You are here

Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc


 
“… Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
 — Phùng Quán (Lời mẹ dặn)
 

Tôi là người tính tình hơi khô cứng, bạn bè anh em nhận xét về tôi như vậy.
Cũng có thể là vì tôi sống có nguyên tắc cụ thể trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mọi nguyên tắc do tôi tự đề ra cho mình và tự ghép mình trong các khuôn khổ đó phải thực hiện cho đúng.
Ví dụ quan điểm về chính trị của tôi là “Tôi quan tâm đến chính trị nhưng không tham gia,bởi dù thay chính quyền hiện tại bằng chính quyền khác đi chăng nữa tôi cũng xin giữ vai trò người phản biện” hay quan điểm về viết blog hay viết báo cũng rõ ràng, viết đúng, trung thực và không bẻ cong ngòi bút để bảo vệ sự đúng đắn của chân lý cuộc sống.
Trong mấy ngày vừa qua, sau khi bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” của Kami được đăng tải và xuất hiện trên trang blog rfavietnam và sau đó cùng hàng chục các trang web site, blog có tên tuổi như Dân luận, X-cafevn, Đàn chim việt, Tiếng nói TDDC, Tin tức hàng ngày, Dân làm báo, Đối thoại, Báo Tổ quốc v.v… cùng đăng tải.
 
Bài viết này đã gây nên nhiều luồng phản ứng khác nhau, khen có, chê có nhưng nhìn chung đa phần bạn đọc, đặc biệt là các bạn đọc trong nước có nhận xét bài viết có những đánh giá đúng mức, trung thực và khác quan.
 
Đây là một bài viết mang tính chất bình luận, đánh giá đối với một sự kiện mang tính chất cách mạng đang diễn ra ở Bắc Phi dưới góc nhìn của một cá nhân blogger đang trực tiếp sống ở Việt nam – người trong cuộc thông qua các thực tế khách quan đang diễn ra hàng ngày trước mắt của mình, hòng mang đến cho bạn đọc đặc biệt là các chính trị gia salon ở hải ngoại những sự thật mà họ còn chưa (hay cố tình không) muốn đối diện vì sợ.
Mục đích của bài viết nhằm chỉ ra các nhược điểm thiếu sót mà những người đấu tranh cho dân chủ, đặc biệt là các tổ chức, hội đoàn chính trị và tôn giáo rút kinh nghiệm. Bởi một thực tế hơi phũ phàng hiện nay là giữa những điều những chính khách salon này nghĩ hay muốn tưởng tượng ra và sự thật thực tế cuộc sống đã có một khoảng cách khá xa, không trung thực.
Cách suy nghĩ này đã tạo một tiền đề tương đối nguy hiểm cho các chính trị gia khi tự huyễn hoặc khi đánh giá tình hình trong nước theo suy nghĩ chủ quan của mình mà tách rời thực tế khác quan để “tự sướng” hoặc ru ngủ quần chúng rồi tiến tới áp đặt các suy nghĩ của mình cho người khác nhất là với các bloggers phải viết theo ý của họ. Ví dụ như một số ngưòi cho rằng hiện nay dân chúng trong nước có tới 85-90% chán ghét chế độ hiện tại sẵn sàng đứng lên để làm một cuộc chính biến như ở Tunisia hay Ai cập, hay chính biến tương tự như đã xảy ra ở các nước Bắc Phi sẽ nổ ra ở Việt nam trong năm 2011. Điều này cho thấy hình như những người này đã và đang quên câu binh pháp của Tôn Tử nói rằng “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” trong công việc đấu tranh của họ.
 
Nguy hiểm hơn là các bloggers hay các cây bút ở hải ngoại không biết một điều rằng nhưng nhận định hay các bài viết mang tính chất phỏng đoán mang tính viển vông, xa rời thực tế hòng lên giây cót tinh thần cho bạn đọc vì một tương lai “tươi sáng”, mà đã xa rời thực tế khách quan hay đại loại như vậy cũng gây không ít phản cảm cho bạn đọc trong nước và dẫn tới sự suy giảm lòng tin với báo chí lề trái. Mà không nhớ rằng một sự bất tín của báo chí thì sẽ dẫn tới vạn sự bất tin của độc giả, bởi một nền truyền thông có uy tín không cho phép ai lạm dụng lòng tin của độc giả để tuyên truyền dối trá cho họ.
 
Nói ra điều này cũng vì trên mạng xã hội Multiply hiện nay một số các bloggers của nhóm Blogger Tự do của một đảng chính trị có tên tuổi hải ngoại đang có một cuộc tranh luận kín nhằm mổ xẻ về các vấn đề được mất xung quanh bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” này. Điều muốn nói ở đây là bọn họ còn nghi ngờ về bản chất 2 mặt của tác giả bài viết, mà theo họ là có xu hướng thân cộng và bài viết đó không phản ảnh trung thực sự thật (!?) dẫn tới không có lợi cho sự nghiệp của họ đang dấn thân và đặc biệt là ảnh hưởng của giới trẻ trong và ngoài nước. Chuyện các cá nhân tham gia tranh luận, mổ xẻ hay phản biện một vấn đề xã hội hay một bài viết là một nét văn hoá đẹp chúng ta nên ủng hộ và tạo điều kiện vì nó giúp mọi người nghe được nhiều ý kiến với các góc nhìn không giống nhau nhằm tạo điều kiện cho mọi người tự hoàn thiện mình. Nhưng phản biện không có nghĩa là trả thù hoặc bôi nhọ danh dự của người khác.
 
Trước hết xin nói rằng tôi biết rõ Nhóm blogger Tự do này vì cách đây chừng 6-7 tháng (Tháng 6/2010), người đứng đầu của nhóm này là ông Hoàng Cơ Định đã từng nhiều lần gửi PM mời tôi tham gia họat động với tư cách thành viên, trong các PM đó họ gửi kèm danh sách của các blogger đã tham gia cho tôi biết và yêu cầu tôi bảo mật danh tính các blogges này vì lý do an toàn. Gửi PM nhiều lần bởi tôi đã không trả lời đề nghị đó vì đơn giản nguyên tắc của tôi là không tham gia chính trị. Chuyện tưởng sẽ quên đi, không ngờ lại gặp lại thì những người từng có nhã ý mời tôi hợp tác và một số bloggers trong nhóm đó lại quay ra quy kết, chụp mũ cho rằng tôi là CAM, là cộng sản nằm vùng để phá hoại phong trào của họ. Người Việt nam mình không kể cộng sản hay cộng hoà có cái thói xấu giống nhau, không ưa ai thì chụp mũ đổ cho người ta là Việt tân hay cộng sản tuỳ cái họ ghét. Bản thân tôi đã từng bị blogger Beo – Hồ Thu Hồng, tổng biên tập báo Thể thao TPHCM, người tình của ông tướng công an Thứ trưởng Bộ nội vụ viết trong blog cá nhân của bà ta bảo tôi là người của Việt tân. Không hiểu bọn họ làm như vậy để đạt được mục đích trả thù và làm nhục người khác hay không?
 
Bài viết nói trên hoàn toàn phản ảnh quan điểm của cá nhân của tôi dưới góc nhìn của một blogger sống ở Việt nam, xin nói rằng, nguyên tắc của một xã hội dân chủ là mọi người hiểu, tôn trọng và chấp nhận mọi suy nghĩ khác biệt của các cá nhân khác mà cái đó còn gọi là sự chấp nhận đa nguyên tư tưởng. Đó là mong muốn cũng như cái đích của tôi cũng như mọi người đã và đang ủng hộ cho công cuộc đấu tranh vì một xã hội dân chủ tự do mong muốn cái đó sẽ hiện diện ở Việt nam trong một tương lai không xa. Đơn giản vì cho dù ta sống ở đâu, trong thể chế chính trị nào đi chăng nữa, độc tài, độc đoán hay độc đảng như ở Việt nam hiện nay thì tự do là khát vọng cháy bỏng của con người từ ngàn đời nay, như Vaclav Havel có nói “Tự do không có giới hạn thời gian, tự do không thuộc về riêng một chính quyền hoặc một thế hệ nào, mà tự do là ước mơ và là quyền của mọi con người, mọi quốc gia trong mọi thời đại”.
 
Bản thân tôi tuy chưa có điều kiện được sống trong một môi trường của một xã hội văn minh dân chủ ở các nước phát triển khác, nhưng ít nhất tôi cũng có điều kiện tiếp xúc với nó qua các chuyến đi du lịch và đặc biệt với mạng internet thì nó đã giúp khai sáng cho tôi những kiến thức về các vấn đề chính trị xã hội liên quan khác mà đối với những người trí thức khác nếu không chịu khó tìm hiểu thì ít ai biết. Cũng bởi chính sách giáo dục của chính quyền hiện nay là như vậy, họ muốn ngu dân, nếu ta không biết và không tìm cách vượt qua nó thì chính ta sẽ bị ngu như họ muốn. Tưởng rằng chính sách ngu dân ấy chỉ tồn tại trong một xã hội thông tin bị bưng bít như ở Việt nam hiện nay, vậy mà không phải thế nó đang hiện hữu và tồn tại ngay trong cộng đồng bloggers Việt nam và đáng tiếc hơn nó lại xuất hiện ngay trong chính các cá nhân của một đảng chính trị đang tự nhận mình đấu tranh vì một sự tự do dân chủ ở Việt nam trong lúc này. Bạn nghĩ gì khi đọc một comment của họ viết trong cuộc thảo luận đó như sau (trích):
 
dongathi wrote on Feb 11, edited on Feb 11
 
Báo cho các bác biết là, hôm nay vào bài của KM xem, DAT đã thấy có vài comments phản biện khá hay. Trong đó cũng có comments dài của ĐAT. Như thế, là dù KM có muốn kiểm duyệt xóa bỏ cũng không được đâu.
 
Mong bà con ta vào comment tới tấp đi cho thật đông, thật nhiều, trước khi chúng ta bước sang giai đoạn 2 là gửi mail thẳng tới cho Ban Giám Đốc đài RFA cũng theo chiến thuật biển người nha.
 
Phải chăng họ đã và đang nhân danh tự do để can thiệp thô bạo vào truyền thông để tước đoạt quyền tự do thể hiện quan điểm của người khác được hay sao?
 
Việc đó buộc tôi phải tự hỏi rằng cái nhóm blogger Tự do của một đảng chính trị ấy, trong giai đoạn này khi họ chưa có quyền lực trong tay mà đã có cách hành xử không đúng với nguyên tắc của tuyên ngôn nhân quyền trong quyền đảm bảo quyền tự do thông tin của con người, đó là “Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia“.
 
Xin hỏi những bloggers thuộc Nhóm blogger Tự do của ông Hoàng Cơ Định thuộc đảng chính trị kia họ không biết hay chưa biết cái điều sơ đẳng đó? Nhân danh tự do sao họ lại muốn những người khác phải viết theo ý của họ không khác gì chế độ độc tài cộng sản đã và đang tiến hành ở Việt nam.
 
Những người nhân danh cho phong trào đấu tranh cho dân chủ và tự do đừng quên lời của Voltaire rằng “Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó!”. Nghĩa là các bạn có quyền phản đối những điều tôi đã viết ra , chứ bạn không có quyền cấm tôi nói những điều sự thật đó. Tôi là một blogger ở trong nước, có lẽ tri thức có thể còn thấp hoặc hơn các bạn bloggers đang sống ở hải ngoại đang quy kết tôi, nhưng chắc chắn tôi không bao giờ tôi tìm cách hủy quyền được lên tiếng của các bạn như các nhà độc tài thường làm. Bởi lẽ chúng ta là những người đang đấu tranh vì và cho lẽ đó, đó là sự tự do và dân chủ cho cả xã hội cũng như mỗi cá nhân chúng ta.
 
Với tôi là một blogger chứ không phải một chính trị gia do vậy thì sự thật phải là sự thật, sự thật sẽ bất tử và sống mãi, nên một khi cái gì đã là sự thật thì blogger không thể bẻ cong sang một hướng khác có lợi như các chính trị gia thường muốn và làm bằng mọi cách để tự ru ngủ mình và bạn đọc. Như thế là hành động coi thường bạn đọc của mình, tôi không thể chấp nhận được và tôi không bao giờ làm như thế.
 TP. HCM, ngày 14/02/2011
 © Kami
 
 * Đây là trang blog cá nhân của Kami. Nội dung các bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do RFA. 
 
 
 

Bài bình luận

Y kien kami rat hay vi chung ta nen ton trong tu tuong da nguyen ton trong tu do cua nguoi khac ma khong bac buoc ho phai theo ta

Người ta lầm tưởng rằng "làm chính trị" có nghĩa là phải làm một điều gì ghê gớm lắm chẵng hạn như tham gia vào một đảng phái để theo đuổi một mục tiêu chính trị nào đó, nhưng có lẽ hầu hết mọi người chưa ý thức được rằng "chính trị" đang xãy ra ở khắp mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Bạn hãy thử xem một vài ví dụ sau đây: Một anh chàng tìm cách thuyết phục sếp để được lên lương, đó là anh đang làm chính trị ở trong công sở. Một cậu bé giả bộ khóc để xin tiền bố mẹ mua game, cậu bé đó cũng đang làm chính trị trong phạm vi của gia đình. Nói tóm lại, bằng cách này hay cách khác để đạt được mục tiêu của mình là chúng ta đang làm chính trị và tuỳ theo sự ảnh hưỡng, tầm quan trọng và mục đích của nó chúng ta có thể tạm phân chính trị ra làm hai loại: 1. Chính trị cá nhân - Hai trường hợp trên có thể được coi là chính trị cá nhân vì tầm quan trọng và mục đích của nó nằm thuộc diện nhỏ và chỉ ảnh hướng đến một cá nhân. 2. Chính trị đoàn thể - Đây là một tập hợp bao gồm nhiều cá nhân hoặc đoàn thể đeo đuổi một mục tiêu chính trị có tầm ảnh hưỡng lớn và tác động đến đời sống của xã hội. Bây giờ chúng ta quay lại với lời phát biểu của tác giả bài viết này, xin trích: "quan điểm về chính trị của tôi là: “Tôi quan tâm đến chính trị nhưng không tham gia,bởi dù thay chính quyền hiện tại bằng chính quyền khác đi chăng nữa tôi cũng xin giữ vai trò người phản biện"" Tôi tạm cho là tác giả là người "khách quan" trong những bài viết của tác giả và nhưng nếu đúng như lời tác giả đã nói, thì đóng vai trò của một người phản biện cũng có nghĩa là tác giả đang làm chính trị ở một bình diện nhỏ quanh quẫn những bài viết trong trang blog của mình với mục đích chuyễn đạt ý tưởng phản đối, chỉ trích hoặc phê bình của mình tới người đọc và có thể làm ảnh hưỡng đến tư duy của người khác, đó làm chính trị. Như vậy: 1. Hoặc tác giả chưa thật sự hiểu định nghĩa của hai chử "Chính trị" là gì. 2. Hoặc tác giả hiểu, nhưng cố tình núp dưới danh nghĩa "phi chính trị" nhằm che dấu một điều gì đó. Qua bài viết này, tôi cho rằng tác giả là một người "Bất Tín", xin trích: "Trước hết xin nói rằng tôi biết rõ Nhóm blogger Tự do này vì cách đây chừng 6-7 tháng (Tháng 6/2010), người đứng đầu của nhóm này là ông Hoàng Cơ Định đã từng nhiều lần gửi PM mời tôi tham gia họat động với tư cách thành viên, trong các PM đó họ gửi kèm danh sách của các blogger đã tham gia cho tôi biết và yêu cầu tôi bảo mật danh tính các blogges này vì lý do an toàn." Nếu là một người quen đã tin tưởng và yêu cầu bạn giử kín những gì anh ta đã trao đổi với bạn vì nó có liên hệ hoặc ảnh hưỡng đến tính mạng hay đời sống của những người khác, liệu bạn có dám công khai những bí mật đó trước dư luận như thế này không? Cá nhân tôi hoàn toàn không biết sự quan hệ giữa tác giả và ông Hoàng Cơ Định là như thế nào, nhưng việc tác giả công bố nhóm blogger Tự Do và cá nhân ông Hoàng Cơ Định trong bài viết này để "thanh minh" là mình trong sáng và trung thực thì khó có thể chấp nhận được. Trong bài viết: “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” mà tác giả đã "khoe" là đang được hàng loạt các trang báo mạng lớn đang tải, có rất nhiều điểm cho thấy rằng tác giả vô tình hoặc cố ý đang tuyên truyền cho đảng độc tài cộng sản Việt Nam, xin trích một đoạn trong bài viết để dẫn chứng: "Thử nhìn lại sau 25 năm đổi mới thì chính trị Việt nam đã có những bước tiến rất nhanh và dài hơn cả những gì các tổ chức hội đoàn chính trị trong và ngoài nước đã làm được..." Xin hỏi quí vị bạn đọc rằng tại sao tác giả lại có thể so sánh một con quỷ dữ(thể chế độc tài cộng sản) với những thiên thần yêu nước(những tổ chức chính trị đấu tranh cho tự do ở trong và ngoài nước)? "Họ" đã tiến đến đâu? Dân oan kêu khóc khắp nơi vì nạn quan tham cướp đất, học sinh bị dọa dẫm đưa vào đường bán dâm mua vui cho các quan lớn, tự do bị bóp nghẹt bởi bạo lực, tổ quốc bị cắt xén dâng hiến cho Trung Cộng, dân tộc bị cai trị bởi nòng đen của súng. Còn những hội đoàn chính trị yêu nước thì sao? Họ đấu tranh một cách ôn hòa dùng lý trí thay cho lẽ trái , dùng trái tim thay cho bạo quyền, dùng tấm lòng yêu nước thay cho bán nước cầu vinh. Tại sao tác giả lại có thể bẻ cong ngòi bút của mình để so sánh một chế độ độc tài với những hội đoàn yêu nước, để rồi gửi ngầm một thông điệp đến với tất cả bạn đọc: "Còn lâu mới theo kịp đảng cộng sản Việt Nam..." Tôi không có đủ thẩm quyền để "kết án" tác giả có phải là thành phần "thân cộng hay không. Kết luận này tôi xin kính nhường lại cho bạn đọc. Tôi tôn trọng những bài viết của tác giả vì tôi cho rằng bất đồng quan điểm sẽ cân bằng xã hội thay vì đeo đuổi những ý kiến một chiều, nhưng những bài viết mang tính xuyên tạc, bôi nhọ sự thật trên trang blog RFA của tác giả phải cần được bỏ xuống vì nó đã đi trái với tiêu chỉ của RFA: "phổ biến phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào". Các bạn thử nghiền ngẫm lại sự so sánh trên, thì có phải tác giả đã "tuyên truyền, đả phá những hội đoàn chính trị yêu nước" có đúng không?

Chúng tôi tán thành ý kiến của vi hữu đưa ra vừa đăng vào lúc “Tue, 02/15/2011 - 01:58” (http://www.rfavietnam.com/node/406). Các nhận xét về bài viết của Kami của bạn có tình lẫn lý nên đáng được học hỏi. Xin thành thật cảm ơn. Những điều chúng tôi đóng góp thêm dưới đây cũng vẫn nằm trong tinh thần lắng nghe và xây dựng. Phản biện mà không tham gia chính trị là lối diễn luận “hơi bị quen” của nhiều thành phần thuộc vào các khối bất vụ lợi, xã hội dân sự, và trí thức trong và ngoài nước. Đây là một hiện tượng quen thuộc chứa nhiều bào chữa và gián tiếp giúp thể chế đang vận hành tiếp tục củng cố và đứng vững. Họ thường có đánh giá thiên lệch trong tự mãn và dễ dẫn đến sai lầm trong những lúc khư khư quả quyết rằng chính trị chuyên mang nghĩa tiêu cực và thủ đoạn. Họ ngụy biện mặc dù có lẽ biết bất cứ bước nào mình chọn đi hay chỗ nào mình chọn tới cũng hàm chứa ý nghĩa chính trị. Dù kiểu chính trị chỉ nán lại chỗ có lợi và bất hại cho cá nhân mình hay không mà thôi. Đa số các phong trào đấu tranh trên thế giới thường không có sự hiện diện của thành phần trí thức thích tham gia phản biện. Họ chỉ là những người thích tư duy tập trung để so sánh phân tích (dù ngụy biện hay không) sau khi các cuộc đấu tranh xuống đường đã hay đang xảy ra (dù thắng hay bại). Nếu có tham gia thì họ chỉ thực hiện vào giai đoạn cuối khi mọi chuyện sắp đến hồi kết cuộc—máu đã đổ rơi mồ hôi nước mắt đã cạn nhiều rồi. Vì không có quyền lực nào tự bằng lòng sang nhượng mà chỉ phải tranh lấy mà thôi. Cổ xúy và thực hiện đấu tranh cảnh tỉnh bất bạo động là một việc nan giải đòi hỏi đám đông thắng được sự sợ hãi và phải có làn sóng kích thích tạo ra từ một nhân tố hay sự kiện chấn động lòng người. Tuy nhiên, đấu tranh xuống đường không phải không thể xảy ra, và nhất là trong tinh thần tự phát cộng vào hòa hợp của “thiên, địa, nhân”. Công việc tích cực lót đường, góp sỏi, xông xáo không ngại gian nan trong khi đòi hỏi quyền làm người cho hết thảy chứ không chỉ riêng ai thì nguyên thủy khó có sự hiện diện của những ai thụ động và không thích xắn tay áo dự phần vào đấu tranh cho công bằng xã hội. Nói dễ nhưng làm thì khó. Thứ hai,“tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.” Không ai có thể quả quyết là mình nắm hay biết “sự thật.” Mọi quan điểm đều xây dựng diễn giải trong lúc chịu ảnh hưởng xã hội. Bất cứ quan điểm nào đưa ra cũng không thoát khỏi giới hạn trong tầm nhìn của riêng cá nhân đó. Phản biện hạn chế vì liên hệ đến địa lý tính, nhãn quan xã hội, và sản sinh từ lăng kính phụ thuộc vào chủ quan của lịch sử chính thống—loại lịch sử thường xóa sổ hay gạn lọc ghi chép các dữ kiện thuận lợi cho thành phần đương kim sau khi cướp quyền lực từ đấu tranh quần chúng. Trong bối cảnh như thế thì đa phần các vị học giả trí thức chọn làm người “ngoài cuộc” mà vẫn “ăn theo”. Đó là chưa nói đến hai lăng kính khác. Theo thuyết nam nữ bình quyền (feminism) thì phản biện nặng tính chất “đực” do đó không tạo được hợp quần đoàn kết. Ngoài ra, phản biện xuất phát từ “kỹ nghệ triết lý” Tây phương trọng lý thiếu tình nên đã gạt bỏ hẵn cảm tính của vị tha bao dung giúp vượt qua được bản ngã và cái tôi. Thứ ba, phản biện không sản sinh được đối thoại. Nó thật ra còn ẩn chứa bạo động nữa vì dập tắt tương quan đối thoại. Cứu cánh cho phản biện là phải tiếp tục sản xuất (ví dụ mong số lượng người nghe và đọc cao) và mang tính cá nhân hóa. Rất nhiều khi phản biện chuyên chở thành kiến chỉ trích hay mang khinh ghét tạo phê phán ô nhục (trong vô thức hay không) trong lúc đề cập đến và đánh giá các nhân vật hay lực lượng đối kháng nhau. Thói chứng phản biện mang nặng tính giả thuyết (và nhiều khi thiếu bối cảnh quan) cũng như chủ quan cho lập luận của mình thì là phải đúng. Tóm lại, Kami có viễn quan đoàn kết trong bài viết nhưng hành động lại mang tính phản tác dụng (mặc dù có thể cũng muốn xử dụng ngòi bút của mình đặc biệt để đối thoại với những ai có cơ hội đọc hai bài này).

Tôi không hiểu tại sao các bạn lại mất thì giờ với Kami. Nó là CAM thứ thiệt đấy.

Kính gởi : Ban Việt Ngữ đài RFA Gần đây tôi thấy xuất hiện trên blog của RFA là một lọat bài viết rất tiêu cực của một cộng tác viên của quí đài. Cụ thể là hai bài viết: “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam" và "Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc" có chứa đựng những nội dung mạt sát các lực lượng đấu tranh dân chủ và các bloggers người Việt ở hải ngoại. Hai bài viết này ẩn chứa những tác động gây chia rẽ sự đoàn kết giữa các hội đoàn chính trị và cá nhân ở quốc nội cũng như là ở hải ngọai, làm mất đi lòng yêu nước của giới trẻ và có những động cơ xấu cho phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam hiện nay . Là một người Việt Nam quan tâm đến tình hình dân chủ trong nước, tôi rất quan ngại đến hai bài viết nêu trên đã được đăng trên trang blog của RFA vì nó có tầm ảnh hưỡng rất lớn và có thể sẽ tạo ra những viễn tưởng xấu cho những phong trào kêu gọi tự do dân chủ. Tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận và chính kiến của mỗi cá nhân và sẽ không có bất cứ thắc mắc gì nếu hai bài viết này được đăng trên trang blog của chính người viết, nhưng thật không may, nó lại được đăng trên trang blog của quí đài. Là một cơ quan truyền thông cổ vũ cho một xã hội tự do dân chủ, tôi kính mong quí đài xem xét lại tinh thần làm việc cũng như là trách nhiệm của người cộng tác viên này và cũng chính là tác giả của hai bài viết kể trên. Xin đừng chụp mũ, bóp méo sự thật, đả kích cá nhân, các hội đoàn chính trị đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam và thay vào đó bằng lương tâm nghề nghiệp của một người cầm bút đó là: Tôn trọng sự thật, tôn trọng ý kiến bạn đọc, biết lắng nghe, không tuyên truyền đả phá và luôn giử đúng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của một người làm báo chân chính. Cá nhân tôi nghĩ rằng đánh giá và xét về nội dung của hai bài viết trên, tác giả, và là người cộng tác viên của quí đài, không thích hợp là người quản lý trang blog cho RFA vì những bài viết có chứa đựng những nội dung nguy hiểm, thiếu trung thực, tuyên truyền, chụp mũ và đầy chỉ trích đến các hội đòan chính trị hải ngọai đang ngày đêm đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự tại Việt Nam. Và, tôi cũng nhận định rằng với những bài viết như thế, không thích hợp đăng tải trên blog của một cơ quan ngôn luận đại chúng như RFA, đặc biệt là RFA đang được sự tài trợ từ ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ cho mục đích cổ xúy cho một xã hội tự do dân chủ. Tôi kính mong Ban Việt Ngữ đài RFA có cái nhìn khách quan và xem xét rõ về vụ việc này và rất khẩn mong nhận được thư hồi đáp của quí đài trong một ngày không xa. Tôi luôn hy vọng và mong rằng RFA sẽ mãi mãi là một cơ quan truyền thông trong sáng, luôn giữ vững lập trường chính nghĩa và là một đại diện cho những tiếng nói của tầng lớp người dân nghèo đang bị kềm kẹp dưới những chế độ độc tài. Trân trọng, Blogger Thằng Nông Dân email:itwelcome@gmail.com

Hôm nay tôi thấy trong bài viết này đã có thêm hàng chử: "* Đây là trang blog cá nhân của Kami. Nội dung các bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do RFA." nhưng trong bài viết này trên trang blog danlambao http://danlambao1.wordpress.com/2011/02/15/khong-th%e1%bb%83-b%e1%ba%bb-cong-s%e1%bb%b1-th%e1%ba%adt-d%e1%bb%83-t%e1%bb%b1-ru-ng%e1%bb%a7-minh-va-b%e1%ba%a1n-d%e1%bb%8dc/#more-40671 thì lại để copy right của RFA trong bài viết: © 2011 Radio Free Asia không hiểu tác giả sẽ giải thích với độc giả sau đây? Sự vô tình hay thiếu hiểu biết khi sử dụng copy right của cơ quan truyền thông RFA cho bài viết cá nhân của mình đăng tải trên trang báo mạng khác? Xin đài RFA công khai minh bạch trước bạn đọc có phải quí đài đã có hợp đồng quy định trả lương cho mỗi bài viết của tác giả trên trang blog của RFA và những bài viết này sẽ thuộc quyền sở hữu của quí đài? Kính mong có sự hồi đáp từ đài RFA để làm sáng tỏ vấn đề này.

Đó là entry mà lời phát biểu của blogger Kami tuyên bố, mọi bài viết của anh ta trên trang RFA thuộc quyền sở hữu của đài RFA: -Nhận lời mời của Đài Á Châu tự do (RFA), kể từ hôm nay, Kami sẽ nhận trách nhiệm viết bài cho blog của trang RFA, tại địa chỉ www.rfavietnam.com. Và cũng bắt đầu kể từ đây mọi bài viết của Kami là tài sản thuộc sở hữu của Đài Á Châu tự do, Điều này có nghĩa là RFA làm chủ sở hữu và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi bài viết của blogger Kami trên trang blog RFA. Nếu vì lý do nào đó mà trang này không được đăng tải lên, tôi sẽ liên hệ với các hội đoàn chính trị người Việt tại US công bố nguồn tin quí đài cố tình che dấu sự thật và hủy bỏ chứng cớ. Xin vui lòng đăng tải trang này lên lại. Thành thật cám ơn

Tôi đánh giá cao việc làm của Kami cho hoạt động dân chủ hóa nước nhà. Tuy nhiên, nếu được nói thật, Kami chi là bloger không phải là chính trị gia, do đó những bài viết của Kami viết về đề tài chính trị chỉ là hạng trung, thường mắc phải khuyết điểm nói về cái Tôi nhiều quá và ít xúc tích, thường dài dòng , đối tượng phục vụ cho đa số bạn đọc từ hạng trung trở xuống. Tôi không lấy làm lạ về chất lượng bài viết của Kami. Riêng về bài viết này Kami chuẩn bị khá công phu, tuy nhiên chưa đi vào được nội dung chính và dể gây đụng chạm vì có vài vấn đề nhạy cảm không nên đề cập. Với thông tin hiện nay, ai muốn viết sao tùy thích, sự cống hiến mới là quan trọng. Nên khuyến khích động viên Kami , không nên chỉ trích , đó là 1 yếu tố quan trọng khích lệ để phát triển truyền thông hiện nay.

Tôi cho đây là đoạn quan trọng mà tác gỉả muốn gửi tới người đọc. "Nguy hiểm hơn là các bloggers hay các cây bút ở hải ngoại không biết một điều rằng nhưng nhận định hay các bài viết mang tính chất phỏng đoán mang tính viển vông, xa rời thực tế hòng lên giây cót tinh thần cho bạn đọc vì một tương lai “tươi sáng”, mà đã xa rời thực tế khách quan hay đại loại như vậy cũng gây không ít phản cảm cho bạn đọc trong nước và dẫn tới sự suy giảm lòng tin với báo chí lề trái." Đây là nhận định cá nhân của Kami. Đúng hay sai thời gian sẽ trả lời bằng chính sự việc xảy ra tại Việt Nam. Đi vào tranh cãi chỉ tỏ ra cho người đọc thấy thái độ bảo thủ cố chấp không nên có của người đấu tranh cho Tư Do Dân Chủ.

Nếu tác giả khẳng định là quan tâm đến chính trị, nhưng không làm chính trị, vậy tác giả có hiểu được làm chính trị là phải làm như như thế nào không? Vì chưa dám dấn thân vào làm chính tri, có nghĩa là tác giả chưa có kinh nghiệm của một chính trị gia, nhưng tác giả đã sử dụng ngay cái lối chụp mũ của cộng sản để rồi đưa ra một một dẫn chứng vô cùng thiếu ấu trĩ và phiến diện rút ra một kết luận rằng các hội đoàn chính trị ở hải ngoại thuộc loại chính trị gia salon! Xin trích: "người trong cuộc thông qua các thực tế khách quan đang diễn ra hàng ngày trước mắt của mình, hòng mang đến cho bạn đọc đặc biệt là các chính trị gia salon ở hải ngoại những sự thật mà họ còn chưa (hay cố tình không) muốn đối diện vì sợ" Đây là phát biểu ngông cuồng mang đầy tính cách phỉ báng và nhục mạ những hội đoàn chính trị người Việt ở hải ngoại và nó đã đi trái với tôn chỉ của đài RFA là "không tuyên truyền, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào..." Tác giả có thể viết bất cứ điều gì nói lên quan điểm của cá nhân mình trên trang blog cá nhân, tôi đều tôn trọng, nhưng trên trang blog của RFA, thì tác giả phải tôn trọng nguyên tắc nghề nghiệp đã được định ra. Những thông tin tác giả đã đưa ra trong bài viết đều mang tính chất cá nhân, thiếu khách quan và trung thực, như vậy, có phải đài RFA nói một đường và để cho nhân viên cộng tác của mình làm một nẽo? Đài RFA nên có một thái độ dứt khoát và hãy có câu trả lời thoả đáng đến bạn đọc và phải chịu trách nhiệm với những bài viết của cộng tác viên của quí đài. Theo tôi được biết đài RFA nhận được sự tài trợ 100% từ chính phủ Hoa Kỳ và tôi là môt công dân Hoa Kỳ, nên tôi chỉ mong sao số tiền thuế mà tôi cũng như là các bạn khác đang sinh sống tại Hoa Kỳ đang được dùng vào việc tài trợ cho những chi phí hoạt động của đài RFA phải được dùng một cách hữu hiệu, chính đáng và đúng ý nghĩa của nó. Đó là cổ vũ cho một xã hội tự do dân chủ. Tôi lấy làm tiếc là phải nói lên những lời như trên, nhưng tôi phải nói vì đối với tôi và có lẽ những bạn nghe đài khác, luôn tin tưởng rằng đài RFA là một món ăn tinh thần vô cùng bổ ích cho những người Việt quan tâm đến tình hình chính trị và xã hội ở Việt Nam nói riêng và những quốc gia đang bị kềm kẹp bởi những chế độ độc tài nói chung. Nếu trong tương lai, tôi có thể làm được những gì để đảm bảo được sự tồn tại của quí đài, xin cho tôi biết. Tôi sẽ làm hết mọi khả năng của mình. Kính

Người Việt hải ngoại chí thích đọc, thích nghe những điều hợp nhĩ mình, trái một cái là chụp ngay cho cái mũ CS, CS nằm vùng, công an văn hoá... Báo chí truyền thông Việt ngữ tư nhân ỡ Mỹ nói vậy thôi chứ bị áp lực khủng khiếp, không còn tính độc lập nữa. Ngay cả sử dụng một từ ngữ mới cũng e ngại là ngôn ngữ của CS. Khổ thế! Nhưng không chiều theo ý cộng đồng thì đói hoặc phá sản vì họ sẽ tẩy chay, không quảng cáo nữa. Nghĩ mà thương họ quá. Cứ cái tâm lý kiểu này thì đòi VN có dân chủ sao nổi hả giời?

Giả sử mấy anh "dân chủ" kia về cầm quyền ở Việt Nam thì thôi nghĩ còn tồi tệ hơn ĐCS làm. Những người có tư tưởng dân chủ trong ĐCS còn đáng tin cậy hơn mấy anh Dân chủ, đặc biệt là mấy anh Hải ngoại.

Anh Kami là nhà báo thì hãy viết đúng với lương tâm của anh. Còn sợ bị ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, gia đình, sợ bị tù đày mà phải bẻ cong ngòi bút của mình, lồng vào bài viết những giọng điệu đe dọa, tiêu cực đến phong trào dân chủ cho Việt Nam thì tốt nhất là câm miệng lại anh ạ. Vì nhà báo như thế hèn lắm.

Chào anh Kami, Tôi là blogger Tranminhdang ( tranminhdang.multiply.com) Tôi cũng là một thành viên sáng lập của nhóm "blogger tự do". Đọc bài viết này của anh tôi rất bất bình. vì nhiều người không biết chuyện sẽ tưởng rằng anh viết đúng. Tuy nhiên tôi không tranh luận với anh, chỉ xin hỏi anh một điều: Anh có thể chứng minh cho tôi và bạn đọc biết tại sao anh khẳng định rằng nhóm blogger tự do của ông Hoàng Cơ Định hay thuộc đảng chính trị kia như lời anh viết? Chỉ xác định với anh một điều : tôi chưa bao giờ là đảng viên đảng Việt Tân cả, và nhiều người trong nhóm cũng vậy. Nếu anh đã viết anh yêu sự thật thì xin anh hãy viết đúng như sự thật, đừng bẻ cong.

Tư tưởng tự do là một điều tôi luôn tôn trọng. Tuy nhiên trong bài này, anh kami đã viết nhiều việc sai sự thật ( gán ghép cho người khác suy luận của mình mà chưa kiểm chứng mình chụp mũ vậy đúng hay sai) . Nhân danh sự thật và tự do phát biểu để viết sai sự thật là điều trái với lương tâm đạo đức người cầm bút. Mong là anh hãy dùng ngòi bút mình một cách chân thật và hữu ích hơn.

Xin mời bà con cùng lượt sơ lại vài bài nhé : http://postsbykami.multiply.com/journal/item/134 Kami mạt sát và lên lớp dạy đời các nhà dân chủ trong nước và hải ngọai : Nói những điều thực tế như vậy để cảnh báo các nhà đấu tranh dân chủ trong nước và hải ngoại hãy nhìn nhận thực tế, xin các vị đừng có hy vọng hão huyền khi cho rằng có tới 90 hay 95 % dân chúng trong nước chán ghét chế độ hiện tại và sẵn sàng đứng lên để xóa bỏ khi có điều kiện. Những suy nghĩ đó là chủ quan, khinh địch và phi thực tế, mang tính tự sướng nhiều hơn. Nói cho đúng hơn thì đa phần dân trong nước chỉ không thích và bắt đầu chán còn số ghét chế độ này thì chưa nhiều, số ghét chế độ này đó là các dân oan, các trí thức cấp tiến do có hiểu biết nhiều về kiến thức chính trị và quản lý xã hội. Còn đại đa số dân chúng bây giờ họ chỉ côi cút làm ăn, lo toan nghèo khó, với họ cuộc sống hiện tại so với các năm trước đây khoảng 10 – 15 năm là đã dễ chịu hơn tạm chấp nhận được còn hơn là có sự thay đổi lớn, biết đâu lại tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa lấy gì đảm bảo một chính thể mới sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần so với chính quyền hiện tại? Những ai là dân miền Nam Việt nam trước năm 1975 chắc thấm thía điều này? Nói tóm lại là người dân trong nước vẫn còn chưa biết hoặc còn nghi ngờ cái tương lai mà các vị đấu tranh cho dân chủ đang hướng tới, theo họ cải tạo chế độ hiện tại còn chắc chắn và đỡ phiêu lưu hơn so với nếu phải đập bỏ nó. http://postsbykami.multiply.com/journal/item/127 Kami mạt sát Cô Gái Đồ Long : http://nguoiduatinkami.wordpress.com/2010/10/28/blogger-vi%E1%BB%87t-hay-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-v%E1%BB%9Bi-s%E1%BB%B1-thich-n%E1%BB%95i-ti%E1%BA%BFng/ Kami dựng đứng lên về chuyện Wikileaks tiết lộ rằng VN thành khu tự trị của TQ: http://nguoiduatinkami.wordpress.com/2010/11/30/wikileaks-%E2%80%93-kh-cho-vi%E1%BB%87t-nam-d%C6%B0%E1%BB%A3c-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-quy-ch%E1%BA%BF-khu-t%E1%BB%B1-tr%E1%BB%8B-tr%E1%BB%B1c-thu%E1%BB%99c-cq-trung-%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BA%A1i-b%E1%BA%AFc-k/ Nhưng sau đó làn sóng dư luận xôn xao và phản biện thì lúc đó Kami mới chống đỡ bằng 1 câu rằng “đó chỉ là giả thuyết” . Kami lợi dụng chuyện đăng tin chị Liên (vợ anhbasg) mới sanh bé trai, nhưng lại lồng vào đó những câu nói chung chung vô căn cứ rằng các nhà dân chủ cũng gái gú, nông nổi …v.v… http://yetkieu.multiply.com/journal/item/1498/1498?replies_read=1 Và bài viết mới nhất trong post này của danlambao lại là bằng chứng hùng hồn nhất của con người không có tư cách nghề nghiệp của một nhà làm báo chân chính : đó là những lời mạt sát đồng bào hải ngọai và miệt thị người hải ngọai , gây chia rẽ giữa quốc nội và hải ngọai . Lại còn bao nhiêu cái mũ chụp lên đầu các bloggers viết phản biện (trong khi Kami lúc nào cũng nói rằng anh ta chủ trương xin được làm kẻ viết phản biện). PL xin làm sáng tỏ chuyện này như sau : Sau khi đọc hàng lọat các bài viết của blogger Kami mạt sát các nhà dân chủ và luôn miệng nói là “không tham gia chính trị” nhưng lại cứ lên lớp các nhà dân chủ là làm chính trị thì phải làm sao ….v.v… PL đã gởi PM ra cảnh báo các bạn bloggers của PL phải cẩn thận khi đọc bài viết của Kami và phải làm cách nào để giữ cho RFA được trong sáng và không bị những bài viết ngụy biện như thế hướng dẫn dư luận và giới trẻ (theo kiểu các báo lề phải hướng dẫn dư luận trong nước qua các cây bút rất ngụy biện và bóp méo sự thật ) . Khẳng định thẳng thắn với quý vị rằng trong số bạn bè bloggers của PL thì chỉ có số ít là thành viên của nhóm Blogger Tự Do và PL hân hạnh là thành viên của nhóm Blogger Tự Do . Nhóm này được sáng lập bởi một số anh chị em bloggers có lòng với đất nước , nhóm đã bảo trợ cho Cụộc Thi Tuổi Trẻ và Đất Nước bằng chính tiền túi của mình và quyên góp từ chính thân hữu của mình . Trong Nhóm Blogger Tự Do thì có vài thành viên của VT, nhưng họ là thiểu số . Vì nhóm quy tụ lại những người có lòng với đất nước, thì đâu phải chỉ có thành viên VT mới là người có lòng với đất nước, đúng không ? Do đó, những cái mũ quy chụp một cách hồ đồ cho tất cả bạn bè của PL là VT rồi à uôm đổ lỗi lên cho bác Hòang Cơ Định và các thành viên VT khác là sai trái và không đúng sự thật . Bác Định chỉ là khách mời trong cái PM đó mà thôi . Tuy không phải là một thành viên của VT, nhưng PL rất trọng những thành viên VT nào mà PL có hân hạnh quen biết, bởi vì PL không xét gốc gác , địa vị, trường phái chính trị của con người, nhưng PL xét về tư cách và đạo đức nghề nghiệp của con người đó để mà kết bạn hay không . Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của PL sẽ làm sáng tỏ vấn đề này cho quý vị .

Bạn đọc bài viết "Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc" của blogger Kami, Đọc qua bài viết trên, tôi không rõ bạn nghĩ gì, nhưng tôi rút ra được 2 ý: 1. Nhóm Blogger Tự Do là của đảng Việt Tân. 2. Nhóm Blogger Tự Do đang "trả thù hoặc bôi nhọ danh dự của người khác." Trước hết, tôi xin phép tự giới thiệu: Tôi tên Đặng Tiến Dũng, đảng viên Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tại Na Uy. Là blogger sử dụng multiply (http://dangtiendungnauy.multiply.com/) nên chúng tôi có thành lập một nhóm với tên gọi Blogger Tự Do với "Mục đích của Nhóm Blogger Tự Do là góp phần phát huy sinh hoạt dân báo và tìm cách hỗ trợ các nhà tranh đấu cho dân chủ cho Việt Nam. Nhóm chúng ta sẽ làm những gì tùy theo sáng kiến và khả năng của anh chị em. Các thành viên của Nhóm có thể có ý kiến khác biệt miễn là đồng ý với các mục đích của Nhóm và giữ hoà nhã trong giao tiếp." Tôi là thành viên của Nhóm Blogger Tự Do (và cũng là 1 trong những thành viên sáng lập) nên xin phép lên tiếng. 1. Nhóm Blogger Tự Do là của đảng Việt Tân Blogger tranminhdang có ghi ở phần comment bên trên: "...Chỉ xác định với anh một điều : tôi chưa bao giờ là đảng viên đảng Việt Tân cả, và nhiều người trong nhóm cũng vậy. Nếu anh đã viết anh yêu sự thật thì xin anh hãy viết đúng như sự thật, đừng bẻ cong...." Blogger phonglan1 cũng khẳng định qua comment ký tên PL: "...Trong Nhóm Blogger Tự Do thì có vài thành viên của VT, nhưng họ là thiểu số . Vì nhóm quy tụ lại những người có lòng với đất nước, thì đâu phải chỉ có thành viên VT mới là người có lòng với đất nước, đúng không ?" và "...Tuy không phải là một thành viên của VT, nhưng PL rất trọng những thành viên VT nào mà PL có hân hạnh quen biết..." Tôi hy vọng qua 2 lên tiếng này tạm thay cho những blogger khác trong Nhóm Blogger Tự Do đủ làm sáng tỏ vấn đề để bạn đọc chọn cho mình thái độ thích hợp. 2. Nhóm Blogger Tự Do đang "trả thù hoặc bôi nhọ danh dự của người khác." Blogger Kami viết: "... Nói ra điều này cũng vì trên mạng xã hội Multiply hiện nay một số các bloggers của nhóm Blogger Tự do của một đảng chính trị có tên tuổi hải ngoại đang có một cuộc tranh luận kín nhằm mổ xẻ về các vấn đề được mất xung quanh bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” này..." và: "...Nhưng phản biện không có nghĩa là trả thù hoặc bôi nhọ danh dự của người khác..." Mặc dù viết: "...một số các bloggers của nhóm Blogger Tự do...", nhưng sau đó tạo ấn tượng là cả nhóm Blogger Tự Do khi blogger Kami viết: "...Việc đó buộc tôi phải tự hỏi rằng cái nhóm blogger Tự do của một đảng chính trị ấy..." Ông Hoàng Cơ Định vừa đăng bài viết: Hiện Tượng Kami (http://hoangcodinh.multiply.com/journal/item/238/238), và được "dân chủ cho việt nam" đăng lại phía trên, tôi xin trích một đoạn: "Chúng tôi nghĩ một người chuyên viết bình luận như Kami cần có một thái độ thận trọng và trưởng thành hơn. Sự kiện trước đây Nhóm Blogger Tự Do có mời Kami tham dự Nhóm, như chính anh đã tiết lộ, chứng tỏ chúng tôi không hề có ác ý với anh. Kami đã không nhận lời tham gia Nhóm và điều này cũng không làm chúng tôi bất bình vì quy ước của Nhóm là thành viên có thể rời Nhóm bất cứ lúc nào nếu muốn..." Blogger phonglan1 góp ý bên trên: "...Khẳng định thẳng thắn với quý vị rằng trong số bạn bè bloggers của PL thì chỉ có số ít là thành viên của nhóm Blogger Tự Do và PL hân hạnh là thành viên của nhóm Blogger Tự Do..." và: "...Do đó, những cái mũ quy chụp một cách hồ đồ cho tất cả bạn bè của PL là VT rồi à uôm đổ lỗi lên cho bác Hòang Cơ Định và các thành viên VT khác là sai trái và không đúng sự thật . Bác Định chỉ là khách mời trong cái PM đó mà thôi ..." Tôi không là người được blogger phonglan1 mời trong PM nên không rõ là các bạn blogger này trao đổi những gì. Nhưng blogger Kami lên án Nhóm Blogger Tự Do "trả thù hoặc bôi nhọ danh dự của người khác" thì quá đáng. Lên tiếng về việc này dễ làm buồn lòng nhau (như có bạn đã khuyên), nhưng nhiều khi "im lặng không phải luôn luôn là vàng"! Thân chào, Đặng Tiến Dũng

Tại sao những bài Kami viết gây nghi vấn và bất bình cho một số bloggers ? http://scommando.multiply.com/journal/item/176/176

Chúng ta đã chán cảnh phải bị nghe, đọc, học rồi phải hiểu theo một chiều. Đã đủ lắm rồi. Xin đừng nhân danh bất cứ điều gì, chủ nghĩa gì... để bắt người khác phải nói điều mình ưa, phải viết điều mình muốn nữa. Hãy để những blogger phát triển tư duy của họ. Chúng ta sẽ học được rất nhiều từ sự khác biệt đó.

" Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan thành công là nhờ có bàn tay Vatican phù trợ 'tinh thần " và bàn tay Mĩ phù trợ vật chất 'nếu cần thiết'. " 1. Lạc quan tếu là lạc quan viển vông theo ý riêng của mình, là lạc quan hoàn toàn không có cơ sở về tổ chức, tổ chức và tổ chức… Lạc quan tếu tỏ ra nóng vội, chủ quan về hiện trạng lôi kéo công nhân, nông dân, người lao động VN…. Tâm linh rỉ rả thay nhận thức Bạc tiền tí tách đổi nhân tâm Nâng cao dân trí, thêm đồng chí Phát triển thanh niên, tổ chức ngầm. - Xem: Chương trình VÌ DÂN LAO ĐỘNG chính thức hoạt động https://dailyvnews.wordpress.com/2011/02/04/thong-bao-chương-trinh-vi-dan-lao-dộng-chinh-thức-hoạt-dộng/ 2. Những chính khách sa lông LẠC QUAN TẾU cũng hoàn toàn bỏ qua nguyên lý “biết địch biết ta sẽ làm nên chiến thắng”, (nguyên văn: biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng!). Họ không biết rằng những hành động nhất thời không có sự kết nối đầy đủ từ nhiều phía, không có sự chuẩn bị chu toàn và không lường trước được tình huống và kết quả sẽ có thể làm cho lực lượng dân chủ bị tổn hao, bị chia cắt và con đường dân chủ VN sẽ càng phải kéo dài thêm. Họ ngày đêm Chống Cộng Bằng Mồm. Họ, các chính trị gia đàm đạo, tranh luận nhằm thuyết phục những lá phiếu, thuyết phục lòng (mạnh thường quân) thiết tha hướng về quê hương của NVHN !. Họ kêu gào, kêu gọi, lên tiếng, kiến nghị, tố cáo, lên án, tẩy chay ...để mong được bàn tay lông lá vô hình tuyển chọn họ làm nhân tuyển thích hợp... Họ ngày đêm mong chờ quyết định của bàn tay lông lá bật đèn xanh thì họ mới dám dấn thân về VN để làm Cách Mệnh cho dân tộc Việt ! Ông Bùi Tín, một cựu Đại tá Việt Cộng, một nhà báo vi-xi chuyên nghề, đã sống tại Pháp, đã đi khắp nơi trên thế giới tự do, đã nghiên cứu, tìm hiểu, đã nhìn rõ chủ nghĩa Cộng Sản dưới nhiều khía cạnh, thế mà cũng còn mộng tưởng với những bài viết mang đậm tính chất lạc quan …tếu: . ’15 bác ở Trung Ương líu lưỡi trước 1 bé gái 16 tuổi’ . hoặc ‘ Túi Khôn Của Dân Tộc’ . hoặc là hớn hỡ, vui mừng vô vàn, ông Bùi Tín cho rằng đã có 20 nhà trí thức bác bỏ hoàn toàn cương lĩnh Đảng thì … độc lập tự do dân chủ VN đã … gần kề!?. Nhưng bác Tô Hải, năm nay đã 85 tuổi rồi, bác ấy không bước ra khỏi cái căn hộ của mình nửa bước mà có cái nhìn về tình hình XH VN hết sức tinh tường. Bác Tô Hải viết: Có những nhà đấu tranh LẠC QUAN TẾU đang định làm một cuộc Cách Mệnh cho VN trên bàn phiếm, họ lạc quan tếu về tình hình VN ngày nay!. Nào là ĐCSVN đang giãy chết, nào là ĐCSVN sắp diệt vong, ngày tàn của ĐCSVN đã đến .v.v… và .v.v… 3. Có bài vè dành cho ‘chính khách sa-lông lạc quan …tếu’ : Mấy đứa nhi nhô các diễn đàn Tưởng mình thánh tướng cứu giang san Mai kia Đảng Cộng chia vài ghế Mốt nọ “phe ta” được mấy bàn ?! Mẹ đĩ đêm mơ “đàn sáu tấm”, Bố cu ngày mộng “nhạc hai giàn”! Ô hô ! , “cứu quốc” trên bàn phím Mưa máu gió tanh cũng …ngút ngàn! — Vô danh thị 4. Xin tóm lại về chính khách sa-lông LẠC QUAN TẾU, . Theo qui tắc mang tính chân lý của Khổng Tử thì muốn sửa trị nước mình, thì phải tề gia trước. Hiện nay, giữa các nhóm “đối lập dân chủ” ở hải ngoại, họ vẫn cứ choảng nhau, đâm sau lưng nhau...[Mời xem:LẠI ĐẢNG VIỆT TÂN http://baotoquoc.com/2011/02/14/lại-dảng-việt-tan/ ]. Do đó, chính họ cần phải lo "tề gia" của họ trước; chính bản thân họ cần phải đoàn kết, có tổ chức trước; việc trị quốc, bình thiên hạ mới hy vọng ...có hy vong!. . Kìa những kẻ nặng lòng phú quý, Xem trong mình, một tí đều không. Ví dầu có gặp ngư ông, Lưới chài đâu sẵn nên công mà ..hòng! ..............Sẽ chẳng có một người dân VN nào tin tưởng hoặc nghe theo đâu mà "QUÍ VỊ" hòng ...kêu với gọi !

1 - Ông Hồ CHi Minh là chính khách salon thực thụ, lưu lạc, bôn ba ở nước ngoài mấy chục năm, có "ngày đêm mong chờ quyết định của bàn tay lông lá bật đèn xanh thì mới dám dấn thân về VN để làm Cách Mệnh cho dân tộc Việt" như bạn nói không nhỉ? Nhà đối lập Ai Cập Mohamed El Baradei, Giải thưởng Nobel Hoà bình, đã từ Áo trở về nước đúng lúc nhân dân Ai Cập nổi dậy và tuyên bố sẽ dẫn dắt phong trào đối lập, vậy "bàn tay lông lá" có phải là dân chúng Ai Cập hay ai khác? 2- Tôi là nhân chứng của cuộc lật đổ chế độ CS ở Ba Lan đây. Bạn viết (hoặc trích dẫn của ai đó): "Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan thành công là nhờ có bàn tay Vatican phù trợ 'tinh thần' và bàn tay Mĩ phù trợ vật chất 'nếu cần thiết'. Nói như vậy là không đến đầu đến đũa, nói với mục đích lái dư luận theo hướng có lợi cho mình hoặc theo ý đồ riêng. Dân chúng Ba Lan nổi dậy chống lại chế độ CS từ năm 1956 tại thành phố Poznan. Liên tiếp các năm 1970, 1972 biểu tình, đình công, bãi khoá đã nổ ra. Lúc ấy chưa có Giáo Hoàng Jan Paul II. Tinh thần phản kháng của họ lên cao nhất từ sau khi Giáo Hoàng Jan Paul thăm Ba Lan năm 1979 và 1980 sau khi Công đoàn Đoàn kết tập hợp được gần 10 triệu thành viên. Sự ủng hộ của Vatican, Mỹ và các công đoàn lao động các nước Úc, Thuỵ Điển, Pháp, Bỉ, Thuỵ sĩ, v.v... là một trong các yếu tố quan trọng, nhưng nếu không có hàng trăm người bị giết chết, hơn 10 ngàn người bị bắt giữ, bị tù đày, tra vấn; 75% dân số Ba Lan bị mật vụ ghi vào danh sách theo dõi; không có tinh thần tranh đấu quả cảm, bền bỉ suốt mấy chục năm, thì tiền của Mỹ hay tinh thần của Đức Giáo Hoàng mang lại, cũng không thể đưa lại chiến thắng. Trí thức Ba Lan ở hải ngoại, những nhà báo, nhà văn, học giả làm việc tại Radio Free Europe (ở Tây Đức) và tạp chí "Văn Hoá" (Kultura) ở Paris, đã đóng vai trò to lớn trong vận động quốc tế ủng hộ đối lập. Còn bộ não của Công đoàn Đoàn kết chính là các chính khách salon/trí thức như Kuron, Michnik, Geremek, ... Thủ lĩnh Lech Walesa mang tính biểu tượng trong vận động quần chúng là chính. Vì vậy, trong cuộc vận động dân chủ hoá cho VN, nhân dân trong nước mang yếu tố quyết định. Đúng! Nhưng thiếu yếu tố của người Việt ngoài nước và sự ủng hộ của cộng đồng dân chủ quốc tế, sẽ rất khó thành công. Chúng ta không nên phủ nhận bất cứ ai khi họ muốn tham gia chống chế độ độc tài, độc đảng hay có tấm lòng hướng về một VN tự do, dân chủ; ngồi ở vỉa hè, trong salon hay trong nhà tù đều nên được tôn trọng. Lê Diễn Đức

1. Theo em hiểu, chính khách sa lông là để chỉ đến những người thuộc về phe đối lập với những người cầm quyền csvn hiện nay. Họ đang ở trong nhà mát ăn bát vàng, hưởng thụ cuộc sống ấm êm và làm chính trị theo kiếu hô hào, kêu gọi, kích động… Họ xui khiến, khiến cho những người công nhân, nông dân, người lao động VN phải tham gia, dấn thân... vào cuộc đấu tranh với chính quyền csvn hiện tại. Điều đặc biệt nhất là …trong những cuộc đàm đạo ở những bộ sa lông trong nhà -nhằm mục đích thay đổi chính quyền hiện tại- hoặc -thay đối chính sách của chính quyền hiện tại- họ đều đòi hỏi phải theo hướng có lợi cho mình !?. Để đảm bảo vừa có thể làm chính trị theo kiểu đó -đưọc hưởng cuộc sống ấm êm- thì họ thường là sinh sống ở nước ngoài; còn nếu ở trong nước thì họ được thế lực nước ngoài bảo hộ. Cá biệt, trong trưòng hợp không có thế lực nước ngoài bảo hộ thì họ sẽ thực hiện những việc hô hào, kêu gọi, kích động… trong phạm vi mà chính quyền hiện tại cho phép, đủ để không bị …vào tù ! !. Nói chung họ là những con người coi chính trị như là một trò giải trí!. Họ làm chính trị như là tạo thêm một vật trang sức cho bản thân mà thôi, chứ họ không dám tham gia vào việc đấu tranh thực sự!. Bởi vì vây cho nên thế lực của họ rất yếu, hầu như không đáng kể, không có khả năng uy hiếp đối với chính quyền csvn hiện tại, bản lĩnh chính trị của họ yếu kém, ngại khó, sợ khổ không dám chấp nhận hy sinh tù đày… Họ không dám dấn thân vào tranh đấu thật sự !!!. Ấn tượng của 'quí vị' chính khách sa-lông đối với các nhà đương quyền của csvn thường là nếu không BĨU MÔI KHINH BỈ thì cũng … MĨM CƯỜI Ý NHỊ !. --- nguyenducquyzen 2006 2. Có bài vè: Gửi người “cứu quốc” hải ngoại: Thời nay hiệu ứng của bầy đàn.. Những kẻ một đồng chẳng dám san “Quân tử” mồm ăn mồm phải nói “Anh hùng” lưỡi nhấm lưỡi lo bàn! Ở ngoài khua mép vơ nhiều bạc, Về nước còng tay đứng mấy giàn. Có muốn “cứu quốc” thì chịu khổ, Như xưa Cộng Sản sống trên ngàn ! -- Phản Quốc 3. Và ...bài vè "Thương lắm hồn ma" dành chính khách sa-lông: Sang xuân đất Việt rộn cung đàn Tràn ngập tin vui những đặc san. “ Chống Cộng” nhiều ông còn mớ ngủ, Phỉnh đời lắm vị vẫn say bàn !. Dương gian, đạo lý còn giương búa, Địa ngục, hoả thiêu đợi ghé giàn. Thương lắm hồn ma người “ cứu quốc” Có tiền ai đó hiến đôi ngàn! -- Ngô Hậu Duệ

Rất đáng tiếc, salon lại là nơi sinh ra các nhà tư tưởng mà tiêu biểu là các ông Marx, Lenin. Không có những triết gia này thì đã không có các cuộc cách mạng vô sản, hàng trăm triệu người bị chết và hàng trăm triệu khác bị đẩy vào cảnh bi kịch. Gần 100 triệu người Việt Nam suốt gần một thế kỷ nay hoặc theo Đảng CSVN hoặc bị Đảng CSVN bắt buộc, phải tôn thờ tư tưởng của hai ông chính khách salon này! Vậy thì chính khách salon hay quá đi chứ, đáng trân trọng quá đi chứ! Một nhà dân chủ nổi tiếng đã từng nói rằng mọi cuộc cách mạng đều từ trên xuống! Không có giới trí thức sẽ không có tư tưởng, không tạo ra được sáng kiến cho kế hoạch hành động, chương trình hành động, tổ chức hành động và quản lý nhà nước. Quần chúng, đám đông, đáng tiếc thay, chỉ là những con người bị chăn dắt vừa thể xác, vừa tinh thần bởi các nhà tư tưởng, triết học. Từ các tín đồ của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, đến tín đồ Marx-Lenin, như đã nói ở trên. Mỗi người có một hoàn cảnh, tuỳ theo môi trường, điều kiện, khả năng mà tham gia vào tiến trình dân chủ hoá của Việt Nam theo cách thức mà bản thân thấy có thể đóng góp được. Cần những người trực tiếp phải hy sinh, gian khổ, tù đày nhưng cũng cần cả những con người ở các lĩnh vực khác nữa tham gia, kể cả gần 3 triệu người Việt ở nước ngoài, một lực lượng quan trọng, hàng năm đã chuyển về nước nhiều tỷ USD (năm 2010 khoảng 8 tỷ, gần bằng 1/10 tổng thu nhập cả nước!). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cố lãnh đạo tiền bối của ĐCSVN Trường Chinh lấy bút danh Sóng Hồng đã viết: "Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Những vần thơ bom đạn phá cường quyến". Biết được sức mạnh của mặt trận văn hoá, báo chí, nên sau khi giành được chính quyền, ĐCSVN đã thẳng tay đàn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, còn hiện nay thì ngăn chặn Internet, kiểm soát văn nghệ, báo chí là vậy! Cho nên cái kiểu phê phán xiên xẹo của bạn, đưa ra cách định nghĩa về chính khách salon nghe chướng lắm!

Tôi thấy anh Kami này thật lạ nghe! Người dám dấn thân để luôn bị ca làm khó dễ hay bi bắt như chị Lethicongnhan, anhbasg thì anh Kami cho họ là vì họ ham muốn nổi tiếng, hành động hồ đồ, nông nổi. Còn người đất tranh nhưng chưa bị bắt thì anh cho là nhút nhát, không dám dấn thân, chính khách sa lông? Vậy cuối cùng phải làm sao để vừa lòng được anh Kami "thông thái" đây anh?

a). Ông đại sứ Hoa Kỳ tại VN- tin rằng chế độ CSVN sẽ vững bền ít nhất …10 năm nữa !?. http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-168675_15-2/ b). Theo tờ New York Times 10/11/2010: . “Không có cách nào bạn có thể hiểu Việt Nam, trừ khi bạn có thể tận mắt chứng kiến các hoạt động điên cuồng và hạnh phúc ở đây”, ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành của Indochina Capital, một công ty đầu tư. . Sau 100 năm chiến tranh và nạn đói, người dân VN không bao giờ nghĩ rằng cuộc sống sẽ có lúc tốt đẹp như thế này. . Đó là một trong những lý do khiến chính phủ Việt Nam không phải trả giá cho sự bất tài của nó. http://baotoquoc.com/2011/01/10/vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-v%E1%BB%9Bi-vung-l%E1%BA%A7y-kinh-t%E1%BA%BF/ c). Theo tiến sĩ Hà Sĩ Phu, 01 nhà bất đồng chính kiến danh tiếng của VN: “Dân chủ, ít nhất phải chờ tới đại hội sau”, - Chủ nghĩa Mác gieo vào một vùng của châu Á , đúng vào nơi phong kiến Khổng giáo và nơi kinh tế kém phát triển mới là gieo vào đúng mảnh đất của nó, nên nó cộng hưởng và bén rễ sâu hơn ở châu Âu rất nhiều, nên không thể thoát ra theo kiểu Đông Âu. - Đảng CSVN, 2011, vẫn kiên quyết “vác cây tre đi ngang ” !!! http://danlambaovn.wordpress.com/2011/01/15/ts-ha-si-phu-%E2%80%9Cdan-ch%E1%BB%A7-it-nh%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%A3i-ch%E1%BB%9D-t%E1%BB%9Bi-dh-sau%E2%80%9D/ d). Bao giờ “đối lập dân chủ” có …“tổ chức”? Bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” của ông Nguyễn Gia Kiểng đã ra đời rất đúng lúc. Đã 35 năm trôi qua, phong trào dân chủ cần “xét lại” bản thân để tiến lên hay vẫn cứ tình trạng như cũ? http://dailyvnews.wordpress.com/2011/01/31/bao-gi%E1%BB%9D-%E2%80%9Cd%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-dan-ch%E1%BB%A7%E2%80%9D-co-%E2%80%9Ct%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c%E2%80%9D/ e). Theo ông Phạm Hồng Sơn 17/02/11: ....Nhiều người còn tỏ ra ngao ngán khi thấy đã trên 35 năm kể từ ngày chế độ cộng sản được áp đặt trên toàn cõi Việt Nam, những cá nhân, phong trào phi cộng sản của Việt Nam tại những vùng đất tự do vẫn chưa có được một sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh thống nhất, đôi khi còn thấy những thể hiện kém ôn hòa ở nơi công cộng chỉ do bất đồng quan điểm. http://dailyvnews.wordpress.com/2011/02/17/doi-diều-tam-sự-về-bai-viết-“xuan-hoa-giải-dan-tộc”/#more-19785

... Hiện tượng thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ này liên hệ đến một điều quan trọng hơn nữa: “Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.” Không ai có thể quả quyết là mình nắm chắc hay biết được “sự thật”. Mọi quan điểm của cá nhân hay đoàn thể đều xây dựng diễn giải từ quá trình học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm sống riêng nhưng tất đều ảnh hưởng xã hội. Bất cứ quan điểm nào mà cá nhân hay đoàn thể đưa ra cũng không thoát khỏi giới hạn trong tầm nhìn được kết lũy từ quá trình diễn giải tương đối đó. Vàclav Havel cũng đã từng trao đổi suy nghĩ của ông về sự thật với một phóng viên Tiệp lưu vong Karel Huizdala và đã được ghi lại trong quyển sách mang tựa đề "Nhiễu loạn hòa bình" ("Disturbing the Peace: A Conversation with Karel Huizdala"). Ông nói sự thật “không chỉ là chuyện của bạn nghĩ nó là gì, nó còn là từ những bối cảnh trong đó nó được nói ra sao, nói với ai, tại sao, và nói như thế nào.” (1990, trang 67). Rất nhiều bình luận (loạn) gia (pundits) đều cho mình sở hữu “sự thật” nhưng thật sự mọi người/đám đông thầm lặng chỉ mong muốn họ có và tỏ lộ được chút lòng chân thật. Những chuyện “lộng giả thành chân” vẫn nhan nhãn ấy thôi. Hồn Việt Thế Kỷ 21 (Phản) Phản Biện và Sự Thật - http://vietsoul21.net/2011/02/18/ph%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A3n-bi%E1%BB%87n-va-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt/

Various people in all countries receive the home loans from various banks, because that is easy.