You are here

Tìm hiểu về người Hmong

Cách đây hai tuần, tôi có việc phải đi bang Wisconsin. Trong lúc đang ở đó thì xảy ra một việc long trời lở đất ở Việt Nam là dân tộc Hmong tập họp biểu tình vào ngay ngày 30 tháng 4 tại Mường Nhé. Tình hình của người Hmong bị bắt và bị chết như thế nào thì hiện nay vẫn còn chưa rõ. Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay bưng bít tất cả các luồng thông tin cho nên khả năng con số người Hmong bị vùi dập là rất cao so với thông tin "chính thức" từ phía Việt Nam.
 
Trời xui đất khiến làm sao mà tôi lại lạc vào căn cứ địa của người Hmông ở thành phố Wausau, Wisconsin - đi đâu cũng đụng toàn Hmong. Thế rồi, do sự hiếu kỳ, tôi tìm cách xin gặp lãnh đạo cộng đồng người Hmong ở vùng này và được giới thiệu. Sau vài lần điện thoại thì hẹn nhau ở khách sạn. Nói chung lại lúc đầu thì người Hmong có vẻ không tin tưởng lắm vì nghi ngờ người Việt Nam chắc là có ý định gì đây. Thế là tôi phải giải thích cho họ hiểu là tôi không có liên hệ nào với phe Bắc Việt trong chiến tranh cả. Tôi xin bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với các bạn người Hmông đã có sự khổ đau và mất mát.
 
Thế rồi cảm tình càng thêm thân mật, các bạn người Hmong tỏ lòng tin tưởng thiện chí rồi trình bày hết mọi cơ cấu cộng đồng cho nghe. Đại khái là lúc đầu người Hmong đến Mỹ, đa số không thể hội nhập ngay được. Không như người Việt Nam, đã có văn hóa đô thị phát triển, người Hmong còn không có chữ viết và xã hội kinh tế theo chế độ du canh nông nghiệp ở núi rừng.
 
Dưới sự lãnh đạo khôn khéo của tướng Vàng Pao, chính phủ Mỹ đã dần dần có chính sáchphù hợp là để người Hmong tập trung về những tiểu bang thưa thớt, có nhiều môi trường hoang dã để họ thích nghi với môi trường trồng trọt và săn bắn.
 
Do thiếu điều kiện học tập căn bản từ Lào, đa số người Hmong có tuổi đều không thể học được tiếng Anh và hiểu biết luật pháp hiện đại, tướng Vàng Pao đã tổ chức hệ thống 18 bộ lạc người Hmong trên nước Mỹ thành hệ thống trung tâm trợ giúp và kết nối người Hmong như là một điều kiện cần thiết về tổ chức cuộc sống. Tôi đã viết về người Hmong qua bài phóng sự cho đài BBC sau khi được yêu cầu tìm hiểu sinh hoạt của người Hmong ở Mỹ.
 
Tôi cũng được đáng giá cao về những kiến thức cơ bản về người Hmong ở Việt Nam và Lào. Cũng nhắc lại, đối với người Hmong, tướng Vàng Pao coi như là một nhân vật trời chọn để đưa dân tộc Hmong bị săn đuổi ở Đông Nam Á qua tới nước Mỹ để sánh vai bình đẳng với các dân tộc vẻ vang khác.
 

Tôi còn hỏi nhiều chuyện liên quan đến chuyện vừa xảy ra ở Mường Nhé và được trả lời rất thoả đáng. Các bạn người Hmong đề nghị đợi chờ một cuộc họp và đề nghị con trai tướng Vàng Pao và ông Neng Chu Pao lên tiếng thì hợp lý hơn.
 
Hôm thứ Sáu vừa qua, sau bao lần cân nhắc ông Neng Chu Vang đã lên tiếng. Sự lên tiếng của ông mang ý nghĩa quan trọng, bởi vì đây lần đầu tiên người Hmong ở Mỹ đề cập trực tiếp đến chuyện thời sự Việt Nam (với thái độ hòa hoãn). Cứ tưởng ông Neng Chu Vang sẽ dùng những từ ngữ dao to búa lớn thời chiến tranh, nhưng không ngờ đó là những lời kiến nghị đàng hoàng và nghiêm túc từ con trai của một người mà xưa nay sách báo trong nước thường mạt sát "phỉ Vàng Pao".
 
Lịch sử thăng trầm
 
Người Hmong nguyên lai xuất phát từ Miêu Tộc (phát triển cùng thời với dân tộc Hán nhưng dung hợp để thành người Hán) ở phía Nam Trung Quốc, tràn xuống Đông Nam Á cách đây mấy trăm năm. Dân số người Hmong tổng hợp lại lên đến con số trên 10 triệu. Trong các triều đại phong kiến, dân tộc Hmong theo chế độ thổ ti làm chủ núi rừng không bị trực tiếp cai trị. Các thủ lãnh của dân tộc này khi thì đối kháng khi thì thoả hiệp với triều đình để tồn tại với thời gian.
 
Có thể nói vận mệnh trôi nổi mấy ngàn năm như thế mà họ quên đi khái niệm quốc thổ như người Hán, người Thái và người Việt Nam. Trong khi các dân tộc khác muốn thành lập quốc gia thì người Hmong vẫn là chủ nhân của những ngọn núi rừng cây. Về mặt khách quan, thì họ không ngờ các ngọn núi rừng cây đó bây giờ lại là nằm trong lãnh thổ hoàn chỉnh của một đất nước to lớn khác. Đó chính là lý do tại sao người Hmong không có đất nước riêng và chỉ thường nằm quy chế tự trị.
 
Tuy không có đất nước nhưng bản sắc dân tộc không vì thế mà mai một và kém đặc sắc. Vua Mèo Vương Chính Đức đang một thời có vị trí đắc địa một vương quốc ở Đồng Văn. Các thế lực Pháp Nhật đều không xâm nhập được thế mà đời sau tình nguyện nạp cả cương thổ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa??? Con cháu nhà Vương hiện nay sống rất khó khăn như nhiều người dân tộc Hmong khác.
 
Ở bên Lào, thủ lãnh Touby Lyfoung cũng thống lãnh một lãnh thổ tương tự trước khi sự ảnh hưởng này chuyển sang cho tướng Vàng Pao. Tuy nhiên số phận của Touby Lyfoung còn tan nát hơn nhiều bởi vì đã bị giết chết trong trại cải tạo của Lào.
 
Qua lời ông Bay Lee ở Wausau, vừa là cháu của Touby Lyfoung vừa là cháu tướng Vàng Pao, người Hmong do đặc thù văn hóa vẫn theo chế độ thị tộc chặt chẽ.
 
Vợ anh Bay Lee là bà Mao Khang cũng là một nhà hoạt động cộng đồng rất nổi tiếng. Mao Khang từng được lên chương trình Opral Winfrey nhận giải thưởng về thành tích giúp đỡ phụ nữ người Hmong tại Hoa Kỳ thoát cảnh bạo hành do đặc điểm văn hóa. Thành tích lớn nhất là thuyết phục được tướng Vàng Pao lên án chủ nghĩa nam giới thống trị toàn diện trong các sinh hoạt gia đình.
 
Nhưng dân tộc Hmong cũng đã gánh chịu những bi thương và bi kịch nhiều nhất. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam có câu thành ngữ "khóc bằng tiếng Mán" để nói đến trạng thái đau khổ không thể nói cho ai hiểu thấu.
 
Sau khi có cơ hội nói chuyện nhiều với những người Hmong, tôi chợt khám phá ra vô số điều mới lạ về sự tồn tại của một dân tộc. Bỗng dưng tôi cảm thấy những khái niệm tồn tại non sông đất nước của "dân tộc Kinh" có giá trị tương đối. Một dân tộc như Hmong với sức sống mãnh liệt cả hàng ngàn năm, không có quốc gia chủ thể làm động lực mà vẫn tồn tại phát triển và tạo nên những tên tuổi quốc tế và những sắc màu văn hóa có một không hai trên thế giới.

  1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/05/110506_hmong_usa_new_life.shtml
  2. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110520_chu_vang_view.shtml

Trần Đông Đức
 

Bài bình luận

và ông còn biết là "Các thế lực Pháp Nhật đều không xâm nhập được thế mà đời sau tình nguyện nạp cả cương thổ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa??? Con cháu nhà Vương hiện nay sống rất khó khăn như nhiều người dân tộc Hmong khác.". Xin vui lòng cho biết ông lấy tư liệu từ đâu và ông có chủ ý gì khi cho ba dấu chấm hỏi??? Mong trả lời của ông Đức. Hậu duệ họ Vương, Vương Kim Liên.

Dân tộc anh em H´´Mong khong phải là những bóng mò trong lịch sủ và trên lĩnh địa Á Châu. Có nhà Sắc tộc học cả đời nghiên cứu về người H´´Mong, Mường Nhé cũng không phải chuyện mới: Học viện Viễn ĐÔng Bác cổ Pháp (EFEO) Xin tạm phép trích nguồn trên Internet. Học viện Viễn ĐÔng Bác cổ Pháp (EFEO) :. Linh mục Francois – Marie Savina (1876-1941), thụ phong linh mục tháng 6-1901, một tháng sau thì đến Bắc kỳ để được đưa lên Lào Cai tại vùng người Hmông, Từ 1906-1924, ông tiếp tục truyền giáo với người Hmông ở Vân Nam. Là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, ông là một trong những người Âu thời đó thông thạo tiếng Hmôngm và là tác giả của nhiều cuốn từ điển song ngữ như Từ điển Mèo – Pháp, Sách vỡ lòng Mèo – Pháp, Từ điển Tày – Việt – Pháp, Từ điển Pháp – Mán, Từ điển từ nguyên Pháp – Nùng – Hoa… Nhưng điều quan trọng là trong công việc mục vụ, ông đã trở thành người hiểu sâu về người Hmông, quan tâm đến những khát vọng của họ, và đã phát hiện ra những căng thẳng trong quan hệ giữa người Hmông với người Thái và người Giáy ở dưới thung lũng, để đi đến dự báo sắp có cuộc nổi dậy của người Hmông ở vùng này từ năm 1914. Những nhận định của ông về quan hệ bóc lột đối với người Hmông của các thổ ty Thái ở Lào Cai và Hưng Hóa là chính xác, nhưng lúc đầu chưa được nhà chức trách thuộc địa quan tâm. Bốn năm sau, cuộc khởi nghĩa của người Hmông bùng nổ, bắt đầu ở Lào Cai tháng 7-1918 và mãi đến tháng 3-1921 mới kết thúc ở Luang Prabang, mà tài liệu thuộc địa thời đó gọi là “cuộc chiến giữa các phù thủy”. Nhưng thực chất đó là một hiện tượng cứu thế (mesianique), do một thủ lĩnh Hmông là Pa Chay khởi xướng. Savina là người đã từng tiếp xúc với Pa Chay và là nhân chứng sáng suốt nhất của hiện tượng nàyngay từ đầu. Chính vì vậy mà ông đã được Toàn quyền Đông Dương nhờ viết một báo cáo mật năm 1920 là “Báo cáo chính trị về cuộc nổi dậy của người Mèo ở Bắc kỳ”. Nhưng đáng tiếc là quan điểm của Savina đối với các hiện tượng tôn giáo và tín ngưỡng của người bản địa còn mang nhiều thành kiến của người Kitô giáo thời bấy giờ. Khi phân tích hiện tượng xưng vua của người Hmông – một hiện tượng cứu thế – thì ông lại đi đến chỗ gần như châm biếm, coi đó là những biểu hiện dị giáo. Ông không phân biệt được những nghi thức và biểu hiện của saman giáo với tín ngưỡng cứu thế, và đánh đổ đồng tất cả những thầy pháp Hmông là “phù thủy” mê tín dị đoan. Thái độ nghiên cứu của Savina vẫn là thái độ của người quan sát bên ngoài để đánh giá văn hóa của người bản địa, chưa hòa nhập được vào thế giới tâm linh của người Hmông, mặc dầu ông rất thông thạo tiếng nói và hiểu biết phong tục tập quán của người bản địa. Nên dù Savina đã để lại những công trình nghiên cứu dân tộc về người Hmông như Histoire des Miao (1924), nhưng đến nay ít được giới nghiên cứu nhắc đến. Cám ơn tác giả đã tạo được cầu nối với đồng bào H´´Mong. Đoàn Văn Hội Nhân Xã Xóm Vườn Lài - Chợ lớm E-Mail: v_doan_vn@yahoo.de

Dân tộc anh em H´´Mong khong phải là những bóng mò trong lịch sủ và trên lĩnh địa Á Châu. Có nhà Sắc tộc học cả đời nghiên cứu về người H´´Mong, Mường Nhé cũng không phải chuyện mới: Học viện Viễn ĐÔng Bác cổ Pháp (EFEO) Xin tạm phép trích nguồn trên Internet. Học viện Viễn ĐÔng Bác cổ Pháp (EFEO) :. Linh mục Francois – Marie Savina (1876-1941), thụ phong linh mục tháng 6-1901, một tháng sau thì đến Bắc kỳ để được đưa lên Lào Cai tại vùng người Hmông, Từ 1906-1924, ông tiếp tục truyền giáo với người Hmông ở Vân Nam. Là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, ông là một trong những người Âu thời đó thông thạo tiếng Hmôngm và là tác giả của nhiều cuốn từ điển song ngữ như Từ điển Mèo – Pháp, Sách vỡ lòng Mèo – Pháp, Từ điển Tày – Việt – Pháp, Từ điển Pháp – Mán, Từ điển từ nguyên Pháp – Nùng – Hoa… Nhưng điều quan trọng là trong công việc mục vụ, ông đã trở thành người hiểu sâu về người Hmông, quan tâm đến những khát vọng của họ, và đã phát hiện ra những căng thẳng trong quan hệ giữa người Hmông với người Thái và người Giáy ở dưới thung lũng, để đi đến dự báo sắp có cuộc nổi dậy của người Hmông ở vùng này từ năm 1914. Những nhận định của ông về quan hệ bóc lột đối với người Hmông của các thổ ty Thái ở Lào Cai và Hưng Hóa là chính xác, nhưng lúc đầu chưa được nhà chức trách thuộc địa quan tâm. Bốn năm sau, cuộc khởi nghĩa của người Hmông bùng nổ, bắt đầu ở Lào Cai tháng 7-1918 và mãi đến tháng 3-1921 mới kết thúc ở Luang Prabang, mà tài liệu thuộc địa thời đó gọi là “cuộc chiến giữa các phù thủy”. Nhưng thực chất đó là một hiện tượng cứu thế (mesianique), do một thủ lĩnh Hmông là Pa Chay khởi xướng. Savina là người đã từng tiếp xúc với Pa Chay và là nhân chứng sáng suốt nhất của hiện tượng nàyngay từ đầu. Chính vì vậy mà ông đã được Toàn quyền Đông Dương nhờ viết một báo cáo mật năm 1920 là “Báo cáo chính trị về cuộc nổi dậy của người Mèo ở Bắc kỳ”. Nhưng đáng tiếc là quan điểm của Savina đối với các hiện tượng tôn giáo và tín ngưỡng của người bản địa còn mang nhiều thành kiến của người Kitô giáo thời bấy giờ. Khi phân tích hiện tượng xưng vua của người Hmông – một hiện tượng cứu thế – thì ông lại đi đến chỗ gần như châm biếm, coi đó là những biểu hiện dị giáo. Ông không phân biệt được những nghi thức và biểu hiện của saman giáo với tín ngưỡng cứu thế, và đánh đổ đồng tất cả những thầy pháp Hmông là “phù thủy” mê tín dị đoan. Thái độ nghiên cứu của Savina vẫn là thái độ của người quan sát bên ngoài để đánh giá văn hóa của người bản địa, chưa hòa nhập được vào thế giới tâm linh của người Hmông, mặc dầu ông rất thông thạo tiếng nói và hiểu biết phong tục tập quán của người bản địa. Nên dù Savina đã để lại những công trình nghiên cứu dân tộc về người Hmông như Histoire des Miao (1924), nhưng đến nay ít được giới nghiên cứu nhắc đến. Cám ơn tác giả đã tạo được cầu nối với đồng bào H´´Mong. Đoàn Văn Hội Nhân Xã Xóm Vườn Lài - Chợ lớm E-Mail: v_doan_vn@yahoo.de