You are here

Blog của nguyenanhtuan

"Khoan đã, Tuấn ơi..."

Hôm nay là ngày xử anh Nguyễn Hữu Vinh - thường được gọi là Anh Ba Sàm, lấy theo tên của sản phẩm để đời của anh, blog Anh Ba Sàm.

Những ai sống ở Việt Nam giai đoạn 2009-2011 hẳn có thể cảm nhận được sự bí bách của không gian công (public sphere) không những trong đời thực mà cả trên Internet, trong khi blog đi vào thoái trào, còn Facebook chỉ mới ngấp nghé những bước đầu tiên vào thị trường Việt Nam.

Gạc Ma, Biên giới - Bài học lịch sử cho ai?

"Ai khống chế quá khứ sẽ kiểm soát tương lai, ai khống chế hiện tại sẽ kiểm soát quá khứ" - Văn hào nổi tiếng với các tác phẩm về chủ nghĩa toàn trị Geogre Orwell đã từng viết như vậy. 

Lịch sử là những điều xảy ra trong quá khứ, chỉ có một, song rất tiếc nó không thể tự mình lên tiếng. Thế là, những ai đang nắm giữ quyền lực chính trị đồng nghĩa là độc quyền về truyền thông sẽ buộc lịch sử phải lên tiếng theo cách mà họ muốn. 

Và đôi khi, trong nhiều trường hợp, họ còn có thể khiến lịch sử im bặt.

Giữ đất, 'Bác Hồ' hết thiêng

Đó là một trưa nắng cách đây ngót nghét mười lăm năm, trên đường đi học về, tôi bắt gặp một đám đông công an, bộ đội vây quanh nhà cô Sáu tật nguyền bán vé số trong xóm.

Cô Sáu ngồi xe lăn hay cười đùa thường ngày hôm đó thật khác lạ. Mắt sục ngầu giận dữ, một tay cầm rựa, tay kia giơ cao bằng khen có công cách mạng, cạnh bé gái con cô đang cầm chân dung 'Bác Hồ', la hét phản đối đoàn cưỡng chế đất nhà cô.

Đấy là lần đầu tiên tôi thấy ảnh 'Bác Hồ' được dùng với mục đích như thế.

Công nhân Việt Nam: Hãy thử nghĩ về việc một phần sức lao động của bạn đang được dùng như thế nào?

Công đoàn phí được trích từ 2% quỹ lương của người lao động, về bản chất, là kết tinh từ sức lao động của họ. Song không nhiều công nhân Việt Nam biết hoặc quan tâm đến việc một phần giá trị sức lao động này của họ đang được sử dụng như thế nào. Bài viết đối chiếu giữa hoạt động tư vấn pháp lý cho người lao động ở Việt Nam với Úc nhằm đặt lại vấn đề trên một lần nữa. 

Tư vấn pháp lý là "bữa tiệc tinh thần thịnh soạn" của công nhân Việt Nam...

"Cuộc sống hứa chia đều nhau...

...Giờ sao bên khuyết bên đầy" là một câu hát của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng về nỗi nhớ Việt Nam, nhưng lại thường gợi cho tôi nghĩ suy về những tương phản trong đời sống xã hội. Về những ngày không biết nên vui hay nên buồn, như là...hôm nay.

 

Han Dongfang: “TPP chưa hẳn đã tốt cho quyền lao động ở Việt Nam nếu…”

Mang một dáng vẻ nghệ sĩ với mái tóc bồng bềnh, không ai nghĩ Han là người đã lập ra công đoàn độc lập đầu tiên ở Trung Quốc đại lục trong biến cố Thiên An Môn lịch sử.

Sau cuộc thảm sát Han bị giam giữ 22 tháng không qua xét xử. Sang Mỹ điều trị một năm sau khi được thả, Han bị Bắc Kinh trục xuất sang Hong Kong trên đường trở về nước, tiếp tục hoạt động về quyền lao động cho công nhân Trung Quốc đại lục ở đó cho đến nay.

Burma – 5 Nhận định cần được xem lại

Sự kiện Burma (Myanmar hay Miến Điện) vừa tiến hành một cuộc bầu cử tự do, dân chủ với chiến thắng gần như sẽ thuộc về NLD (Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - National League for Democracy của bà Aung San Suu Kyi) bỗng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi ở Việt Nam. Đã có nhiều nhận định được đưa ra, trong đó phổ biến là những nhận định so sánh thực trạng và triển vọng dân chủ hóa giữa Burma và Việt Nam. Xin được điểm qua một số nhận định mà người viết tin là cần được đánh giá lại dựa trên những trải nghiệm với giới hoạt động của Burma.

Farhad Jabar và Đỗ Đăng Dư: Về cách ứng phó bi kịch quốc gia

Trực tiếp tham gia các sinh hoạt nghị trường của Úc là một trải nghiệm quý báu để quan sát một thể chế dân chủ tự do vận hành ra sao ngay tại trung tâm quyền lực của nó.

Một tuần sit-in của tôi ở Quốc Hội Úc rơi vào đúng thời điểm nước Úc sôi lên vì vụ Farhad Jabar, thiếu niên nhập cư Hồi giáo 15 tuổi, bị bắn hạ sau khi đã nổ súng giết chết một người trong đồn cảnh sát tiểu bang New South Wales. Vụ việc được cho là có động cơ khủng bố.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan