Việt Long, RFA 17-07-2009 http://www.rfa.org/vietnamese/international/US-senate-hearing-on-maritim...Từ trái sang phải Ông Richard Cronin-Ông Daniel Blumenthal-Ông Peter Dutton
(spanPhoto by Việt Long RFA)
spanTiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương của Thượng viện Hoa Kỳ hôm 15-7
đã chất vấn 2 viên chức cao cấp của Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao về
các phản ứng trước chiến luợc bành trướng của Trung Quốc.Chủ tọa buổi điều trần, Thượng nghị sĩ James Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban ngoại giao Thượng Viện Hoa Kỳ, giới thiệu đề tài và trình bày quan điểm của Uỷ ban ngoại giao Thượng Viện Hoa Kỳ:
“Đề tài hôm nay là những cuộc tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải tại châu Á và tác động của vấn đề chủ quyền nơi đó đối với khu vực và quyền lợi của Hoa Kỳ. Không có một vấn đề nào khác ở châu Á mà đem tới những thách đố lớn lao và phức tạp cho Hoa Kỳ như những vấn đề ấy”.
Bá chủ biển đông?
Nghị sĩ James Webb nói tiếp, rằng sự tiến hoá của Trung Quốc về quân sự, ngoại giao và kinh tế đã làm thay đổi sự thăng bằng về cán cân kinh tế, giúp Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng chính trị.
Trung Quốc công bố dự án ống dẫn dầu từ vùng Vịnh Ba tư đem dầu về Vân Nam, không phải qua eo biển Malacca. Trung Quốc có dự án khai thác bauxite hằng tỉ đô la tại Việt Nam, khiến tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam phải gửi thư ngỏ cho chính phủ, yêu cầu hoãn dự án đó lại.
Trung Quốc không những bành trướng ảnh hưởng kinh tế mà còn bảnh trướng lãnh thổ, với sự yểm trợ của nền quân sự hiện đại hoá. Hải quân Trung Quốc phát triển khả năng vươn ra đại dương, với lực lượng hiện tại gồm 241 tàu chiến chủ lực, bao gồm 60 tàu ngầm.
Cái nếp đe doạ của Trung Quốc gây cản trở sự phát triển kinh tế tự do và công bằng trong khu vực. Trung Quốc mới bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa và hăm doạ công khai đối với các công ty Mỹ thăm dò dầu khí tại Biển Đông.
Nghị sĩ Jim Webb
Trung Quốc có kế hoạch hoàn tất chế tạo nhiều hàng không mẫu hạm trước năm 2020, song song với việc nhanh chóng hiện đại hoá hạm đội tàu ngầm và tàu chiến để gia tăng khả năng vuơn xa khỏi vùng duyên hải. Tình trạng này đẵt ra một mối đe doạ đáng kể cho thế cân bằng địa dư chiến lược tại châu Á.
Điều đáng quan tâm đặc biệt là những công bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển ĐôngTrung Hoa và Nam Trung Hoa. Trung Quốc đòi chủ quyền ở các quần đảo Senkaku, chiếm chủ quyền tại Trường Sa và Hoàng Sa, chưa bao giờ chịu công nhận chủ quyền của Nhật ở quần đảo Ryukyu trong đó có đảo Okinawa.
Những vụ tranh chấp này tác động nghiêm trọng đến các nước trong khu vực. Và chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ tầm vóc và sức mạnh để đối phó với thế bất quân bình do Trung Quốc gây ra. Hoa Kỳ bị buộc phải làm điều này để duy trì thế quân bình địa dư chính trị trong khu vực.
Nghị sĩ Jim Webb nói tiếp, cái nếp đe doạ của Trung Quốc gây cản trở sự phát triển kinh tế tự do và công bằng trong khu vực. Một ví dụ là việc Trung Quốc mới bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa:
“... và sự hăm doạ công khai đối với các công ty Mỹ thăm dò dầu khí tại biển Nam Trung hoa. Những vụ này làm rõ thêm mối nguy hiểm trong việc thông thương đường biển và đánh cá, hạn chế việc khai thác tài nguyên. Không ai đối ứng, những hành động này sẽ đe doạ sự phồn thịnh của khu vực.”
Nghị sĩ James Webb, chủ toạ buổi điều trần Trung Quốc còn gây nguy hiểm cho nền hoà bình và ổn định của khu vực, tác động đến Hoa Kỳ. Mỹ đã phải hành động bênh vực Đài Loan năm 1996.
Những sự kiện xảy ra với lực lượng quân sự của Hoa Kỳ năm 2001, 2006, rồi tháng ba và tháng 6 năm nay cho thấy như Hoa Kỳ đối phó với các vấn đề trên biển như với những đe dọa chíến thuật, trong khi Trung Quốc có vẻ hành động với nhãn quan chiến luợc.
Sức mạnh hải quân của Trung Quốc không thể sánh với Hoa Kỳ, nhưng khoảng cách đang dần dần ngắn lại, khi Bắc Kinh bành trướng lực lượng, và Hoa Kỳ thì lại cắt giảm.
Muốn giữ vị trí là một quốc gia châu Á Thái Bình Dương và một quốc gia hải dương, Mỹ phải đủ mạnh về ngoại giao cũng như quân sự để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền lợi của các nước đồng minh.
Chính sách của Mỹ
Chủ tịch tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương của Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu thành phần điều trần trình bày chính sách của Hoa Kỳ trước những sự phức tạp của những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại biển Đông Việt Nam.
Thành phần điều trần gồm phó phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Scott Marciel, và phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Robert Scher. Thêm vào đó là ba nhà nghiên cứu về ngoại giao và quốc phòng của các cơ sở nghiên cứu tại Washington.
Ông Scott Marciel cũng là đại sứ Hoa Kỳ với khối ASEAN, phát biểu về quan điểm của hành pháp Mỹ trong những vấn đề tại châu Á, nhất là ở biển Đông, vừa được nói tới.
Đường hàng hải ở Đông Á mang tính cách chiến luợc quan trọng đối với Hoa Kỳ, và cần phải duy trì sự ổn định, quỳên tự do di chuyển, quyền tự do trao đổi thương mại hợp pháp.
Hoa Kỳ cũng không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ấy, không can dự vào những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng như về lãnh hải mà dựa trên bờ biển của mỗi nước.
Phó Phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Scott Marciel
Chính sách của Hoa Kỳ là duy trì sự hiện diện về ngoại giao, thương mại và quân sự để bảo vệ hoà bình và quyền lợi của Mỹ ở nơi này. Chính sách này cũng nhắm bảo vệ sự tôn trọng luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Phó Phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ chủ trương giải quyết những tranh chấp lãnh hải bằng đường lối hoà bình, tránh xung đột.
Hoa Kỳ cũng không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ấy, không can dự vào những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng như về lãnh hải mà dựa trên bờ biển của mỗi nước.
Tuy nhiên Hoa Kỳ có mối quan tâm vế việc công bố chủ quyền những vùng lãnh hải không dựa vào đường bờ biển, không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Hoa Kỳ kêu gọi các bên tự kềm chế, phản đối biện pháp vũ lực và hành động hạn chế quyền lưu thông trên biển.
Tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc
Hoa Kỳ lưu tâm đến vụ tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì Trung Quốc đã đe doạ các công ty Mỹ thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Mỹ đã trấn an Việt Nam về quyền kinh doanh của các công ty Mỹ, và nêu thẳng vấn đề này tại Bắc Kinh.
Về những sự kiện không hay xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc, thì Washington đã xác định với Bắc Kinh rằng quan điểm của họ về lãnh hải không phù hợp luật pháp quốc tế, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động trong hải phận quốc tế như xưa nay. Cách xác định chủ quyền của Trung Quốc rất mù mờ và khó hiểu.
Về việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Hoa Kỳ kêu gọi các nước giải quyết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Sau cùng, bộ ngoại giao Mỹ tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giải quyết được những điềm bất đồng trong mối quan hệ song phương qua đối thoại.
Phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, đặc trách Nam Á và Đông Nam Á, ông Robert Scher, tiếp lời đại sứ Marciel, trình bày những ý kiến của bộ quốc phòng tương tự như bộ ngoại giao về vấn đề công bố lãnh hải của Trung Quốc sai luật quốc tế và mù mờ, bao biện.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động quân sự trong vùng biển Nam Trung Hoa theo đúng luật quốc tế như từ trước tới nay. Hoa Kỳ cũng duy trì quyền thông thương trên hải phận quốc tế theo luật Liên Hiệp Quốc, giữ những quỳên lợi của Mỹ trong khu vực này.
Phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Robert Scher
Ông xác định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động quân sự trong vùng biển Nam Trung Hoa theo đúng luật quốc tế như từ trước tới nay. Hoa Kỳ cũng duy trì quyền thông thương trên hải phận quốc tế theo luật Liên Hiệp Quốc, giữ những quỳên lợi của Mỹ trong khu vực này.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Đông Á và Đông Nam Á, bộ quốc phòng cũng không đứng về phía nào. Nhưng Hoa Kỳ khuyến khích giải quyết vấn đề một cách đa phương, và chủ trương giữ vững thanh thế của Hoa Kỳ ở khu vực này. Trong những sách lựơc quốc phòng nơi đây, có kế hoạch xây dựng quan hệ an ninh vững chắc hơn với các nước đối tác trong khu vực:
“...từ quan hệ về chính sách đến đối thoại về chiến lược, lên tới tầm mức hoạt động quân sự, bằng cách gia tăng khả năng quân sự cho các nước đối tác. Trong khi đó Hoa Kỳ cũng tăng cường hoạt động ngoại giao quân sự với Trung Quốc, gia tăng đối thoại để tránh nguy cơ tính toán sai lầm gây xung đột bất ngờ.”
Trả lời câu hỏi của chủ tịch tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban ngoại giao Thượng Viện Mỹ về việc Hoa Kỳ đã phản ứng có tính cách chiến thuật trước những hành vi cứng rắn của Trung Quốc trong chiến luợc bành trướng, phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher nói rằng những phản ứng đó nằm trong chiến lược của Hoa Kỳ, là duy trì sự hiện diện quân sự, bảo vệ quyền lưu thông đường thủy theo luật pháp quốc tế, đồng thời áp dụng biện pháp ngoại giao với Trung Quốc.
Phó phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Scott Marciel nói rằng Việt Nam là nước chịu nhiều áp lực nhất với Trung Quốc trong vấn đề tranh giành lãnh hải, và vấn đề được nêu ra trong khối, nhưng ASEAN với nguyên tắc phải đồng thuận cả 10 nước, đã không có một đường lối chung trong vấn đề Trung Quốc tranh giành lãnh hải.
Hoa Kỳ từ 2002 đã đề nghị ASEAN cùng nhau giải quyết vấn đề lãnh hải với Trung Quốc như một khối đồng nhất, nhưng vẫn chưa có kết quả. Đại diện bộ ngoại giao Mỹ nói, hành động của Hoa Kỳ nằm trong lập trường trung lập trước những tranh chấp trong khu vực.
Sau các viên chức cao cấp của Washington, ba nhà nghiên cứu trình bày nhiều khía cạnh vê chiến lược đại dương của Trung Quốc cùng với vấn đề lãnh hải biển Đông, và đề nghị sách lựợc cho Hoa Kỳ.
Chúng tôi sẽ tường trình tiếp cùng quý vị vào kỳ sau.
Bài bình luận
quan diem cua hoa ky va tranh chap o bien dong
hai131980
toan 1 lu ngu
binh tinh thoi
gui cac nguoi
tai sao
Hoa kỳ phản ứng yếu ớt ở biển đông...
Bạn đã bắt đầu có tư duy .
bien dong vn-tq
cứ theo luật quốc tế mà làm
Hoàng Sa và Trường Sà máu thịt của Việt Nam
kakalot
binh nguyen