You are here

Những bài thơ đăng báo cuối cùng của Phạm Công Thiện

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;Đào Trung Đạo
Khi Phạm Công Thiện đột nhiên vắng bóng ở Quận Cam, Miền Nam California quãng dăm bảy năm về trước chúng tôi không có dịp gặp nhau nữa. Trong số bạn hữu văn nghệ thân thiết Phạm Công Thiện là kẻ đi hay ở chỗ này chỗ khác đối với chúng tôi là chuyện “cơm bữa”, chúng tôi không thắc mắc tìm hiểu. Nhất là từ khi anh nhập vào nhóm nhưng nhà văn vô xứ chúng tôi chọn nước Mỹ làm nhà.

Vì Phạm Công Thiện là thế. Không thắc mắc nhưng chúng tôi luôn nghĩ Phạm Công Thiện vẫn đang sống ở đâu đó, rồi ra sẽ lại gặp nhau. Như đã nhiều lần như thế. Nhưng sự an tâm của tôi đã không còn nữa khi được tin Phạm Công Thiện qua đời vào ngày 8 tháng 3, 2011 ở Houston Texas. 
Chút an ủi cuối cùng với tôi khi đọc tin tức do gia đình phổ biến cho biết Phạm Công Thiện trong những ngày cuối cùng “dường như biết trước thời điểm ‘sẽ đi’, và trong ngày cuối cùng của cuộc đời đã dặn gia đình ‘không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu’. Chiều cùng ngày [PCT] thấy mệt dần. bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”
Lời dặn dò  “không làm tang lễ rườm rà” của Phạm Công Thiện làm tôi nhớ tới bậc đại trí Nguyễn Khuyến làm thơ dặn dò con cháu làm đám tang cho mình: “Đồ tống táng chớ nề xấu tốt, Tưới cho thầy một cút rượu bia, Lại thuê một lũ thợ kèn, Vừa đi vừa thổi mỗi bên năm thằng.” Nghĩa là một đám tang đơn giản, không rườm rà.
Trái ngược hẳn với thái độ khiêm tốn này là sự ngu xuẩn, không biết xấu hổ của một kẻ viết thơ tuyên truyền xú danh với những câu thơ khóc lóc sụp lạy tên đao phủ Stalin nọ, đến khi chết đi  ‘Đảng ta’ lại làm đám ma hoành tráng, đúc tượng, và hàng năm  vẫn tổ chức ngày tưởng niệm! Cũng may ngoài những kẻ đã ‘đội ơn mưa móc’ của nhà thơ loa phát thanh này cúc cung tham dự, dư luận xã hội không thèm chú ý tới trò hề này chứ đừng nói đến đi dự lễ tưởng niệm.
   Từ khi về Houston Texas ở Phạm Công thiện thay đổi hoàn toàn lối sống: nếu trước đây Phạm Công Thiện hay có mặt trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật hay trong những bàn rượu quây quần thân hữu thì nay Phạm Công Thiện hoàn toàn sống qui ẩn. Những lần tôi về Houston mấy năm trước đây thường gặp Đặng Phùng Quân, Tô Thùy Yên, Gs Trần Quí Phiệt...tôi không nghe bạn bè nói có gặp Phạm Công Thiện, tuy có nghe nói Phạm Công Thiện đã di chuyển về ở Texas.
   Vậy là Phạm Công Thiện đã thực sự “đi xa”. Còn nhớ, vào dịp giáp Tết Tân Mão, nhân khi lật phần mục lục tờ báo Xuân Người Việt, tôi thấy có thơ của Phạm Công Thiện. Từ rất lâu, ngoài gặp mặt nhau khi thì ở ngôi chùa của Thượng tọa Thích Mãn Giác trên Los Angeles, khi thì ở tòa soạn nhật báo Người Việt, khi thì ở các quán tiệm trong vùng Quận Cam, tôi không theo dõi những bài viết của bạn. Nhưng lần này – có khi là “điềm gở” - tôi đã đọc những bài thơ và lướt qua bài “Đi Tìm Một Cái Gì Khác: Một cái gì dường như là hố thẳm Sự Không Huyền Thoại về Bồ Đề Đạt Ma” của Phạm Công Thiện đăng trên tờ Xuân Tân Mão Người Việt. Hóa ra đây là những bài thơ đăng báo cuối cùng của Phạm Công Thiện! Và một điềm báo: “Đi Tìm Một Cái gì Khác”!
   Với tôi Phạm Công Thiện trước hết là một thi sĩ. Và khi tôi nói với anh điều này Phạm Công Thiện đã ôm choàng tôi.
   Thay cho lời ai điệu tôi chép lại ba bài thơ cuối cùng của Phạm Cộng Thiện:
1.       Bài Thơ Mùng Hai Tết Canh Dần
 Sống không thơ tôi chết từ lâu
 A đã chết rồi Ô biển dâu
Những cô thiên nữ thơm tho quá
Bay rợp đất trời tìm chỗ đậu
 
Thiên nữ là tiên nữ trần gian
Thế giới nhân gian bỗng sáng ngời
Bông sen bông súng đỏ trắng vàng
Chim kêu trời sáng nắng thênh thang
 
Quên là nhớ những gì không nhớ
Chẳng nhớ gì chỉ nhớ mộng mơ
Sương bay đầu núi hồng dang dở
Chẳng còn tiên nữ vẫn còn thơ
 
Không nhớ màu xanh mãi nhớ nàng
Năm cô thiên nữ đỏ thôn làng
Cỏ xanh cỏ héo đều thơm lạ
chim kêu đêm tối thương hải tang
 
mỗi ngày thơ đậu ở trên vai
con ó diều hâu ngó thẳng ai
rồi bay cao vút trên đầu núi
im lặng ttrong veo tôi sụp lạy
OM A HÙM con két thong dong
Gái lấy chồng đất trời nứt mọng
Mông mống mộng cô dâu đánh trống
An Ma Ni Bát Nạp Di Hồng
 
2.       Hè xa lại hiện
 
Hè xa lại hiện đến gần
Một chùm bông dại bất thần trôi sông
Gió hiu hiu thổi từ đông
Ngàn thu bất động rừng hồng trổ bông
Xanh xanh vàng rực lên đồng
Xuân mai vụt nở bềnh bồng cỏ khô
Thong dong mây lặn xuống hồ
Người thơ sụp lạy nửa bồ mộng mơ
Gió chiều thơ thở hong tơ
Người thơ đứng dậy: Bài thơ mất rồi.
    
      3      Một bài thơ nhỏ
               Mưa lạnh trời cuối năm
Giường cũ không chỗ nằm
Ngồi thiền đêm rạng sáng
Xương rồng bông đỏ đậm
 
Đời người chua hơn giấm
Tĩnh lự ngó mưa dầm
               Tình yêu là trái ớt
               Cúng cơm chạy đêm rằm
              
               Nội không và ngoại không
               Thanh tịnh bông xương rồng
Đại không vừa mở cửa
Thắng Nghĩa không bềnh bồng
 
Loài người sống thơ mộng
Khi gái chưa có chồng
Lúc trai lội ra sông
Bèo giạt trôi bầy ngỗng
 
Ngan ngỗng sống mỗi ngày
Không uống rượu vẫn say
Người say làm thơ bậy
Nhân loại vẫn khen hay.
 
Đào Trung Đạo
-----------------------------------------------------------------------------------
 Đây là blog cá nhân của Đào Trung Đạo. Nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
 

Bài bình luận

Cứ bài ông lên thì dương như ông muốn dẹp tiệm luôn người khác trên Blog RFA sao vậy? Tui click vô RFA Blog thấy mỗi tựa bài của ông. Ông hay RFA tệ đến nỗi không khắc phục nổi, mà cứ lặp đi lặp lại hoài vậy. Người lớn nói với nhau một lần thôi, nên biết điều một chút. Một cơ quan truyền thông lớn mà sao bết bát thế! Bữa qua tui gửi cmt nhưng chẳng biết vì sao RFA không đăng, trong khi cmt của tui hoàn toàn không vi phạm gì thuần phong mỹ tục của RFA cả. Nhìn các cmt khác so sánh coi!

Bạn nói cái gì? "Chán" ông Đạo cái gì? Sao không dẫn chứng ra? Bạn đã nói mà không có... Sách, không có Chứng, làm cho tôi đọc rồi cứ băn khoăn, giống như người nghe cứ bị đấm vào tai những điều không êm ả, làm cho tôi "bức xúc" quá. Và ngay cả cái bài của bạn, không được đăng, nội dung là gì? bạn cũng không nói được ra. Vậy thì ý kiến của bạn là gì, vì sao lại phải ... chán cái ông Đạo và RFA ? VT.

Câu hỏi của ông có lẽ nên được admin của RFA Blog trả lời thì đúng hơn. Số là mỗi lần tui nhấn chuột vô "RFA Blog" (phần bên trái trang chủ) để đọc bài, thì đã nhiều lần sau khi click chỉ hiển thị duy nhất cái tít bài của ông, không có bài nào khác. Muốn đọc bài của blogger khác mà mình thích phải quay lại trang chủ và chạy xuống phía dưới, bên phải trang chủ, nơi ghi tên các blogger riêng rẽ. RFA có khắc phục nhưng điều này vẫn bị lặp lại mỗi tuần khi ông đưa bài lên. Ông không hiểu cái "chán" của tui, vì có thể khi ông thục hiện động tác click thì RFA đã chỉnh sửa lại rồi. Cái comment trước đó tôi có trách RFA và ông về vấn đề kỹ thuật này, nhưng không được đăng lên. Bài của ông không hiển thị một thời gian, rồi được chỉnh lại sau đó. Đến chiều qua (thứ 3) lại y chang nên tôi mới viết cmt trên đây.