You are here

Blog của nguyenthituhuy

Làm gì và phải sống như thế nào ? (I)

Liên quan đến câu hỏi của bài trước, « chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ? », là một câu hỏi khác, mà có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã và đang tự đặt ra cho chính mình và đặt ra cho những người xung quanh, cho toàn bộ xã hội, trong bối cảnh bi đát hiện nay: « Vậy phải làm gì ? ». Hoặc cũng có thể đặt câu hỏi này theo cách khác : « Vậy phải sống như thế nào ? ».

Câu hỏi này, « phải sống như thế nào ? », thực ra Václav Havel đã trả lời cho chúng ta từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Câu trả lời của Havel : «Sống trong sự thật ».

Chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

Tựa đề bài viết này của tôi lấy cảm hứng từ một câu châm ngôn của các trí thức Nga : “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa », trong một phân tích rất đáng đọc « Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai », của Leon Aron, do Trần Ngọc Cư dịch, đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế :

Đề nghị gia nhập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

Kính gửi Ban lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

Tôi vốn không được đào tạo trong ngành báo chí, và không xem hoạt động báo chí như một hoạt động nghề nghiệp chính của mình. Nhưng số phận bi thảm của đất nước và của người dân đã khiến tôi lựa chọn trở thành một blogger của tình thế.

Nghịch lý nhân sự (IV)

Thời điểm này, một năm trước đây, tôi bắt đầu công việc đặt câu hỏi trên blog RFA. Và một trong những câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vấn đề nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam. Những ý tưởng của bài « Nghịch lý nhân sự IV » này đã có từ lâu, nhưng còn thiếu một vài điều kiện để cho bài viết có thể hình thành.

Thiết chế hội văn học trong thể chế toàn trị

Một vài trong số những câu hỏi mà tôi đang tìm cách trả lời là : Chế độ chính trị ở Việt Nam có phải là một chế độ toàn trị ? Nếu nó đúng là một thể chế toàn trị thì nó đang ở giai đoạn nào, so với những thể chế toàn trị đã được xem là cổ điển như nước Đức quốc xã thời Hitler và nước Nga thời Staline, hay thậm chí như chính Việt Nam thời cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm ?

Upsidedownism hay nghệ thuật của những nghịch lý

Đối với Nguyễn Đại Giang, người sáng lập trường phái nghịch đảo, hội họa cũng là một hình thức tư duy.

Upsidedownism được sáng tạo, bởi ba yếu tố, như chính Đại Giang đã nói trong bài phỏng vấn mà tôi thực hiện đầu năm 2014: cuộc sống, tưởng tượng và tự do.

Khoảng trống trong tranh

Ở loạt bài này tôi sẽ giới thiệu một vài nghệ sĩ, không hội đoàn nào cả, không tranh giành gì cả, họ làm việc và sáng tạo.

Trước hết, bài này đưa ra một vài bình luận ngắn về tranh Nguyễn Thái Tuấn.

Nguyễn Thái Tuấn là một người suy nghĩ bằng hội họa.

Những hình nhân không đầu, đó là cách mà họa sĩ tư duy.

Nhà văn ở đâu giữa quyền lực và công cụ ?

Hôm nay tình cờ đọc được văn bản tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) của Ý Nhi, tự nhiên muốn viết truyện ngắn.

Vậy là có truyện này mua vui cho độc giả. Chắc cũng mua vui được vài phút.

Một truyện ngắn, như các « nhà nghiên cứu hàn lâm » ở Việt Nam thường nói, phá vỡ ranh giới thể loại : pha trộn hư cấu, huyễn tưởng, và nghị luận, đồng thời mang màu sắc hiện thực huyền ảo trần trụi.

Cái đơn của Ý Nhi thật tuyệt. Trong số gần cả ngàn hội viên của HNVVN, cũng có vài nhà văn.

Hãy đọc lý do ra khỏi Hội của Ý Nhi :

Hồ Chí Minh và pháp lệnh « Trừng trị các tội phản cách mạng”

Các điều luật 78, 79, 88, 258 của bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành đang được chính quyền sử dụng làm cơ sở pháp lý để, trong một số trường hợp, biến những người vô tội thành có tội; đó là trường hợp của những người yêu nước và những người đấu tranh cho dân chủ bị biến thành tội phạm.

Mục đích của tôi ở bài này không phải là nhằm chỉ ra sự vô lý hay tính chất phản dân chủ của các điều luật nêu trên đây.

Mục đích của tôi ở đây là giới thiệu với quý độc giả văn bản pháp lý đầu tiên, cơ sở cho các điều luật ấy.

Cải cách thể chế : liệu có hy vọng ?

Nhân việc xuất hiện của các khuyến nghị và các hoạt động liên quan đến vấn đề cải cách thể chế, trong thời gian gần đây, ta thử đặt ra câu hỏi này : chính quyền đương nhiệm có ý định cải cách thể chế không ? Dĩ nhiên, câu hỏi này chỉ liên quan đến chính quyền đương nhiệm.

Để tìm câu trả lời, cần nhìn lại những gì mà chính quyền đã làm, những sự kiện đã diễn ra trong xã hội.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy