You are here

Blog của VietTuSaiGon

BOT, ai đang làm nhục đảng, nhà nước?

Câu chuyện nóng nhất trong tuần này, có lẽ không riêng gì chuyện nhà nước tăng thuế đất phi nông nghiệp lên 200%, 300%, thậm chí 700%. Mà có lẽ chuyện về trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang là câu chuyện hot nhất trong tuần, thậm chí trong tháng và trong năm, mà sâu xa hơn nữa là hot nhất trong lịch sử cầm quyền của chế độ Cộng sản.

Bỏ tiền lẻ vào chai - những câu hỏi?

Vụ nhà xe bỏ tiền lẻ vào chai để đưa cho nhân viên thu phí trạm Cai Lậy, khiến cho trạm này khóc trời khóc đất, sau đó nhà nước vào cuộc, đưa ra cái qui định khá khôi hài là bất kì nhà xe nào bỏ tiền lẻ vào chai khi thanh toán sẽ bị phạt từ 3 đến 5 năm tù. Điều này khiến cho ba câu hỏi được đặt ra: Nhà xe dùng tiền lẻ bỏ vào chai nhựa để thanh toán phí cầu đường là đúng hay sai? Tại sao nhà xe phải chơi trò này? Và nhà nước qui định với mức chế tài từ 3 đến 5 năm tù đối với nhà xe như vậy đúng hay sai? Và câu hỏi mấu chốt: Đâu là nguyên nhân của vấn đề?

Nhược tiểu Ếch

Người Việt có câu cửa miệng “con ếch nó chết vì cái miệng” và xem đó như một thứ triết lý tồn tại, thậm chí triết lý sống để đối nhân xử thế. Và đây cũng là câu nói biểu lộ rất rõ căn tính cũng như lựa chọn tập thể của một dân tộc chưa bao giờ thoát khỏi thảm trạng nhược tiểu: Tính Nhược Tiểu! Bởi thử đặt câu hỏi: Tại sao người ta không ví tiếng nói của mình như sư tử hống, như đại bàng đập cánh, như cọp gầm, voi thét...? Có hàng trăm loài vật để ví nghe vừa mạnh mẽ, vừa oai vệ, người ta lại chọn con ếch để răn đe, nhắc nhở bản thân. Vì sao?

Đừng để phải chết chùm!

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%. 

Một miền quê thanh bình

Tôi yêu một miền quê thanh bình, nơi tuổi thơ tôi đi qua êm ả với ruộng mạ, chạng vạng nhuộm màu trăng hay chiều tà phất phơ ngọn tre làng, diều vi vút mục đồng quần rách… Tất cả những hình ảnh ấy, ngay trên quê hương tôi, giờ dường như không tìm thấy, vẫn mảnh trăng năm nào, nhưng bây giờ ngước nhìn thấy xa lạ, vẫn là đàn trâu hay những bụi tre còn sót lại, nhưng cái tả tơi đã nhuốm màu thời gian, không thể nói gì khác là nhìn lại những hình ảnh cũ, cái đẹp của nó đã ngân vang tiếng đau.

Khi mạng người bị xem rẻ

Để có một thứ gì đó ưng ý, người ta có thể bằng cách này hay cách khác bao biện rằng sự có mặt của nó là hợp lý, là cần thiết. Và khi không cần một thứ gì đó nữa, muốn tống khứ nó đi cho rảnh chuyện, người ta lại thiết lập cả một hệ thống suy nghĩ để bao biện cho sự tống khứ của mình là hợp lý, cần thiết. Với tính mạng của một con người cũng vậy, nhất là trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, mạng người đôi khi rẻ hơn lá mít mà cũng có lúc đánh đổi cả giang sơn.

Hai chữ “bí mật” trên xứ Việt

Hiếm có nơi nào mà hai chữ “bí mật” được sử dụng tùy tiện như Việt Nam hiện nay. Đụng thứ gì cũng nghe bí mật! 

Tàu ngư dân Việt bị tàu hải giám Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ, cướp bóc, thậm chí nổ súng giết người, bí mật!

Người Việt Nam lang thang, chui nhủi ở xứ người làm thuê, bữa no bữa đói, chị giới chủ ép đủ điều vì không được bảo vệ quyền lợi theo hợp tác quốc tế, bí mật!

Rừng Việt Nam bị chặt sạch cây cổ thụ, trở thành đất trống đồi trọc, bí mật!

Biển Việt Nam từng là vùng biển đẹp, hoang sơ và giàu tài nguyên một thuở, nay thành biển độc, bí mật!

Truy tố Đồng Tâm, khôn mà ngu

Vụ Đồng Tâm đúng như kịch bản của rất nhiều người dự đoán: Hà Nội sẽ vờ vịt giải hòa, hứa không truy tố bằng một tờ giấy viết tay, sau đó đợi mọi việc lắng xuống, cho an ninh kèm từng người, cài cắm vào làng và bắt đầu truy tố. Hành vi truy tố của chính quyền Hà Nội, hiểu như thế nào cũng đúng, lật lọng, tráo trở cũng đúng mà làm theo đúng truyền thống Cộng sản cũng đúng. Vấn đề là cái đúng này rất khôn, khôn đến mức dại. Vì sao nói khôn mà dại?

Lại chuyện cái vỉa hè!

Nói cho cùng thì người dân Sài Gòn hiện tại gặp quá nhiều tai ương. Tai ương từ nạn ngập nước, nạn kẹt xe khi trời mưa, nạn lún đất ở các quận Nhà Bè, Bình Thạnh, 8, 12… Rồi gần đây thêm chuyện ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải hầm hố dẫn dân phòng đi dẹp vỉa hè. Mà tai ương vẫn chưa chịu dừng ở đó, giờ lại thêm chuyện cho thuê vỉa hè! Vì sao nói cho thuê vỉa hè là tai ương của dân Sài Gòn?

43 năm và bao nhiêu năm nữa?

Hà Nội chặt cây xanh, Sài Gòn cũng trơ trụi cây xanh vì bị chặt, đất nước này có thành phố nào, tỉnh nào không bị chặt cây xanh? Chắc chắn là không có, ngay cả thành phố Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, thời ‘vàng son’ của Đà Nẵng, vẫn có hàng xà cừ trăm tuổi (từ thời Đà Nẵng còn mang tên Tourance) trên đường Quang Trung cũng bị chặt không thương tiếc. Đó là chưa muốn nói đến những cây xanh trên dãy Trường Sơn!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon