You are here

Blog của nguyenvandai

Ảnh của nguyenvandai

Vụ án chuyến bay giải cứu: Sự bất công trong chính sách khoan hồng với tội phạm

Trong phiên toà phúc thẩm vụ án chuyến bay giải cứu đang diễn ra tại Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát Cấp cao đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm giảm án cho 16 trên tổng số 21 bị cáo. Trong đó, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn và cựu đại sứ Trần Việt Thái không kháng cáo song được VKS đề nghị giảm 6-12 tháng tù.

Ảnh của nguyenvandai

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Mua chuộc quan chức Việt cộng dễ hơn mua mớ rau?

Qua các vụ án “chuyến bay giải cứu”, “công ty Việt Á”, “Vạn Thịnh Phát”,… chúng ta thấy 100% quan chức Việt cộng được giao trách nhiệm quản lý, giám sát, thanh tra,… đều tự bán mình hoặc bị mua chuộc.

Vụ chuyến bay giải cứu có 21 quan chức từ Văn phòng chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương;

Vụ án công ty Việt Á, đã khởi tố 33 vụ án, trên 112 bị can với 6 tội danh. Phần lớn các bị can là quan chức trung ương và địa phương. Trong đó có 2 cựu bộ trưởng, một cựu bí thư tỉnh uỷ tỉnh Hải Dương;

Ảnh của nguyenvandai

Dư luận người dân về việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt

Chiều muộn ngày 14 tháng 11 năm 2023, khi ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu quốc hội, phó Trưởng Ban dân nguyện của quốc hội vừa xuống sân bay Nội Bài. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã chờ sẵn và đọc quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam với ông Lưu Bình Nhưỡng. Công an tỉnh Thái Bình đã cáo buộc ông Lưu Bình Nhưỡng có hành vi “cưỡng đoạt tài sản” theo điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, trong vụ án Phạm Minh Cường, tức Cường quắt, đang được công an tỉnh Thái Bình điều tra.

Ảnh của nguyenvandai

Bài học cho Phạm Nhật Vượng từ người từng giàu số 2 châu Á đang trước nguy cơ trắng tay

Những gì mà tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã và đang làm thì không khác gì tỷ phú từng là số 2 châu Á đã vấp phải và đang đứng trước sự sụp đổ và trắng tay.

Đây là bài học cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Đại gia bất động sản hàng đầu khu vực đã rớt khỏi danh sách tỷ phú USD của Bloomberg cho dù từng sở hữu đế chế địa ốc khổng lồ và có khoảng thời gian giàu số 2 châu Á.


Tài sản từ 42 tỷ xuống dưới 1 tỷ USD

Ảnh của nguyenvandai

Tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không để quốc hội lấy phiếu tín nhiệm?

Trước tiên chúng ta xem sự khác biệt trong việc lấy phiếu tín nhiệm ở chế độ tự do dân chủ đa Đảng và chế độ độc tài, độc đảng CSVN.

Ở các nước tự do dân chủ đa Đảng, việc lấy phiếu tín nhiệm với người đứng đầu chính phủ và các thành viên chính phủ sẽ dẫn đến:

Nếu người đứng đầu chính phủ và các thành viên chính phủ đạt trên 50% phiếu tín nhiệm thì được coi là chính phủ đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Chính phủ tiếp tục tồn tại hết nhiệm kỳ.

Ảnh của nguyenvandai

Tại sao nước Việt Nam dân chủ có giá trị tuyệt đối với Mỹ và sẽ không bị bỏ rơi?

Trên RFA tiếng Việt có đăng bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng về bài học cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đến trong trường hợp nào thì Mỹ bỏ rơi, trường hợp nào Mỹ không bỏ rơi.

Tôi đồng tình với quan điểm của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. Và tôi đưa ra quan điểm của mình để làm rõ hơn nữa là người dân Việt Nam cần phải làm gì để Mỹ không bao giờ bỏ rơi Việt Nam.


Trong lịch sử quan hệ quốc tế của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi hai nước đồng minh.

Ảnh của nguyenvandai

Không giúp Việt Nam có dân chủ, Mỹ sẽ lập lại sai lầm nuôi dưỡng kẻ thù

Chúng ta đang chứng kiến mối quan hệ giữa nhà nước độc tài CSVN và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ có những bước tiến đáng kinh ngạc, bất ngờ với không chỉ người Việt Nam mà còn với cộng đồng quốc tế.

Tháng 8 năm 2021, trong lúc đại dịch Covid 19 đang nóng, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới thăm Việt Nam và đề nghị phía cộng sản Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao. Nhưng phía CSVN không trả lời.

Nhưng tới đầu tháng 7 năm 2023, mọi thứ đã thay đổi sau chuyến thăm Mỹ của Trưởng Ban đối ngoại TƯ Lê Hoài Trung.

Ảnh của nguyenvandai

Những điều nghịch lý của Vinfast

Trong phiên giao dịch ngày 24/8 (giờ Mỹ), cổ phiếu của Vinfast (VFS) tiếp tục gây bất ngờ với việc đóng cửa ở mức giá cao kỷ lục mới là 49 USD/cp. Trong phiên, có lúc VFS đã lên 58 USD/cp, tương ứng giá trị vốn hoá công ty hơn 130 tỷ USD. Trước đó, cổ phiếu VFS từng đóng cửa phiên ngày 23/8 ở mức trên 37,00 USD/cp.

Trong phiên 24/8, VinFast ghi nhận gần 13 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, cao hơn so với mức 4,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành tự do (free float). Trong phiên liền trước (23/8), Nasdaq ghi nhận 8,26 triệu cổ phiếu VFS được giao dịch.

Ảnh của nguyenvandai

Phạm Nhật Vượng và Vinfast đang bán gì cho nhà đầu tư Mỹ và quốc tế?

Ngày 15/8/2023 theo giờ New York, cổ phiếu của Vinfast chính thức được giao dịch trên sàn Nasdaq với giá khởi điểm 22 USD/1 cổ phiếu. Như vậy, giá trị doanh nghiệp của Vinfast được tự định giá trước đó là 23 tỷ USD đã tăng lên hơn 50 tỷ USD.

Vậy giá trị của Vinfast là thực hay ảo? Và Phạm Nhật Vượng đang bán gì cho nhà đầu tư Mỹ? Hậu quả sẽ ra sao?

Ảnh của nguyenvandai

Tại sao Nguyễn Phú Trọng thờ ơ trước tiếng kêu cứu tuyệt vọng của người dân?

Trong vài năm trở lại đây, trong các cuộc biểu tình của người dân oan hay của những nạn nhân của các ngân hàng trong vụ trái phiếu. Họ đều mang theo băng rôn, khẩu hiệu như: “Tổng Bí thư cứu dân!”; hay “bác Trọng ơi cứu dân!”. Đồng thời họ cũng gào thét kêu cứu với nội dung tương tự tới ông Nguyễn Phú Trọng. Một số nhóm biểu tình còn tìm cách đi ngang qua nơi sinh sống của ông Nguyễn Phú Trọng.


Tại sao những người dân oan lại phải kêu cứu tới ông Nguyễn Phú Trọng?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenvandai