Ảnh của nguyenvandai

Giải mã việc Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh, cả nước ăn mừng

Tôi còn nhớ lúc nhỏ, khi nghe tin ông Tôn Đức Thắng qua đời vào năm 1980, vẫn còn nhiều người dân sụt sùi thương nhớ và luyến tiếc.


Nhưng tới năm 1986, khi ông Lê Duẩn qua đời thì người dân thở phào nhẹ nhõm. Còn các nguyên thủ nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam sau này qua đời thì đa phần người dân đều phấn khởi, họ thường nói với nhau “may quá, đỡ tốn cơm của dân”.

Ảnh của DongPhungViet

Ơn ai nếu “đảng ta” đốn đồng chí Son và đồng chí Tuấn?

Cuối tuần vừa qua, hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam rúng động trước tin đồng chí Nguyễn Bắc Son và đồng chí Trương Minh Tuấn, vừa cùng là cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN, vừa cùng là cựu Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông, bị khởi tố thêm tội “nhận hối lộ”. Xưa giờ “đảng ta” vẫn chống tham nhũng nhưng đâu có cáo buộc đồng chí nào “nhận hối lộ”!

Ảnh của canhco

Một phản ứng kiệt sức

Kết quả phán quyết của tòa án Quốc tế buộc Việt Nam phải trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình tổng cộng hơn 45 triệu đô la không những là tiếng chuông công lý cảnh báo hệ thống tư pháp Việt Nam mà còn mở mắt cho đại bộ phận người dân Việt Nam biết rằng họ không phải sống trong ốc đảo thông tin và mọi diễn biến trên thế giới sẽ gây tác động tới từng gia đình Việt Nam mặt này hay mặt khác.

Thấy gì qua việc truất phế ông Nguyễn Bá Cảnh?

Trong cuộc chiến quyền lực giữa các phe cánh trong nội bộ đảng CSVN, thì cuộc chiến tại Đà Nẵng là cuộc chiến thực sự tàn khốc, mang tính hủy diệt đối với ban lãnh đạo cũ của "bố già" Nguyễn Văn Chi, cùng với Nguyễn Bá Thanh và các đàn em thân tín. Thế lực chính trị đối nghịch với nhóm lợi ích này là nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mâu thuẫn này tưởng rằng sẽ hết, khi trung ương tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ra làm hai để tách hai con Hổ mang tên Bá Thanh và Xuân Phúc không cho ở cùng một chuồng. Tuy nhiên việc tách thành 2 tỉnh cũng không được yên và phe nhóm của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không chịu để yên.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Vợ con của ông Nguyễn Hữu Linh có tội tình gì?

Đó là câu hỏi trong một bài viết trên báo Người Lao Động nói về hành vi của một số người ném chất bẩn trước cổng nhà ông Linh ở Đà Nẵng và xịt sơn lên đó.[1]

Câu hỏi được đưa ra dưới dạng tu từ. Hỏi đấy mà trả lời rồi đấy, rằng vợ con ông Linh nào có tội tình gì đâu mà bị cư xử như vậy.

Ảnh của canhco

Cãi vả có thành dân chủ?

Chắc chắn là có, ngoại trừ cãi vả vì lợi ích riêng mình bất cần lợi ích chung của người khác, đặc biệt sự cãi vả xảy ra giữa cộng đồng cùng quan tâm đến một vấn đề chung. Sự cãi vả hay nói văn chương hơn là “tranh luận” là phương pháp tốt nhất mài giũa tư duy về dân chủ trong khi một trong hai phía, bênh hay chống một vấn đề nào đó, có cơ hội nhìn ra vấn đề mà trước đó do thói quen không nhìn thấy.

Dương Nội kết nghĩa Đồng Tâm

Kỷ niệm 2 năm biến cố Đồng Tâm, đoàn nông dân giữ đất Dương Nội do cô Cấn Thị Thêu dẫn đầu đã có chuyến viếng thăm cụ Lê Đình Kình và dân làng Đồng Tâm.

Hai bên nhân dịp này đã kết nghĩa với nhau vì một mục tiêu chung, trước là giữ đất cho cộng đồng mình trước sự tham lam của các nhóm lợi ích, sau là giành lại quyền đất đai cho mỗi người dân từ các cấu kết quyền-tiền vốn đang độc chiếm đất đai bằng lệnh bài ‘sở hữu toàn dân’ ban bởi Hiến pháp và sẵn sàng cướp đoạt từ tay dân lành bằng thượng phương bảo kiếm ‘thu hồi đất’ cấp bởi Điều 62 Luật Đất đai hiện hành. [1]

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lê Anh Hùng

I know what I choose to do is risky but I accept the fight.

Lê Anh Hùng

Ảnh của nguyenlanthang

NHỮNG ĐỨA CON CỦA MẸ

Trong bài viết trước, "Con phải tự đứng lên" tôi đã trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình về việc nuôi dạy trẻ trước các vấn đề của xã hội. Tôi rất xúc động và xin được cảm ơn mọi người, vì đã nhận được sự chia sẻ và đồng cảm rất lớn từ những bậc cha mẹ rất bình thường, vốn không phải là người hoạt động xã hội, hay cũng không phải là người thường hay lên tiếng trước các bất công. Trước đây, tôi cũng là người rất bình thường như quý vị, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, an phận học hành rồi đi làm.

Giá của ký ức

Trong những ngày này, trên các trang mạng đang lan truyền các bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được dùng trong sách giáo khoa, được cho là nằm trong tập Tiếng Việt và Toán lớp 2, tập 2, NXB Giáo dục, dùng cho học sinh toàn Việt Nam.

Cảm xúc hay tuyên truyền?

Nhưng rồi đọc những vần thơ của ông Trần Đăng Khoa trên sách giáo khoa ấy, thật sửng sốt, và hơn nữa, "thơ" lại còn giúp mở ra những điều nghi hoặc về một vùng tối trong lịch sử cách mạng.

“Bệnh viện vừa truy điệu bác chiều nay

Nhưng bác chỉ yên nghỉ ban ngày

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS