You are here

Blog của nguyenanhtuan

EVFTA: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ (P.2)

Tháng 9 năm ngoái, ngay trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức ở Hà Nội, một nhà hoạt động nhân quyền quốc tế và là khách mời chính thức của Diễn đàn, bà Debbie Stothard, đã bị chặn giữ ở sân bay Nội Bài và trục xuất khỏi Việt Nam sau nhiều giờ câu lưu. [3] 

 

EVFTA: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ (P.1)

“Thật vui mừng vì Quốc Hội Châu Âu vừa bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) [với chúng ta]” [1]

 

Thủ tướng một quốc gia Đông Nam Á cách đây hơn vài tuần đã thốt lên như vậy sau khi chứng kiến lễ ký kết FTA giữa nước ông và Liên minh Châu Âu (EU). Tiếc thay, tên của vị Thủ tướng này không phải Nguyễn Xuân Phúc, mà là Lý Hiển Long, và quốc gia nói trên là Singapore chứ không phải Việt Nam. 

 

TRAO ĐỔI VỚI NHÀ BÁO HOÀNG HẢI VÂN

Gần đây, nhà báo Hoàng Hải Vân có bài viết ‘Đánh Phủ Đầu Báo Chí, “Dân Chơi” Vươn Ra Biển Lớn’ bàn về vụ PVN hợp tác dầu khí (và thất bại, mất tiền) ở Venezuela [1]. Trong khi chia sẻ niềm xót xa (nếu có) của tác giả trước những mất mát tiền của quốc gia, tôi vẫn không khỏi băn khoăn về một vài nhận định liên quan dưới đây trong bài viết, xin được trao đổi như sau:

Đụng độ truyền thông và quyền lực xã hội nhân chuyện chùa Ba Vàng

Chỉ một ngày sau khi báo Lao Động đăng phóng sự điều tra tố cáo chùa Ba Vàng, Quảng Ninh trục lợi trên sự mê muội của tín đồ, trụ trì Thích Trúc Thái Minh đã tổ chức buổi họp báo phản bác với cả ngàn Phật tử dự khán. Livestream buổi họp báo này trên Facebook đã thu hút được hơn 23,000 người xem trực tiếp cũng như tiếp cận cả triệu người khác sau đó. 

 

LẠI CHUYỆN TẬP ĐOÀN BÁN SUSHI ĐƯỢC CHỌN LẬP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ DÀI HẠN CHO ĐÀ NẴNG: CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ NÓI GÌ?

Cách đây mấy hôm mình có bài chỉ ra một tập đoàn trong lĩnh vực ăn uống tên là SAKAE của Singapore được chọn lập chiến lược phát triển kinh tế cho Đà Nẵng tới năm 2030 [1], thì hôm qua hàng loạt cơ quan báo chí như Thông tấn xã Việt Nam, Sài Gòn Giải phóng đã có bài dẫn phản hồi của chính quyền thành phố:

Tự hào nên dành cho dịp khác

Không có gì bất ngờ trước niềm phấn khích của nhiều người Việt Nam với Hội nghị Thượng định Trump-Kim được tổ chức ở Hà Nội lần này vì đã lâu rồi Việt Nam mới có chút gì đó đóng góp để giải quyết những vấn đề quốc tế.  

 

Cảm xúc này của công chúng đáng được trân trọng bởi lẽ sâu xa nó phản ánh khát vọng của một dân tộc muốn thoát dần ra khỏi thân phận tầm gửi luôn dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế để vươn lên có một địa vị nào đó trên trường quốc tế và đóng góp cho quốc tế. 

 

THỦ TƯỚNG CHỌN TẬP ĐOÀN CHUYÊN BÁN SUSHI LẬP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030

Trong buổi họp báo trước thềm Tọa đàm Mùa xuân 2019 ngày 1/3, UBND TP Đà Nẵng cho biết sẽ ký kết với 2 công ty Singapore hợp đồng tư vấn phát triển thành phố, cụ thể như sau:

- Với công ty Sakae Corporate Advisory: Tư vấn hợp phần thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030;

- Với công ty tư vấn Surbana Jurong: Tư vấn hợp phần quy hoạch chung; [1]

BÀI HỌC 17/2 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (P.3 - Hết)

Một khi lo ngại trên được giải tỏa, quyết định chọn phe cũng đã rõ ràng, điều những người lãnh đạo Việt Nam cần làm là chứng minh với Hoa Kỳ sự dứt khoát trong quyết định của mình, dĩ nhiên không phải bằng máu của bất kỳ dân tộc nào như họ Đặng từng làm, nhưng mức độ thì phải không hề thua kém. Những việc có thể làm ngay:

(1) Luôn giữ thái độ cứng rắn nhất có thể với vấn đề biển đảo, hoan nghênh sự can dự của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây.

(2) Ngưng việc gửi các cán bộ, sĩ quan trung-cao cấp sang Trung Quốc đào tạo.

BÀI HỌC 17/2 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (P.2)

Thế bài học ở đây là gì?

Không phải là tự lực tự cường. Dù nghe rất hấp dẫn, song ở vào địa vị một nước chậm tiến như Việt Nam hiện nay, tự lực tự cường mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển vượt bậc quốc gia, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và cả Trung Quốc đã từng. Cách đây 40 năm, với một quy mô dân số và diện tích vượt trội hơn hẳn mà Trung Quốc, ở giai đoạn đầu phát triển, còn phải tìm cho mình đồng minh hỗ trợ, thì Việt Nam hiện nay nếu chỉ tự lực tự cường liệu có ảo tưởng không?

BÀI HỌC 17/2 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (P.1)

Bài hát 'Lời tạm biệt trước lúc lên đường', phổ biến trong những năm tháng chống quân xâm lược Bắc Kinh, có một câu thật ám ảnh: ‘Dòng nước mắt, dù thiêng liêng, cũng không làm cho giặc kia lùi bước’

Cũng tương tự vậy, nỗi uất hận của chúng ta với Đặng Tiểu Bình, kẻ hạ lệnh xâm lăng biên cương và thảm sát dân Việt năm 1979, dẫu có nghẹn ngào đẫm lệ ra sao cũng chẳng thể nào thay đổi thực tế là Trung Quốc hiện nay, với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội đặt nền móng bởi họ Đặng, đang chiếm đóng cương thổ, cản đà thăng tiến quốc gia và phủ bóng bành trướng lên dân tộc chúng ta.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan