You are here

Blog của VietTuSaiGon

Chết nhăng răng vì… thi đại học

Nhà ông Thông năm nay, mà đúng hơn là một tuần nay nghe ra xôm tụ và cực kì gay cấn, rắc rối bởi hai sự vụ: Chưa kịp giải quyết xong vụ bà mẹ vì mê thi đại học đã nằng nặc đòi nộp gấp hồ sơ vào trường cao đẳng nghệ thuật, ông phải làm động tác giả đi nộp hồ sơ, trong lúc ông đi tránh mặt, bà cụ ở nhà ê a đọc truyện Kiều, thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh và làm toán cộng trừ nhân chia để “lên kinh ứng thí”, đùng một cái ngã lăn ra vì tai biến não. Chưa xong, thêm chuyện cô con dâu nằng nặc đòi anh con trai phải “đúc con” vì năm nay cô đã 32 tuổi, cơ hội “đúc con” chỉ còn có vài tháng.

Cấm đoán hay là bưng bít và sợ hãi?

Theo bản tin RFA: “Vào 9 giờ tối ngày 2 tháng 7, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Tòa thánh Vatican tham dự lễ "Bế mạc phần điều tra tại địa phương" trong hồ sơ phong Chân phước và hiển thánh cho Hồng Y Phanxico-Xavie Nguyễn Văn Thuận…”.

Tinh thần của một cuộc nổi dậy

Trong nửa giờ đồng hồ, trong lúc các giám thị đang ngồi chễm chệ xem những trại nhân nhễ nhại mồ hôi, những con người bị bỏ đói và bị đánh đập tranh nhau quả bóng làm trò vui cho các quản giáo, bất ngờ, một cuộc nổi dậy đồng loạt và có tính toán của trại nhân đã khiến cho giới chức, cán bộ công an phải tá hỏa, giật mình.
Một cuộc nổi dậy có tổ chức, có tính toán và có hệ thống khoa học chứ không đơn thuần là một cuộc nổi dậy mang tính bản năng để đòi khẩu phần ăn như các đài, báo trong nước loan tin.

Kỉ lục của miếng ăn

Có lẽ không cần bàn thêm, suốt gần một tháng nay, câu chuyện về Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một câu chuyện hoàn toàn có xuất phát động cơ không dính dự gì đến cái ăn nhưng lại bị truyền hình nhà nước bóp méo, đẩy sự việc đến chỗ hơn thiệt về cái ăn và làm cho người ta hiểu lệch bản chất của nó.

Sự im lặng của con sói

Xin mở ngoặc, có hai vấn đề cần tường minh trước khi đi vào câu chuyện. Đó là khái niệm Hậu Cộng sản và thân phận trí thức nhằm ám chỉ đối tượng nào? Khái niệm Hậu Cộng sản, có lẽ cũng không mới nhưng chưa phổ thông, ám chỉ những công tử đỏ, hoàng tử đỏ thời cơ chế thị trường, trong lúc quyền lực phe nhóm, thế lực Cộng sản hoàn toàn nằm trong tay họ nhưng phương thức kinh tế thì lại là kinh tế thị trường, đây là cách chơi “gom bi” trong bàn billiard quyền lực mà nhà cầm quyền Việt Nam đã khéo giữ cơ, dồn bi, giấu bi để đến nước cuối, họ nắm thế “thượng phong”.

Từ chuyện “Khối già”, nghĩ về một Việt Nam già cỗi

Tôi có hai người bạn khá thân, một anh Sài Gòn, một anh Quảng Ngãi, họ đều học giỏi, con nhà khá giả, đa tài và giàu ý chí. Sau hơn mười năm tốt nghiệp đại học, gặp lại nhóm bạn cũ, rủ riêng hai người bạn thân này đi chè chén, chuyện trò.

Nguyên Kha, Phương Uyên và huyền thoại Phù Đổng.

Lịch sử sẽ ghi dấu tháng Năm này, tháng của những con người còn rất trẻ, những sinh viên, họ đã ung dung bước ra tòa và điềm nhiên nói lên tiếng nói của mình, một tiếng nói mang hơi thở và nhiệt huyết của thế hệ, của dân tộc, tiếng nói yêu nước, yêu tự do và tuyệt nhiên không vì bất kì một đảng phái hay chủ thuyết chính trị nào.

Từ chuyện gia đình blogger Hoàng Vi, nghĩ về vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc

Câu hỏi bây giờ, không phải là làm thế nào để hòa giải, hòa hợp dân tộc giữa người Việt trong nước với người Việt ở hải ngoại, cũng không phải câu hỏi làm thế nào để hòa giải, hòa hợp giữa nhà nước Cộng sản Việt Nam với chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng Tư năm 1975… Mà câu hỏi nhức nhối về vấn đề hòa giải, hòa hợp trong thời điểm bây giờ lại là làm thế nào để có một cuộc hòa giải, hòa hợp đích thực giữa nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, gồm hơn 3 triệu đảng viên Cộng sản với hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Vì sao câu hỏi lại đặt ra như thế?

Từ hòn đá nghĩ về hòn đá

Trong thời gian qua, kể từ lúc blogger Nguyễn Xuân Diện phát giác và đưa ra công luận câu chuyện hòn đá lạ ở đền Hùng, dư luận nóng dần bởi những ý kiến phản hồi, phản bác về hòn đá vớ vẩn này càng lúc càng cao. Thay vì đem vứt hòn đá nửa Tàu nửa Ấn này đi, người ta (cụ thể là ông chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ) lại nghĩ ra trò làm một cuộc hội thảo về giá trị lịch sử của nó. Dư luận lại thêm một lần té ngửa về cách hành xử vừa đậm chất mê tín dị đoan, vừa rất ư hồ đồ và vô văn hóa của nhà cầm quyền tỉnh Phú Thọ.

30 tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà

Có lần, ông tôi nằm trên giường bệnh và nói lớ mớ, anh em tôi không ai hiểu ông nói gì, ông ngoắc tôi lại gần, rồi thều thào dặn: “Ba mươi tháng Tư năm nay, chắc ông không làm được như mọi năm, con nhớ, cứ nghe tiếng chó sủa đêm phía sau nhà thì mang một ít thuốc lá, bánh, áo giấy và đường ra cúng nhé! Họ về đó, năm nào cũng thế…”. Chưa kịp hiểu gì thì ông đã qua đời. Cũng từ đó, cứ 30 tháng Tư, tôi lại làm theo lời ông dặn nhưng vẫn không rõ lắm “họ” mà ông đã nói là ai. Mãi cho đến mười một năm sau, lúc này tôi đã ngấp nghé tuổi trung niên.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon