You are here

Blog của NguyenTrangNhung

Ảnh của NguyenTrangNhung

Thấy gì từ hội thảo quốc tế về chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế?

Sáng ngày 29/11, hội thảo quốc tế "Chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" do Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thuộc Bộ Tài chính) tổ chức đã diễn ra tại khách sạn Ramana, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia từ các Bộ, ngành có liên quan của Việt Nam và Trung Quốc cùng các cá nhân, tổ chức khác.

Nội dung chính của hội thảo bao gồm 4 tham luận của 2 diễn giả từ Việt Nam và 2 diễn giả từ Trung Quốc:

Ảnh của NguyenTrangNhung

Nỗi buồn thảm mang tên Tân Cương

Tân Cương là một vùng lãnh thổ tự trị của Trung Quốc với gần 22 triệu người, trong đó có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Sắc tộc thiểu số Hồi giáo này đang chịu đựng nỗi thống khổ của việc bị giám sát và đàn áp thô bạo bởi "bộ máy an ninh tổng lực" của chính quyền trung ương.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Aung San Suu Kyi: Biểu tượng sụp đổ

"Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy.

Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới.

Ảnh của NguyenTrangNhung

GS. Chu Hảo và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

GS. Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của NXB Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết đến ông như một trong những người đồng sáng lập của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Từ sự kiện GS. Chu Hảo nghĩ về những trí thức im lặng

Ba ngày trước, khi lướt news feed trên Facebook và bắt gặp fanpage của Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Sáng kiến OpenEdu, Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL, Trưởng Ban Tổ Chức Giải Thưởng Sách Hay thường niên, Ủy viên Hội đồng Điều hành Hội Giáo dục So sánh Châu Á[1] – tôi thử vào fanpage của ông để xem liệu ông có nói gì về sự kiện GS. Chu Hảo hay không. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Tuyên ngôn của những người chọn đứng về phía ánh sáng

Tháng 9/2005, NXB Tri Thức được thành lập, với tôn chỉ là cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại, hỗ trợ và góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy của các tầng lớp xã hội Việt Nam, và với tầm nhìn là trở thành một nhà xuất bản có những đầu sách chất lượng, là tham chiếu trong việc phổ biến các trào lưu tư tưởng lớn.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Từ sự kiện GS. Chu Hảo nghĩ về sức mạnh của tư tưởng

Ngày 25/10, báo chí trong nước cho hay GS. Chu Hảo – Giám đốc và là Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức – bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đề nghị kỷ luật trong kỳ họp thứ 30 vừa qua.[1]

Nguyên nhân là ông phải chịu trách nhiệm chính về việc NXB Tri thức đã xuất bản một số cuốn sách "có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản".[2] 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Việt Nam có hay không một tầng lớp tinh hoa?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết cần đưa ra định nghĩa của từ "tinh hoa". Theo nhiều từ điển tiếng Việt, tinh hoa có nghĩa là phần tinh túy nhất, tốt đẹp nhất và có khi là cả quan trọng nhất.[1] 

Trong nhiều sách vở, tài liệu, từ "tinh hoa" được xem là tương ứng với từ "elite" trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ "elite" trong tiếng Anh có nghĩa không hoàn toàn như từ "tinh hoa" trong tiếng Việt.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Thực hiện quyền tiếp cận thông tin để thúc đẩy dân chủ

"Không biết một năm Hà Nội in băng rôn hết bao nhiêu tiền nhỉ?"

"Lại sửa đường à, tháng trước vừa sửa cơ mà! Sao sửa lắm thế không biết?"

"Tượng đài kia to quá! Không biết xây hết bao nhiêu tiền nhỉ?"

"Ơ. Thuế của mình đang được dùng làm những việc gì?"

Ảnh của NguyenTrangNhung

28/9: Ngày Quyền Biết Quốc tế

Ngày 28/9/2002, tại Sofia, Bulgaria, các tổ chức vì tự do thông tin từ 15 quốc gia[1] cùng một số tổ chức quốc tế đã tạo ra một mạng lưới với tên gọi Người ủng hộ Tự do Thông tin (Freedom Of Information Advocates – FOIA) với mục đích thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin và quản trị mở, minh bạch. FOIA đã đề xuất ngày này là Ngày Quyền Biết Quốc tế (International Right to Know Day) nhằm biểu trưng cho phong trào toàn cầu vì quyền tiếp cận thông tin.[2]

Trang

Subscribe to RSS - Blog của NguyenTrangNhung