You are here

Blog của VietTuSaiGon

Thấy gì từ phiên tòa xử Blogger Trương Duy Nhất?

Có thể nói ngắn gọn là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong phiên tòa xử Trương Duy Nhất dù đứng trên góc độ nào. Nhưng có hai điểm thất bại rất lớn mà thiết nghĩ, có thể nó nằm trong một chủ trương sâu xa nào đó của một nhân vật quyền thế A, B, C nào đó trong bộ sậu Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam: Thất bại về mặt truyền thông và; Thất bại về Nhân quyền.

Những thành tích đầu năm.

Mới đầu năm, chưa hết tháng Giêng nhưng nghe ra nhà nước Việt Nam đã đạt được những thành tích khá ấn tượng, mà có lẽ, đầu tiên phải nhắc đến thành tích giết ngựa, cái chết của Phạm Quí Ngọ.
Cũng xin nói thêm, người viết không hề có chủ ý súc siểm hoặc mạ lị người đã khuất (nghĩa tử là nghĩa tận!) nhưng vì ngẫu nhiên, tên Ngọ lại trùng với năm ngựa và điển tích giết ngựa của những hôn quân, hôn tướng, vì thế, sự ngẫu nhiên này xin đừng quá lưu tâm!
Thành tích giết ngựa

Nỗi hổ thẹn của Ngày thơ Việt Nam

Năm nay lại như mọi năm, các thi sĩ (nhà thơ), ngâm sĩ (nhà nghâm thơ) và thổi sĩ (nhà thổi sáo) lại náo nức chờ mùa Nguyên Tiêu, chờ ngày Thơ Việt Nam, để rồi… nhậu!
Chuyện này giống như cái bao tử, nó hoạt động đều đặn, nhịp nhàng, muốn hay không muốn nó vẫn cứ chạy và đôi khi réo ong óc, đôi khi quằn quại, đôi khi lao nhao… Vì nó là một hệ thống phục vụ và nhận chỉ đạo từ một hệ thống đã cho nó ăn, nuôi nó lớn, xoa đầu và vỗ béo nó bằng nhiều cách.

Những tràng pháo đầu Xuân

Tết vẫn còn đâu đó, chưa hết ba ngày Tết bảy ngày Xuân, từ công chức cơ quan nhà nước cho tới nông dân trên đồng ruộng, mọi người vẫn còn cắn hạt dưa lốp bốp, vẫn còn nói chuyện ba ngày Tết và hẹn hò cà phê, đi thăm bạn bè… Nói chung, không khí Tết vẫn còn tràng trề, hiếm có ai đói ba ngày Tết, bảy ngày Xuân dù trong nhà không còn hạt gạo nào, vì điều đó không những mang ý nghĩa về tục lệ đầu năm mà là danh dự, lòng tự trọng và phẩm hạnh của con người trước cộng đồng, bà con họ hàng.

Lại một mùa xuân

Mùa Xuân, trong cái se se lạnh của mùa Đông còn sót lại, trong chút nắng ấm của ngày đầu năm, trong xúng xính áo quần trẻ em ra đường du Xuân, trong cái luộm thuộm,c hậm chạp của người già đón nốt những ngày xuân cuối… Đâu đó, một mùa Xuân khác hoài thai và trổ lộc. Một mùa Xuân Dân Chủ. Mùa Xuân này, chờ đợi đã lâu và cũng đã nhiều năm phải thốt lên rằng: Lại một mùa Xuân!

Chủ trương gây nghiện của Đảng

Những chủ nông trại nuôi bò nói riêng và chủ nông trại nuôi súc vật nói chung, mỗi người đều có một bí quyết để phát triển đàn gia súc của họ. Tuy mỗi người có mỗi cách khá nhau, nhưng chung qui họ có chung ba điểm cơ bản rất giống nhau: Thức ăn gây nghiện; Cây roi và; Chó săn. Đó là chuyện người nuôi vật, nhưng ở chuyện giữa con người với con người, khi xem xét một chế độ chính trị áp đặt trên nhân dân, thì loại hình nhà nước độc tài cũng có nét hao hao giống chăn súc vật trong quá trình lãnh đạo đất nước, hay nói đúng hơn là quá trình chăn dắt nhân dân của họ.

Cuối năm nghe chó sủa

Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!

Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ

Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác?

Khi sức tàn lực kiệt, Cộng sản đã chọn bạo lực

Khi con thú trở nên yếu đuối, hành động nó chọn thường nhật là tấn công bất kì con vật nào đến gần, vì làm như thế, nó sẽ thấy an toàn, tính mạng bớt bị đe dọa… Còn con người, mà nói xa hơn một chút là chế độ chính trị do con người thiết lập ra, suy cho cùng, nó cũng có sinh mệnh tập thể của nó, và một khi tự thấy mình trở nên yếu đuối, què quặt, lựa chọn của nó cũng đầy tính bản năng. Ở những thể chế độc tài, lựa chọn hành động của chúng có khi còn tệ hơn cả cầm thú.

Dưới bóng hoàng hôn xã hội chủ nghĩa

Người ta nhìn thấy một gương mặt âm u trong buổi chiều tà của một vở diễn mà ở đó, sân khấu nhuộm máu khô, rác rến và những bàn tay người chới với kẽm gai… Một cuộc triển lãm xếp đặt nghệ thuật chăng? Không phải thế, đó là hiện thực sinh động, một hiện thực làm rơi nước mắt trên miền Nam Việt Nam hiện tại. Một miền Nam sau ba mươi mấy năm, người Cộng sản đã mang những thứ ấy để trưng bày, chưng diện và sơn phết lên số phận của vài mươi triệu người. Đừng nghĩ rằng đây là một sự hoang tưởng hay một đoạn văn siêu thực!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon