You are here

Blog của VietTuSaiGon

Tiếng kêu ở HUFLIT và chủ nghĩa duy vật vô lương!

Vừa qua mạng xã hội rộ lên chuyện nữ sinh đại học HUFLIT nghi là bị hiếp dâm trong khuôn viên tập thể trường quân sự Thủ Đức, câu chuyện đến hồi cao trào khi chính ông Hiệu trưởng của trường này lên tiếng đe dọa sinh viên nhằm làm cho câu chuyện chìm xuồng. Và câu chuyện lại gợi nhắc đến một vấn điề khác, đó là chủ trương chung của đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội Việt Nam, một thứ chủ trương và triết lý đã quá lạc hậu, đã đến lúc chính nó biến thành nọc độc để tấn công vào cơ thể đảng Cộng sản nói riêng và phá vỡ cơ thể dân tộc nói chung.

Trùm cuối là vợ Chủ tịch?

Mấy ngày nay, các trang mạng rùm beng tin đồn Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc có nguy cơ “tự nguyện thôi chức” bởi cái nửa thứ hai của ông, cụ thể bà Nguyệt Thu vợ ông đã nhúng chàm quá nặng, và có thể bà Thu là trùm cuối trong vụ KIT TEST chết người trước đây. Nhưng, liệu tin đồn này xác tín bao nhiêu phần trăm và nếu đó là thật, thì chuyện gì sẽ xảy ra thêm?

Đất nước có bao nhiêu “bé Hạo Nam”?

Vụ việc cháu bé Thái Lý Hạo Nam bị tuột chân vào đường ống cọc nhồi bê tông và sau bốn ngày cật lực cứu hộ, tính mạng của cháu Hạo Nam vẫn không được cứu, cuối cùng, đại diện lực lượng chức năng phải tuyên bố cháu bé đã chết và cho đến ngày thứ sáu, việc tìm kiếm thi thể xấu số của cháu bé vẫn mịt mờ. Điều này tự dưng khiến tôi rùng mình nghĩ đến những số phận “Hạo Nam” mịt mờ trên đất nước này.

Sau gần nửa thế kỉ, thử nhìn lại

Chỉ nhìn lại miền Nam thôi, riêng miền Bắc, đã vượt qua giai đoạn bản lề, tức giai đoạn “quá độ lên xã hội chủ nghĩa” theo cách nói của các ông, miền Bắc bây giờ khác xưa nhiều lắm, chỉ có miền Nam bị kẹt bi, bởi miền Nam vẫn đang tiến trình chết chậm, bởi miền Nam trải qua hơn bốn mươi năm, hay nói khác đi là gần nửa thế kỉ tập sống đời rừng rú để tồn tại, nên khả năng sáng tạo rừng rú của miền Nam trở nên khốc liệt.

Một năm qua, thử nhìn lại

Cuối năm, còn vài ngày nữa là 2023 bắt đầu, một năm cũ trôi qua, thử ngồi ngẫm lại, thật đáng sợ.

Một chuỗi những ký ức buồn của năm cũ, trong đó vẫn còn chập chờn bóng ma của những năm đại dịch, Sài Gòn trở thành cái lò thiêu tập thể của người nghèo và là nơi tiêu thụ những chính sách sai lầm, những ý tưởng điên rồ, mất tính người của Bộ Y tế cùng các cơ quan liên đới.

Chào 2023, Việt Nam cần một nền tư pháp tử tế

Đã rất lâu, không chỉ là chuyện một ông hội đồng tỉnh dùng gậy đánh golf vụt người lượm bóng đến gãy gậy mà bị xử giống như không xử hay là chuyện một người ăn cắp con gà, buồng chuối thì bị xử vài năm tù, kẻ trộm cả ngàn tỉ đồng của nhân dân chỉ bị phạt vài năm án treo… Dường như nền tư pháp Việt Nam bị khủng hoảng từ trứng nước, mà nguyên nhân của nó không có gì khác là do Dốt.

Phải bỏ chế độ xét lý lịch nếu muốn tiến bộ

Hàng triệu nhân tài bị bỏ quên trong lúc đất nước, chế độ phải gánh quá nặng những kẻ bất tài, bất lương, ăn trên ngồi trốc và sống theo bản năng nhưng muốn hô mưa gọi gió.

Mỗi năm, càng về sau này, càng xuất hiện nhiều những điển hình mất đạo đức, méo mó nhân cách và dám đạp lên tính mạng của nhân dân, đạp lên các giá trị đạo đức căn bản như Nguyễn Thanh Long cùng đồng bọn vốn dĩ là các đảng viên cao cấp, cán bộ cao cấp. Và cả những tên đã có hành động bỉ ổi, hãm hiếp đồng nghiệp, hành xử bản năng thú vật.

Bàn về sự an toàn của cá độ bóng đá

Nói tới cá độ, đề đóm, cờ bạc mà còn gắn với hai chữ “an toàn” thì nghe ra chẳng dễ chịu chút nào, hay nói khác đi, đó là không bình thường, điên rồ. Nhưng, tại Việt Nam, vấn đề lại khác, thậm chí nghe ra minh triết hơn rất nhiều, bởi tự sâu thẳm căn tính, người Việt vốn dĩ là người Việt, nên cho đến lúc này, cờ bạc, đề đóm và cá độ vẫn có gì đó thật sự hấp dẫn.

Nghề nhà giáo với hành trang chế độ

(Viết nhân ngày 20 tháng 11)

Còn vài giờ nữa là bước sang ngày 20 tháng 11, dù sao chăng nữa thì với người làm nghề gõ đầu trẻ, nghề quanh năm tiếp xúc với phấn trắng và bảng đen, đây là ngày Tết của nghề, là ngày có ý nghĩa khuyến khích, động viên và nhắc nhủ về những giá trị tinh thần, về thiên lương nghề giáo. Và rồi, đây thường cũng là lúc người ta bình luận, phản ảnh hay suy nghĩ về nghề giáo nhiều nhất, dường như trong lời tụng ca đã nhuốm màu coi rẻ, dường như trong sự kính trọng đã có phần lả lơi… Rồi người ta phải hỏi rằng vì sao nên nỗi?!

Nâng lương để giữ người tài, nghe có hợp lý?

Trong phiên họp Quốc hội gần đây nhất (sáng 5 tháng 11), cùng tham gia trả lời chất vấn tại Quốc hội về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60 năm 2021 về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ông đưa ra quan điểm về việc nâng lương cơ bản để giữ nhân tài. Ý kiến của ông tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều. Nhưng, vấn đề cần đặt ra nghiêm túc ở đây là việc tăng lương có thực sự ý nghĩa trong cơ chế này? Và tăng lương có phải là cách để giữ nhân tài?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon