You are here

Blog của VietTuSaiGon

Làm gì có chính sách Đại đoàn kết dân tộc?!

Ông Nguyễn Phú Trọng không ngừng kêu gọi và đôn đốc thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng câu chuyện lại tác động ngược, vì đâu?

Từ những năm giữa thập niên 1980 của thế kỉ trước đến nay, chính sách Hòa hợp hòa giải dân tộc và chính sách Đại đoàn kết dân tộc được nhắc tới nhiều nhất, thậm chí hao tiền tốn của cho quá trình thực thi chính sách này, nhưng hiệu quả thì hoàn toàn ngược lại. Vì sao có chuyện tréo ngoe như thế này?!

Những tiếng súng từ câu chuyện Nam tiến

Vụ Tin Lành Degar những năm 2001, 2004, 2008 và vụ mới đây nhất, nhiều người đồng bào thuộc tộc người thiểu số vũ trang tấn công làm chết nhiều cán bộ ở huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lăk, Tây Nguyên, rồi sau đó là các vụ bắt bớ hàng loạt những người đồng bào thiểu số vận áo quần rằn ri trên khắp mọi miền Việt Nam, nếu nhìn bề ngoài, đây là một cuộc truy lùng tôi phạm, nhưng nhìn sâu vào bản chất, đây là một cuộc Nam tiến hết sức khốc liệt của người miền Bắc và cũng là câu chuyện giữ đất một cách vô vọng của người bản địa Tây Nguyên, cụ thể ở đây là các tộc người thiểu số.

Những bà mẹ bị biến thành “nước rửa tiền”

Có thể nói rằng chưa bao giờ, chưa có đất nước nào mà hình ảnh người mẹ lại bị mang ra lợi dụng, rẻ rúng và biến thành bù nhìn, bình phong hay nước rửa tiền như hình ảnh bà mẹ Việt Nam.

Có thể có những bà mẹ trên quốc gia khác bị con cái đối xử bất hiếu trong những căn nhà xập xệ hoặc trong những ngôi nhà khang trang, nhưng chắc chắn một điều, họ không bị biến thành mẫu số chung để bán đứng như Việt Nam.

Học thêm, học hè, đầu mối của tham nhũng và tội ác

Bắt đầu ba tháng hè, thời tiết nắng ngóng, thế nhưng hỉ hè chưa kịp ráo mực thì học sinh lại chuẩn bị học hè, học hết gần ba tháng hè, nghỉ vài ngày lại vào niên khóa mới, lại học thêm. Nói đến sự học ở xứ này chỉ có thể tóm tắt trong mấy chữ “đầu tắt mặt tối”. Học quần quật, học cay đắng, học ù lì, học mệt phờ, cắn răng mà học, gồng lưng mà học… Cái sự học lấy mất tuổi thơ, lấy mất tuổi trẻ và cuối cùng là lấy luôn mọi thứ cần thiết để trang bị cho cuộc đời, cho cả khi tuổi già, đó là nhân cách, lương tri và lòng tự trọng.

Nhìn Tuấn Ngọc, nghĩ đến tiếng hát Lộc Vàng

Không phải ngẫu nhiên mà cư dân mạng bỗng dưng đổi quốc hiệu Việt Nam thành Chiều Nay một cách hài hước. Và cho đến thời điểm này, dường như nhắc đến chuyện gì có vẻ nhạy cảm, cần tránh trớ thì người ta dùng ngay chữ Chiều Nay thay thế cho chữ Việt Nam. Nó như một sự bỡn cợt chua chát mà trước đó không lâu, nó là sự thất vọng của khá nhiều người hâm mộ danh ca Tuấn Ngọc. Chuyện này làm nhớ tới danh ca Lộc Vàng, Hà Nội.

Hệ thống đánh hội đồng một phụ nữ? Cuộc chơi sẽ về đâu?

Vụ việc của cô Hiệu trưởng Lê Thị Dung ở Nghệ An, đến nay, có thể nói rằng hiệu ứng dây chuyền của nó đã đến độ không thể dừng lại được, bởi ngọn hỏa hoạn đã chính thức thiêu rụi căn nhà niềm tin vào lẽ phải, cũng như sự tử tế còn sót lại trong hệ thống xã hội chủ nghĩa này. Hay nói khác đi, sự cố chấp, lấp liếm và gắng gượng lấy tay che khuất mặt trời của giới quan lại địa phương ở đây đã đẩy tình huống, sự vụ đến chỗ tiến thoái lưỡng nan…

Mâu thuẫn và nghịch lý

Suốt gần nửa thế kỉ, xét trên diện rộng, sau khi hai miền Nam - Bắc thống nhất, thì hình như, càng về sau, sự mâu thuẫn và nghịch lý càng lớn trong hệ thống Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Và sự mâu thuẫn, nghịch lý này sẽ là đại họa, không thể nói khác đi được. Mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền và nhân dân, nghịch lý giữa hệ thống công bộc và chóp bu lãnh đạo.

Còn chỗ nào cho nhân dân?

Sự vụ một Thiếu tá cảnh sát giao thông chặn xe nhân dân làm lá chắn sống để bắt ma túy ở Long An, hệ quả là cảnh sát này và hai người dân vô tội đã bị kẻ tình nghi chở ma túy đâm xe gây tử vong. Liền sau đó, Thủ tướng Chính phủ gửi công điện chia buồn và đề nghị phong danh hiệu Liệt sĩ, thăng quân hàm Thiếu tá lên Trung tá cho cảnh sát giao thông bị xe đâm chết, nhân dân cũng được ăn ké lời chia buồn, chấm hết. Điều này thực sự ám ảnh và nó gợi lên biết bao câu hỏi trong tôi, cái câu hỏi: Còn chỗ nào cho nhân dân? Có lẽ là câu hỏi lớn nhất lúc này!

Ở một thiên đường mù khác

Nhà văn Dương Thu Hương, người vừa đoạt giải văn chương danh giá Cino del Duca World Prize 2023 (được xem là đứng sau Nobel văn học), một người Pháp gốc Việt, có thể xem đó là niềm tự hào của người Việt. Nhưng, dường như các báo trong nước hoàn toàn im lặng về thông tin này, bù cho các trang báo quốc tế đưa tin về giải văn chương của Dương Thu Hương như một điểm sáng văn hóa. Tại sao lại có chuyện Quan Kế Huy đoạt Oscar được báo trong nước tung hê mặc dù ông gốc Hoa, ngược lại, Dương Thu Hương thì im lặng?

Nhà nước, chính phủ đang ở đâu?

Mấy ngày nay, chuyện một diễn viên bị hớ trong lúc ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rồi livestream trên Facebook than khóc cho rằng mình đã bị công ty, tư vấn viên lừa gạt, cái hợp đồng quá dài… đầy các mặt báo trong nước. Câu chuyện rộ lên về vấn đề hợp đồng bảo hiểm, ai bảo vệ cho khách hàng bảo hiểm… Chuyện này làm liên tưởng đến những chuyện khác có liên quan đến hợp đồng trong mọi lĩnh vực, từ đất đai cho đến bảo hiểm tàu, xe, bảo hiểm nhân thọ, hàng đa cấp… dường như nhà nước, chính phủ vắng bóng khi nhắc tới các lĩnh vực này!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon