại cái gì, thì chúng ta sẽ còn ít biết và ít hiểu hơn nữa rằng ta đấu tranh cho cái gì. » (La nature du totalitarisme, Payot, 1990, p.43).

Thông tin mới nhất về chị Cấn Thị Thêu.

Nguyễn Tường Thụy

Sau khi bắt chị Cấn Thị Thêu, nhà cầm quyền giam chị tại trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội ở phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.

Ngày hôm qua, 22/6/2016, Luật sư Hà Huy Sơn đã vào trại giam gặp chị Cấn Thị Thêu, tham gia buổi hỏi cung của điều tra viên và cho biết tình hình sức khỏe của chị Thêu giảm sút rất nghiêm trọng vì chị tuyệt thực ngay từ khi bị bắt (10/6). Chị ngồi xe lăn ra, có 2 người dìu. Chị đi tiểu ra máu và nôn ra máu. Tuy nhiên, Luật sư Sơn cho biết tinh thần chị rất tỉnh táo.

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng năng Tiến – Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

Vụ cá chết, biển chết ảnh hưởng tới cuộc mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển thì chẳng thấy tổng Trọng lên tiếng lấy một câu... Ấy vậy mà vụ cái xe biển xanh bé tí thì ngài lại nhanh nhảu tới mức, hôm trước báo đăng thì hôm sau:“Ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư nêu "đây là việc cần làm ngay..."

Nguyễn Hồn Việt

Đời làm chó, người làm báo

Một ngày 21/6 nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các sĩ quan quân đội.

Tại sao phải gấp rút xử lý nhà báo Mai Phan Lợi?

Sự hình thành các tổ chức XHDS tương tự như Diễn đàn Nhà báo trẻ, dần dần sẽ đe dọa quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN. Vì thế, sau đây các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục điều tra làm rõ các hoạt động của ban lãnh đạo cũng như các thành viên của Diễn đàn Nhà báo trẻ, mà ông Mai Phan Lợi đóng vai trò lãnh đạo.

Đứa con của biển và đứa con của chế độ

Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần 4,500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng nghề! Và cái chết, sự mất mát của những người chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối.

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi

Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA - 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?

Trang

Subscribe to RSS - blog