You are here

Blog của nguyenthituhuy

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VII)?

Đã đến lúc phải đi vào trọng tâm của câu hỏi : Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không ?

Hiện có hai quan điểm rất khác nhau về vấn đề này.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VI)?

Giờ đây chúng ta đã có đủ thời gian và đủ cứ liệu thực tế để thấy rằng trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam, không tồn tại một cách tách bạch phe cải cách và phe bảo thủ, cũng không tồn tại một cách rõ ràng phe thân Tàu và phe thân Mỹ, như một số người nào đó cố tình ra sức làm cho chúng ta nhầm tưởng (cần phân biệt giữa một số - có thể là rất ít - những người cố tình tạo ra sự hiểu nhầm này, và số đông những người vô tình hiểu nhầm do thiếu thông tin).

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (V)?

Bây giờ ta sẽ nói đến cái lý do khiến cho TBT Nguyễn Phú Trọng lệ thuộc vào Trung Quốc.

Lý do đó là sự kiên định trong việc lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội và thể chế chính trị độc đảng.

Mô hình này khiến cho Trung Quốc và Bắc Triều tiên trở thành hai đồng minh ít ỏi của Việt Nam, khiến cho Việt Nam tự đẩy mình vào thế bị cô lập không những trên phạm vi thế giới mà còn cả trong khu vực.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (IV)?

Ông Nguyễn Phú Trọng có lệ thuộc vào Trung Quốc không ? Ông Trọng lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn hay ít hơn những lãnh đạo khác?

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (III)?

Ta hãy trở lại với câu hỏi cuối bài trước : « Ông TBT có thực sự muốn làm trong sạch Đảng, có thực sự muốn chống tham nhũng ? »

Chúng ta không ở trong đầu TBT Nguyễn Phú Trọng, cũng không thể đi guốc trong bụng ông ấy, để mà đoán được ông ấy có thực sự muốn hay không. Điều chúng ta có thể làm là phân tích hành động và lối sống của ông ấy.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (II)?

Quan sát chính trị Việt Nam đôi khi có cảm giác chẳng khác gì đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám dang dở, chưa đến hồi cuối, nghĩa là mọi bí mật còn ở phía trước, và mọi khả năng đều có thể xảy ra, dù rằng xảy ra trong một phạm vi có thể tiên liệu được.

Vì thế mà phân tích chính trị Việt Nam, trong rất nhiều trường hợp, chỉ là những suy đoán mang tính giả định, dựa trên những thông tin mà phần lớn không thể đảm bảo về mức độ chính xác.

Sagrada Familia và tiếng gọi của cái đẹp

Barcelona một ngày cuối năm 2015, du khách vào thăm nhà thờ Sagrada Familia xếp hàng dưới nắng, bầu trời Barcelona mùa đông có màu xanh và sâu như giữa mùa hè.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không? (I)

Như đã có lần từng nói, phân tích chính trị Việt Nam là một việc khó, chính là vì mọi thứ diễn ra theo cách thức công khai một cách bí mật, hoặc bí mật một cách công khai, vì sự thật bị cất giấu ở đâu đó trong những góc khuất tối tăm, và những thông tin chính xác người dân không được biết. Báo chí thì chỉ đưa tin về các sự kiện với một lượng thông tin tối thiểu.

Một số tư tưởng của người Nga trong giai đoạn Perestroika

Thời điểm này, ngay trước đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, những người Việt quan tâm đến tương lai của cộng đồng chung và tương lai của bản thân mình xét trong tương quan với cộng đồng, cũng như tương lai của các thế hệ con cháu, có lẽ đều tự đặt cho mình câu hỏi : Việt Nam có thể tiến hành những cải cách chính trị căn bản để phát triển, để bảo tồn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ ?

Môn sử ở trường phổ thông : đa dạng quan điểm và sự thật lịch sử

Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra gần như trên phạm vi toàn xã hội về vị trí thê thảm của môn lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể do Bộ Giáo dục ban hành trong khuôn khổ dự án cải cách giáo dục mà BGD đang thực hiện, tôi xin giới thiệu lại ở đây bài phỏng vấn một giáo viên Pháp dạy môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở, từng công bố trên tạp chí Tia sáng. Tựa đề do tôi đặt lại.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy