You are here

Blog

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự thay đổi tư duy chính trị

Mượn chuyện Cách mạng Công nghiệp 4.0 để bàn chuyện đấu tranh hiện nay, với hy vọng cần có một sự thay đổi thật lớn về tư duy chính trị, tư duy tranh đấu. Như thế mới có thể có hy vọng trong vấn đề thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Nếu như chúng ta vẫn cứ dậm chân tại chỗ với những bài bản và cách thức không hề thay đổi trong hàng chục năm qua, trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam như mọt con tắc kè đổi màu theo hướng có lợi cho họ nhất. Đó là lý do họ luôn vững như bàn thạch.

Đám tang Trần Đại Quang, ấn Kim Cang và chuyện ốp đồng

Trạng thái ốp đồng, nếu bỏ qua những luận lý khoa học thì đâu đó trong sâu thẳm vùng hố đen mà khoa học chưa chạm tới hoặc chưa muốn chạm tới, nó có thật. Nó như một sự cưỡng bức sóng, một tần số, một linh hồn nào đó đóng vai trò tha lực xâm chiếm, cưỡng bức ngôi nhà thể xác của một tần số, linh hồn yếu đuối hơn. Và trên hết là sự tự nguyện lép vế của linh hồn chủ khi mời hoặc chấp nhận để linh hồn bên ngoài vào áp đảo thể xác của mình.

Thêm một cái quốc tang

Chiều thứ Năm ngày 26 tháng 9 năm 2018, ông Đại Tướng Trần Đại Quang đã về với đất mẹ ở Ninh Bình, nơi ông sinh ra và lớn lên, kết thúc hai ngày Quốc tang ở Việt Nam dành cho chủ tịch nước. Vậy nhưng có một quốc tang khác đang treo cờ rũ hàng ngày trước mỗi gia đình Việt Nam lúc này; quốc tang cho tính người, cho tình làng nghĩa xóm, cho sự gắn kết trong gia đình của mỗi thành viên.

NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BẤT CHẤP LUẬT ĐỂ GIẤU DIẾM ĐTM RA SAO?

Năm 2014 Quốc Hội thông qua Luật Bảo vệ Môi trường quy định rất rõ một trong những loại thông tin môi trường PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). [1]

Nếu làm theo luật này, chẳng hạn đối với Formosa Hà Tĩnh, công chúng và báo chí sẽ biết rõ nhiều thông tin quan trọng sau:

(1) Đơn vị được thuê lập ĐTM là ai? Gồm những cá nhân nào? Năng lực ra sao?

(2) Hội đồng phê duyệt bao gồm những cá nhân nào? Uy tín thế nào trong lãnh vực môi trường?

Sau cái chết của Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải làm gì để cứu vãn?

Người ta sẽ để Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch giữ chức Chủ tịch Nước thay cho ông Quang và đưa Tướng Lương Cường, một tướng "quan văn" tay chân thân tín của Tổng Trọng, một phần tử thân Tầu tuyệt đối sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Quốc phòng để cứu vãn?

Ảnh của NguyenTrangNhung

28/9: Ngày Quyền Biết Quốc tế

Ngày 28/9/2002, tại Sofia, Bulgaria, các tổ chức vì tự do thông tin từ 15 quốc gia[1] cùng một số tổ chức quốc tế đã tạo ra một mạng lưới với tên gọi Người ủng hộ Tự do Thông tin (Freedom Of Information Advocates – FOIA) với mục đích thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin và quản trị mở, minh bạch. FOIA đã đề xuất ngày này là Ngày Quyền Biết Quốc tế (International Right to Know Day) nhằm biểu trưng cho phong trào toàn cầu vì quyền tiếp cận thông tin.[2]

Nguyễn Tấn Dũng: một chút tử tế

Trương Duy Nhất

Có vẻ, Nguyễn Tấn Dũng đã dứt bỏ được mọi danh tước để làm “người tử tế”, hay ít ra là có khát vọng tử tế để trở thành một công dân lương thiện? Đời, không ai dám chắc mình không tội lỗi. Sự nghiệp của ông để lại nhiều tiếng ác và một di sản kinh tế mục nát đến tàn tệ. Nhưng biết sám hối và dám tử tế trong chặng cuối cuộc đời, cũng là chút gì để chuộc tội, để chúng dân bớt cười cợt nhạo diễu khi nằm xuống, cho dù “quốc tang”, như ông đang thấy với các “đồng chí” mình, hôm nay.

Ảnh của nguyenvubinh

Hỏi và đáp về Phong trào Dân chủ Việt Nam (Bài 2)

     Câu hỏi: Phong trào Dân chủ có từ bao giờ?

     Trả lời: Theo khái niệm rộng và chung nhất (Phong trào Dân chủ là toàn bộ những hoạt động của người dân hướng tới, nhằm dân chủ hóa đất nước), Phong trào Dân chủ có từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh... Tuy nhiên, đó là những hoạt động đơn lẻ, không có tính chất liên tục. Vì vậy, có thể lấy mốc năm 1975 làm mốc chung của Phong trào Dân chủ. Từ năm 1975 trở đi, các hoạt động đấu tranh rộng khắp, lại vừa mang tính liên tục, kế thừa.

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nước Mắt Tân Cương

Có bào chữa kiểu gì đi nữa, có tô vẽ kiểu gì đi nữa, có khoác áo mục tiêu gì đi nữa, thì cuối cùng về bản chất, đặc khu là hình thức nhượng chủ quyền lãnh thổ.

T.S Nguyễn Ngọc Chu

Ảnh của nguyenvubinh

Hỏi và đáp về Phong trào Dân chủ Việt Nam (Bài 1)

     Câu hỏi: Phong trào Dân chủ là gì?

     Trả lời: Phong trào Dân chủ là toàn bộ những hoạt động của người dân hướng tới, nhằm dân chủ hóa đất nước. Đây là khái niệm rộng và chung nhất. Cốt lõi của dân chủ hóa đất nước là cần có một thể chế chính trị dân chủ, để bảo đảm tự do của người dân, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh.

     Câu hỏi: Phong trào Dân chủ Việt Nam có nội dung hoạt động cốt lõi là gì?

Trang

Subscribe to RSS - blog