You are here

Blog của nguyenanhtuan

VIỆT NAM NGÀY MAI

Ai cũng có một hình dung về Việt Nam tương lai mà mình muốn sống.

Tôi cũng vậy, nước Việt Nam tôi muốn sống và mong dự phần dựng xây ngay trong thế hệ của tôi, trông như sau:

(1) Xã hội lớn và nhiều tài sản, nhà nước nhỏ gọn và ít tài sản nhưng mạnh mẽ và hiệu năng.

Thực hiện đa sở hữu về đất đai, trong đó chủ yếu là sở hữu tư nhân về đất đai, nhà nước sở hữu và quản lý càng ít đất đai càng tốt. Đất đai chỉ có thể được chuyển giao thông qua thương lượng ôn hoà trong một thể thức đảm bảo cả công bằng xã hội lẫn phát triển quốc gia.

Chính sách đối ngoại mới của Việt Nam qua một bộ phim tài liệu

Trong một diễn biến bất ngờ, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa tung ra phim tài liệu dài kỳ có tên ‘Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử’ [1] trong đó ngay từ những tập đầu tiên đã nhắc đến chiến tranh Tây Nam với Cambodia năm 1978 và chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979.

Cuộc chiến ngắn ngày song đẫm máu giữa hai nước cộng sản cuối thập niên 70s vốn là chủ đề cấm kị trong nhiều thập kỷ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ năm 1990. 

Ông Chung và Đồng Tâm: Không hề vô can

Vậy là Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã bị tạm đình chỉ chức vụ - một dấu hiệu cho thấy khả năng cao ông sẽ bị cho vào lò. 

Hiếm có một nhân vật nào gây nhiều tranh cãi như ông Chung trong chốn quan trường Việt Nam hiện tại. Nên khi ông ngã ngựa, người khen kẻ chê không ít.

Người khen ông dẫn đủ chuyện trồng cây xanh nhiều thế nào, phòng chống dịch hiệu quả ra sao. Kẻ chê ông lôi chuyện công ty sân trước sân sau, từ công ty tin học Nhật Cường đến nhà máy nước sông Đuống. 

Đơn thuốc cho đảng

Vậy là chỉ sau 15 ngày, Nguyễn Nhân Chinh đã phải rời khỏi chiếc ghế Bí thư thành ủy Bắc Ninh do chính bố mình - Bí thử tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến - sắp xếp.

Mặc dù quyết định này đến sau khi có ý kiến của Trung ương nhưng có phải do ái ngại đảng cương (kỷ luật đảng) mà những kẻ quan quyền này chấp nhận rút lui không? Có vẻ là không, vì nếu e ngại thì họ đã không dám trắng trợn xếp ghế cho con cháu như vậy ngay từ đầu.

Họ rút lui vì nỗi sợ quốc sỉ - trở thành đối tượng cho toàn dân xỉ vả. Trước là trên mạng xã hội, sau là trên báo chí. 

Suy đoán vô tội ở Việt Nam: Từ cộng hòa đến cộng sản

Phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải với tất cả những diễn biến xung quanh nó đã bóc trần những hủ bại của nền tư pháp hình sự Việt Nam.

Từ xung đột lợi ích trong lựa chọn thẩm phán đến hình thức biểu quyết kết án không đảm bảo khách quan. Từ ‘trọng cung hơn trọng chứng’ đến sự vắng bóng của nguyên tắc suy đoán vô tội. 

Tất cả xuất hiện trong một phiên xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao - cơ quan mà như tên gọi của nó có quyền lực cao nhất đất nước về tư pháp, không khỏi khiến công chúng bàng hoàng. 

NHỮNG NGƯỜI THẾ HỆ CHÚNG TÔI

Tôi tình cờ gặp Lê Hữu Minh Tuấn ở Hội An nhiều năm trước. Buổi nói chuyện ngắn ngủi nhưng ấn tượng để lại là một bạn đồng trang lứa sống có lý tưởng và thương người.

Hôm nghe tin Tuấn bị bắt, tôi vào Facebook bạn ấy, vốn chỉ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, có một bài đăng nói lên rất nhiều về Tuấn:

Công lý chi bộ

Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là việc 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết y án tử hình. 

Không khác gì một phiên họp chi bộ đảng. 

Cũng dễ hiểu thôi khi mà 17 thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng như toàn bộ thẩm phán Việt Nam, đều là đảng viên - chỉ riêng thực tế này đã đủ để phủ nhận mọi lập luận về tính độc lập của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay. 

CÔNG LÝ BẤT TOÀN

Mong muốn nắm bắt bản chất hay sự thật khách quan của một vụ án để phân xử đúng người, đúng tội quả thật là đẹp.

Vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không hàm oan người vô tội, có gì hoàn mỹ hơn thế?

Tuy nhiên, đẹp là một chuyện, khả thi hay không lại là chuyện khác.

Vì lẽ biết một sự việc hoàn toàn đúng như nó xảy ra có lẽ là đặc quyền của duy nhất Đấng Toàn Năng, nên công lý toàn hảo như trên chỉ có thể đến từ quyền năng của Ngài.

Y án tử hình Hồ Duy Hải: Địa chỉ trách nhiệm đích thực ở đâu?

Khi Viện (VKSNDTC) và Toà (TANDTC) mới bắt đầu cãi nhau, công chúng còn có thể hi vọng.

Vì đứng đầu Viện và Toà đều là Uỷ viên Trung ương, ngang cấp nhau nên chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.

Nhưng khi Bộ Công an chính thức tuyên bố: “Tử hình Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, hi vọng ấy nhanh chóng tiêu tan.

Bởi Bộ trưởng Bộ Công an là Uỷ viên Bộ Chính trị, cao hơn hẳn hai ông đứng đầu Toà và Viện.

THỐNG NHẤT

45 năm đã qua nhưng chỉ riêng việc gọi tên ngày 30/4 vẫn còn quá nhiều tranh cãi.

Không ít người, nhất là từ bên thắng cuộc, với sự thiện chí đáng ghi nhận, muốn 30/4 được gọi là Ngày Thống Nhất, thay vì cụm từ ‘giải phóng miền Nam’ đầy hợm hĩnh.

Tuy nhiên, thiện chí là một chuyện, chính xác hay không lại là chuyện khác.

Có người nói nhờ 30/4 thì người dân hai miền Nam Bắc được tự do đi lại nên gọi ‘thống nhất’ là đúng rồi. Nhưng nếu muốn hai miền được tự do đi lại thì như khối Schengen, chỉ cần một hiệp định là đủ, cần gì phải thống nhất.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan