You are here

Blog của VietTuSaiGon

Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút

Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí Thế Giới, báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều nhân vật “gương mẫu”, tiêu biểu, từ các đồng chí cựu chiến binh xuất hiện trên truyền hình với những chuyện xuất thần cho đến các đồng chí xuất hiện trên báo, nếu không xuất thần thì cũng xuất chúng, nói chung là xuất…!

40 năm, ưa miễn phí và thích sàm sỡ

Không phải tự dưng mà có, cũng không phải di truyền từ tổ tông, tính cách ưa miễn phí và thích sàm sỡ của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam bị lộ liễu ở những nơi văn minh đều có xuất phát điểm từ những nhu cầu và điều kiện sống hiện tại. Vì sao chỉ có trong hiện tại, người Việt mới có tính cách ưa miễn phí và thích sàm sỡ? Có thể nói ngắn gọn là vì mặc cảm! Nhưng vấn đề là mặc cảm cái gì và mặc cảm như thế nào? Nguyên nhân của nó ở đâu?

Bàn về chữ “lạ”

Gần đây, chừng chưa đầy năm năm, ở Việt Nam xuất hiện một cụm từ có gắn với chữ “lạ”, cụm từ đầu tiên có thể nói đến là “tàu lạ”. Kẻ mở miệng nói đến cụm từ này không có ai khác ngoài các đài phát thanh, truyền hình và báo chí nhà nước. Cách nói này nhằm né tránh việc phải chỉ đích danh kẻ đã dùng tàu húc chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam: Trung Quốc.

Bốn mươi năm và “Gì cũng cười”.

Có một điểm rất đặc biệt, người Việt Nam, kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975 về sau, đặc biệt là sau này, có thể nói là đa phần dân số có chung một đặc điểm: Dễ cười! Vui cũng cười, buồn cũng cười, ngã đau cũng cười, bị người ta mắng cũng cố mà nhoẻn miệng cười, thấy người ta ngã đau cũng cười, thấy người khác bị sỉ nhục cũng cười… Nói chung là cười. Không biết có phải dựa trên đặc điểm này mà có tổ chức nghiên cứu chỉ số hạnh phúc từng công bố Việt Nam hạnh phúc nhì thế giới?!

Đình công, biểu tình và những lổ hổng đáng lo ngại

Theo dõi nhiều cuộc đình công, đặc biệt là cuộc đình công đang diễn ra tại Pouyuen, Sài Gòn, tôi giật mình nhận ra là phần đông anh chị em công nhân, người lao động Việt Nam quá thật thà, quá xốc nổi và dễ bị rơi vào cái bẫy của công an. Thậm chí, nếu có “cái lõi” của cuộc đình công hay biểu tình tại Pouyuen thì cách sắp xếp hoạt động như vậy sẽ rất dễ rơi vào bẫy của công an, tạo ra cái cớ để họ tha hồ bắt bớ, đánh đập và dập tắt.

Những điểm yếu nằm ở đâu? Và làm thế nào để khắc phục?

Ai biến dân An Nam thành súc vật?

Chuyện người Việt, đặc biệt là lớp trẻ chen chúc nhau, giành giật miếng ăn ở Hà Nội, Đồng Nai, Sài Gòn, Cần Thơ… nghe ra quá quen thuộc. Từ chuyện xếp hàng rồng rắn, chen chúc và lội lên nhau, giẫm đạp nhau để có miếng sushi, xúm nhau hôi bia của xe tai nạn, thản nhiên bưng trái cây (vải, nhãn) của xe bị tai nạn rơi xuống vực… Và vài ngày trở lại đây là xúm xít giành giật từng phần đồ chơi người ta ném từ trên tầng cao xuống và chen lấn vì miếng ăn ở Sài Gòn. Tất cả, nhìn theo cách nào cũng rơi vào trạng thái thèm ăn của súc vật chứ không phải của con người văn minh.

Khi lương tri bị chảy máu

Nói về sự man rợ mà nói đến cái giá của nó nghe ra có vẻ khôi hài bởi một khi biết và sợ hậu quả, người ta đã không làm. Với chính sách quản lý đầy tội lỗi, từ tham nhũng, hối lộ, mua bằng bán cấp, làm chảy máu chất xám, chảy máu tiền tệ, chảy máu vàng, chảy máu tài nguyên… đến bây giờ, nhà cầm quyền lại tiếp tục làm chảy máu cây và đã đến lúc máu của lương tri bị chảy quá nhiều, người dân buộc phải băng bó vế thương của lương tri.

Vì sao nói rằng máu của lương tri đã chảy, và người ta băng bó bằng cách nào?

Chặt cây xanh, một chính sách “tiêu thổ kháng chiến” kiểu mới

Côn đồ nhà nước và nhà nước côn đồ

Khi côn đồi đã vào tận bộ máy nhà nước để hoành hành và khi nhà nước xử sự theo lối côn đồ, cả hai thứ này đều là một sự bổ túc có mục tiêu cho nhau để rồi cùng đi đến vực thẳm của sự thối nát và băng hoại. Nhưng làm vậy họ được gì và mất gì? Và tại sao gần đây Hà Nội lại ra quyết định chặt hết cây xanh trên thành phố để trồng cây mới?

Đất nước và hố chôn tập thể

Hai năm trở lại đây, do kĩ thuật xây dựng ngày càng phát triển theo hướng tiết kiệm diện tích và tranh thủ tầng hầm chứa xe, người ta móc sâu xuống lòng đất bằng máy xúc và phát hiện ra khá nhiều hố chôn tập thể, những hố chôn ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị nghi là chết trong chiến trận Mậu Thân – 1968, Những hố chôn bên bờ biển An Dương – Huế và Phú Ninh – Quảng Nam được khẳng định là chết bởi họng súng của quân Bắc Việt… Và gần đây, một hố chôn tập thể ở Thanh Hóa nghi là chết do nạn đói năm 1945.

Lại chuyện du lịch tâm linh và chia lộc

Gần đây, chuyện nhà nước hô biến những đền thờ, lăng miếu của các ông, các bà có công xây dựng chế độ Cộng sản Việt Nam trở thành địa chỉ tâm linh và tạo ra những tour du lịch tâm linh, làm những cái bánh chưng, đòn bánh tét hay tô hủ tiếu “khủng” để rồi sau đó chia phần cho khách, nói là “chia lộc”. Nhứng cái trò này càng lúc càng trở nên trơ tráo và lừa bịp. Nhưng không hiểu sao một bộ phận không nhỏ người dân lại ủng hộ, hùa theo và tranh nhau cái phần lộc ấy. Điều đó cho thấy gì? Phải chăng đó là mình chứng của văn hóa băng hoại hay đỉnh cao văn hóa Cộng sản?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon