You are here

Blog của nguyenthituhuy

Formosa và sự tồn vong của chế độ chính trị

« Formosa là tử huyệt của chế độ », câu này tôi nghe rất nhiều người nói, trong số đó có nhà văn Võ Thị Hảo, là người mà tôi trực tiếp được nghe phát ngôn. Không riêng gì chị Võ Thị Hảo, rất nhiều người nghĩ như vậy. Những người này có cái lý của họ. Bởi vì rõ ràng là sự tồn tại của Formosa gắn với sự huỷ hoại toàn bộ môi trường sống, tức là Formosa chuẩn bị cho sự diệt vong của toàn bộ dân tộc. Người dân trên xứ sở có hàng ngàn km bờ biển này muốn tồn tại thì họ phải loại bỏ Formosa khỏi lộ trình sinh tồn của họ. Nếu họ để cho Formosa tồn tại thì chính họ tự đẩy mình vào chỗ chết.

Người ta được lợi gì khi thắng một cuộc chiến ?

Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ? ».

Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :

« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.

Quyền lực thuộc về nhân dân

Trong bài này, chúng ta đề cập đến một sự hiểu nhầm khác, một sự hiểu nhầm đang rất phổ biến hiện nay : sự hiểu nhầm về chế độ chính trị hiện hành.

Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được chăng đầy các đường phố, và ghi đầy trên trên báo Đảng nhằm khiến người dân hiểu nhầm rằng Việt Nam là một nước dân chủ.

Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi : « Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân ». Điều này cũng tạo sự hiểu nhầm về bản chất của Nhà nước Việt Nam.

Liên minh chính trị trong tranh cử

Trong khi người Việt Nam tiếp tục chia rẽ, tiếp tục chứng tỏ rằng họ không thể nào hàn gắn được với nhau sau những rạn nứt (mà lý do nhiều khi rất vớ vẩn), thì chúng ta đang chứng kiến những cảnh liên kết ngoạn mục trong chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra ở Pháp.

Người Việt Nam không hèn

Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng. Theo tôi hiện tượng này cũng giải thích phần nào sự chia rẽ, sự khó khăn trong việc gắn kết của người Việt hiện nay. Tôi gọi hiện tượng này là  « hiểu nhầm ». Hiểu nhầm chính mình và hiểu nhầm lẫn nhau.

Quyền lực lãnh đạo đối diện với quyền lực của nhân dân

Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lên nhậm chức khiến cho một bộ phận lớn người Mỹ lo lắng, châu Âu cũng đã bộc lộ sự lo lắng trên mặt báo và trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Nhiều lý do khiến châu Âu phải lo lắng, trong đó có việc một số phát ngôn của Trump trong chiến dịch tranh cử và những quyết định của Trump trong những ngày đầu nhậm chức đi ngược lại với các giá trị mà châu Âu muốn bảo vệ.

Chia rẽ và tập hợp

Đọc tựa đề bài này có lẽ quý độc giả nghĩ rằng tôi muốn nói đến tình trạng chia rẽ của người Việt Nam hiện tại, tình trạng mà nhiều người đã phân tích. Thực ra ở đây tôi đề cập đến tình trạng chia rẽ của cánh tả trong chính trị của nước Pháp.

Các đảng cánh tả ở Pháp đang bị chia rẽ một cách sâu sắc, kể cả trong nội bộ của đảng PS (Parti Socialiste), là đảng lớn nhất của cánh tả. Chia rẽ đến mức truyền thông không ngừng bàn đến “cái chết” của đảng PS sau chiến dịch bầu cử tổng thống lần này.

Thư cảm ơn Jonathan London của một người Việt Nam

Trong những ngày giáp tết cổ truyền này chắc không ai muốn nói chuyện buồn, chắc không ai muốn nói giọng bi quan, tôi cũng vậy. Vì thế, khi đọc được « Thư gửi Việt Nam » của người Mỹ Jonathan London, tôi được truyền một cảm hứng lạc quan để viết bài này, tất nhiên, như mọi khi, về chủ đề chính trị, vì blog của tôi, như mọi người hẳn đã lưu ý, là một blog chính trị.

Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu ? (III)

Trong bài này, tôi tiếp tục đưa ra cách nhìn thứ ba về tương lai của nền chính trị độc tài tại Việt Nam hiện nay. Một số không ít những người làm phân tích, bình luận về các vấn đề Việt Nam cho rằng, nếu sự khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường vẫn tiếp tục và không có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoặc giảm bớt hậu quả, thì thực tế sẽ đào thải cái mô hình chính trị đi ngược lại với các quy luật của cuộc sống, mô hình đang tồn tại và đang là nguyên nhân của mọi khủng hoảng ở Việt Nam lúc này. Chính khủng hoảng sẽ đặt dấu chấm hết cho chế độ.

Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu ? (II)

Có những người mong muốn thể chế chính trị Việt Nam được cải cách một cách căn bản để chuyển đổi sang một cơ chế dân chủ, tạo điều kiện cho sự phát triển, bởi vì cơ chế độc tài hiện hành đang kìm hãm phát triển và là nguyên nhân của hầu như tất cả các vấn nạn xã hội. Tuy nhiên, bộ phận này mong muốn đảng cộng sản cải tổ để có thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, để tiếp tục là « đảng của dân tộc », theo như cách nói của họ.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy