You are here

Blog của NguyenTrangNhung

Ảnh của NguyenTrangNhung

Mất cảm giác về mùi, vị có thể là dấu hiệu nhận biết Covid-19

Hình: Minh họa nCoV (Nguồn: Internet)

Rudy Gobert, cầu thủ người Pháp của đội bóng rổ Utah Jazz, người nhiễm Covid-19, đã tweet vào cuối tuần qua rằng anh không thể ngửi thấy bất cứ gì.[1]

Gobert không phải là trường hợp cá biệt mà chỉ là một trong rất nhiều người nhiễm Covid-19 có vấn đề với khứu giác.

Trên thế giới, ngày càng có nhiều bác sỹ nghi ngờ rằng triệu chứng ban đầu của những người nhiễm Covid-19 là mất cảm giác về mùi và/hoặc vị.

Ảnh của NguyenTrangNhung

nCoV có thể sống hơn 5 tuần trong cơ thể bệnh nhân

Hình: Minh họa nCov (Nguồn: Internet)

Tạp chí Y khoa The Lancet hôm 11/3 đã công bố một nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cho thấy nCoV có thể sống trong đường hô hấp của bệnh nhân trong hơn 5 tuần.[1] 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Thế nào là đại dịch?

Hình: Tổng Giám đốc WHO (giữa) tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào 11/3 (Nguồn: Fabrice Coffrini/AFP)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào hôm thứ Tư, 11/3, đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Điều này khiến nhiều người cảm thấy Covid-19 đáng lo ngại hơn. 

Song cụ thể thì đại dịch có nghĩa là gì và các quốc gia cần ứng phó thế nào trước Covid-19?

Ảnh của NguyenTrangNhung

Để ngăn chặn dịch bệnh, rửa tay có thực sự hữu hiệu?

Hình: Rửa tay nên kèm với xà phòng (Nguồn: Internet)

Rửa tay là một biện pháp vệ sinh cơ bản mà mọi người đều biết và thường áp dụng cho các sinh hoạt hàng ngày.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh nói chung, rửa tay được khuyên dùng như một biện pháp hữu hiệu để phòng tránh và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Đối với dịch Covid-19 cũng vậy. WHO, Tổ chức Y tế Thế giới, đã khuyến nghị mọi người rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.

Ảnh của NguyenTrangNhung

nCoV có thể lây qua không khí: Một khả năng chưa bị loại trừ

Hình: Minh họa nCoV (Nguồn: chinadaily.com.cn)

Cho đến nay, các con đường lây truyền được biết của nCoV (có tên chính thức là SARS-CoV-2) là tiếp xúc với các giọt hô hấp có chứa virus từ người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, và tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus, trong đó, con đường thứ nhất được cho là chủ yếu.[1]

Các nhà khoa học đang tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu có các con đường khác hay không.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Về tên gọi của nCoV: Nhiều người đang hiểu lầm đấy!

Hình: Minh họa nCoV (Nguồn: aafp.org)

"WHO giờ cũng phong thủy à? Corona hay Covid-19 là được. Bày đặt SARS-CoV-2. Bản chất nhìn thấy biến thể của cả SARS và Covid? Hãi lắm."[1] 

"Virus gây bệnh Covid-19 được đặt tên mới: SARS-CoV-2!? Đến quỳ lạy với thuật ngữ xoành xoạch của ông WHO."[2]

"Kệ mẹ bọn WHO ăn hại muốn đổi tên gì thì đổi, từ rày trở đi ta sẽ gọi là SIÊU VI KHUẨN VŨ HÁN. (...)"[3]

Ảnh của NguyenTrangNhung

Virus corona có thể tồn tại trên các bề mặt bao lâu?

Hình: Minh họa virus corona (Nguồn: the-scientist.com)

Các nghiên cứu về nCoV cho đến nay chỉ cho chúng ta biết một phần về loại virus corona mới này, và còn nhiều điều chúng ta chưa biết.

Một trong nhiều điều như vậy là nCoV có thể tồn tại trên các bề mặt của các vật dụng bao lâu. Câu hỏi này đang được các nhà khoa học tìm câu trả lời.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Nam giới nhiễm nCoV nhiều hơn nữ giới: Hút thuốc có thể là lý do

Hình: Thuốc lá (Nguồn: slashgear.com)

Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra đến nay đã khiến hơn 73.000 người nhiễm, gần 1.900 người chết trên toàn cầu, trong đó tuyệt đại đa số là tại Trung Quốc.[1]

Các nghiên cứu gần đây trên các bệnh nhân nhiễm nCoV đều có kết quả giống nhau ở chỗ nam giới chiếm đa số trường hợp và thường là có sẵn vấn đề sức khỏe. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

'Virus Corona Vũ Hán, biến đổi khí hậu và các dịch bệnh trong tương lai'

Hình: Dơi – Vật chủ trung gian khả nghi của nCoV (Nguồn: Andreas Trepte)

'The Wuhan Coronavirus, climate change and future epidemics' ('Virus Corona Vũ Hán, biến đổi khí hậu và các dịch bệnh trong tương lai') là tiêu đề của một bài viết đáng chú ý trên Time của tác giả Yustin Worland vào ngày 6/2 vừa qua.[1]

Ảnh của NguyenTrangNhung

Chuyện khẩu trang tăng giá theo sự bùng phát của nCoV-2019

Hình: Hai người đeo khẩu trang tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, 22/1/2020 (Nguồn: Stringer/Getty Images)

Nhân dịch nCoV bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc, một hiệu thuốc ở Bắc Kinh đã tăng giá khẩu trang lên 6 lần so với giá bình thường: 850 nhân dân tệ (gần 3 triệu đồng) 1 hộp khẩu trang 3M mẫu 8511CN, trong khi giá trên mạng chỉ là 145 nhân dân tệ (gần 500 ngàn đồng).[1]

Trang

Subscribe to RSS - Blog của NguyenTrangNhung