You are here

Blog của nguyenvubinh

Ảnh của nguyenvubinh

Những khía cạnh tích cực của Phong trào Dân chủ giai đoạn khó khăn, trầm lắng

     Giai đoạn Phong trào Dân chủ Việt Nam gặp những khó khăn, trầm lắng kể từ cuối năm 2015 đến nay mọi người đều biết và cảm nhận được. Khi mà chỉ có một cộng đồng người dùng nhận thức, tinh thần yêu nước, nói lên nguyện vọng tự do, dân chủ và sự thật cho người dân đã bị cả một thể chế với đầy đủ các thiết chế nhà nước đàn áp và khủng bố. Hàng đoàn người nối đuôi nhau vào tù, ra tòa và nhận những bản án nặng nề, kéo theo là sự trầm lắng của cả PTDC.

Ảnh của nguyenvubinh

Phong trào Dân chủ Việt Nam: có nên thất vọng?

Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2015 đến nay, Phong trào Dân chủ Việt Nam (PTDC) đã trải qua một giai đoạn đàn áp nặng nề nhất, kể từ đợt đàn áp 2001-2002. Có thể tính từ khi Nguyễn Văn Đài, sau đó một chút là Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng bị bắt. Trước đó, khoảng 2011-2015 là giai đoạn phát triển mạnh của PTDC. PTDC Việt Nam đã thiệt hại trên các phương diện sau.

Ảnh của nguyenvubinh

Tản mạn cuối năm Quý Mão

     Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là chúng ta chia tay năm Quý Mão, một năm không có nhiều biến động lớn, nhưng lại là năm thể hiện rõ nhất trạng thái xã hội giai đoạn ruỗng nát nhất của chế độ. Có thể nói, xã hội Việt Nam đang ở trạng thái hỗn loạn, rã đámbế tắc. Rất nhiều người cảm nhận được trạng thái này, dù có nói ra hoặc im lặng.

Ảnh của nguyenvubinh

Sự kế thừa lãnh đạo trong đảng

     Trong mấy ngày gần đây, thông tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện đã làm xôn xao cộng đồng mạng và dư luận xã hội. Với một vài lần đột quỵ trước đây, tuổi gần 80 và thời tiết trở lạnh, ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện dễ gây ra việc suy đoán tình trạng Ông sẽ khó qua khỏi, hoặc sức khỏe giảm sút trầm trọng. Cùng với việc đồn đoán về sức khỏe là việc đồn đoán về việc ai sẽ kế thừa ông Trọng nếu trường hợp xấu nhất đối với Tổng Bí thư xảy ra. Tìm hiểu về sự kế thừa lãnh đạo tối cao trong đảng trong trường hợp này cũng thật cần thiết.

Ảnh của nguyenvubinh

Vấn đề người đấu tranh ra đi tỵ nạn

     Trong vòng mấy tuần trở lại đây, có thông tin về hai cựu tù nhân Lương tâm ra đi tỵ nạn, cộng đồng người đấu tranh, phản biện lại xôn xao. Việc những người đấu tranh, hoạt động trong nước ra đi tỵ nạn đã có từ rất lâu rồi, nhưng nở rộ vào những năm 2015-2017 và rải rác đến tận bây giờ, và chắc vẫn còn tiếp tục. Người viết bài này khi đang ở trong tù cũng được hai an ninh xuống trại tù Ba Sao đặt vấn đề đi tỵ nạn, trước khi ra tù 3-4 tháng. Nhưng có lẽ an ninh biết người viết không mặn mà gì nên không bao giờ đặt ra nữa.

Ảnh của nguyenvubinh

Ông Nguyễn Phú Trọng có phải là một người liêm khiết?

     Trong một lần tiếp xúc với một bạn trẻ, khi bàn về vấn đề chống tham nhũng hiện nay, bạn trẻ hỏi tôi: “Theo chú, ông Nguyễn Phú Trọng có phải là một người liêm khiết không?”. Đây là một câu hỏi thú vị, và cũng không ít người đã tự đặt ra hoặc trao đổi với nhau trong những lần bàn luận về chính trị.

Ảnh của nguyenvubinh

Đại gia ở Việt Nam

     Trong thời gian vài ba năm trở lại đây, một loạt các đại gia ở Việt nam đã vướng vào vòng lao lý. Người trước kẻ sau, người nhanh kẻ chậm, lần lượt nối đuôi nhau vào tù. Còn một số ít đại gia ngoài xã hội, đang vật lộn làm ăn nhưng cũng suốt ngày nghe tin đồn sắp xộ khám. Có thể nói, thời kỳ đen tối của các đại gia đang tới, thật trùng hợp, đó cũng là lúc chế độ cộng sản ở Việt Nam gặp khó khăn, cạn kiệt nguồn lực.

Ảnh của nguyenvubinh

Thể chế toàn trị

     Theo định nghĩa của chính trị học, Thể chế toàn trị (totalitarianism) là một hình thức chính trị mà chính phủ hoặc chế độ tập trung quyền lực một cách tuyệt đối và kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống của công dân. Trong các chế độ toàn trị, người lãnh đạo và tổ chức nhà nước thường kiểm soát tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục, truyền thông và quân sự.

Ảnh của nguyenvubinh

Mê sảng

     Trong cuộc gặp tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội sáng ngày 14/10, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu như sau: "Đảng ta là đảng cầm quyền, nhưng Đảng không làm thay Quốc hội. Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, nhưng như thế không phải độc đoán chuyên quyền mà theo luật pháp cho phép. Thế gọi là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…

Ảnh của nguyenvubinh

Vấn đề tuyệt thực trong nhà tù

     Trong thời gian gần đây, thông tin về các Tù nhân Lương tâm tuyệt thực ngày càng nhiều và thời gian tuyệt thực ngày càng dài. Trước tiên là anh Trần Huỳnh Duy Thức, người đã rất nhiều lần tuyệt thực. Sau đó là anh Đặng Đình Bách, người đấu tranh cho môi trường. Gần đây nhất là Lê Trọng Hùng, bước vào ngày tuyệt thực thứ 31-32, nếu anh tiếp tục tuyệt thực từ ngày gặp gia đình (ngày 23/9) đang là ngày tuyệt thực thứ 21.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenvubinh