You are here

Blog của nguyenanhtuan

Quân đội đánh golf khi sân bay tắc nghẽn

Không phải chỉ gần đây dư luận mới râm ran về việc quân đội dùng 157ha đất trong sân bay Tân Sơn Nhất để xây dựng một tổ hợp sân golf, nhà hàng, khách sạn, biệt thự, khu vui chơi giải trí. Cách đây 2 năm, ngay trên diễn đàn Quốc Hội, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã gặp phải những chất vấn về việc sử dụng khu đất vàng này, mà như ông giải trình, quân đội chỉ đang 'tận dụng đất'.

Nay thì sự việc được hâm nóng trở lại khi sân bay Tân Sơn Nhất đã hoạt động quá công suất thiết kế nhưng không còn đất để mở rộng thêm được nữa.

TIẾNG SÚNG YÊN BÁI CÓ RÚNG ĐỘNG BA ĐÌNH?

Chuyện quan chức xử lý mâu thuẫn bằng súng ống thực ra không quá đáng ngạc nhiên khi mà việc quản lý vũ khí quân dụng ở Việt Nam khá lỏng lẻo. Nhiều giới khác đã từng xử nhau theo cách này thì đến lúc nào đó quan chức cũng sẽ sử dụng thôi, chẳng có gì lạ.

Vậy nên, vụ nổ súng ở Yên Bái có thể hơi bất thường song không đến nỗi quá đặc biệt và sẽ là suy diễn quá xa nếu đưa ra những thuyết âm mưu như thanh trừng nội bộ, xung đột phe phái...mà không có bất kì căn cứ nào.

Sự kiện này cũng quá cá biệt để đại diện cho bất kỳ xu hướng chính trị nào.

BÀN CỜ THẾ FORMOSA VÀ TAI HẠI CỦA VIỆC GIỮ HỘ CHIẾU DÂN BIỂU SU CHIH FEN

BÀN CỜ THẾ FORMOSA VÀ TAI HẠI CỦA VIỆC GIỮ HỘ CHIẾU DÂN BIỂU SU CHIH FEN

Chuyện Dân biểu Su bị an ninh thu giữ hộ chiếu dẫn đến mắc kẹt tại Nội Bài trong 9 giờ đồng hồ không chỉ khiến dư luận xứ Đài xôn xao và tạo ra một sự cố ngoại giao nho nhỏ, kéo cả Bộ Ngoại giao Đài Loan lẫn các cơ quan đại diện của hai nước vào cuộc, mà còn là một nước đi tai hại của phía Việt Nam trên bàn cờ thế với Formosa.

Không khó để thấy thế bí của Formosa thời gian vừa qua, bị kẹp giữa áp lực từ cả hai phía Việt Nam và Đài Loan.

CHỈ XỬ LÝ VÕ KIM CỰ CÓ NGĂN ĐƯỢC NHỮNG FORMOSA KHÁC TRONG TƯƠNG LAI?

Vậy là sau hơn 3 tháng kể từ khi thảm họa cá chết xảy ra, Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch và Bí thư Hà Tĩnh, người trực tiếp cấp giấy phép cho Formosa - thủ phạm gây ra thảm họa, đã lần đầu tiên trả lời báo giới. 

Quả là không uổng phí cho nhiều tháng im tiếng, ông đã có câu trả lời không thể khôn khéo hơn cho những chất vấn về trách nhiệm cá nhân, bằng cách quy cho 'quy trình', 'cơ chế' và sự đồng thuận của cả một tập thể lãnh đạo các cơ quan cao nhất của Trung ương:

MAI THẠNH

Hai tháng qua, gương mặt này bỗng dưng trở nên quen thuộc, khi thì trả lời phỏng vấn trong các clip về tình hình cá chết, lúc thì kể câu chuyện đời mình trên truyền thông Đài Loan. 

Anh là Mai Thạnh, sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh, đồng thời là một ngư dân có hơn 30 năm gắn bó với ngư trường Hà Tĩnh.

(Hình ảnh của anh Mai Thạnh trong phóng sự 'Việt Nam - Cái chết của Cá' do Đài truyền hình Đài Loan PTS thực hiện)

CÓ THỂ THU HỒI DỰ ÁN FORMOSA ĐƯỢC KHÔNG?

Vài ngày gần đây, không hiểu vô tình hay hữu ý mà có một số bài viết khẳng định như đinh đóng cột rằng không thể đóng cửa Formosa được.

Họ loại trừ phương án TỐNG KHỨ FORMOSA đi.

Tổng hợp các bài viết này, có 2 lý do được đưa ra:

(1) "Hợp đồng giữa Chính phủ và Formosa KHÔNG CHO PHÉP THU HỒI dự án trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vì bất kỳ lý do gì."

Tuy nhiên các bài viết đều không đưa dẫn chứng nào cho chi tiết này.

CỔ ĐÔNG KHÔNG GÓP VỐN CỦA FORMOSA

Từ khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết đến nay, hầu như ngày nào tôi cũng dành thời gian nói chuyện với các nhà báo, nhà hoạt động môi trường Đài Loan để tìm hiểu suy nghĩ của các bạn ấy xung quanh sự việc này. 

Các bạn ấy đều không ngạc nhiên về cách thức Formosa và Chính phủ Việt Nam xử lý thảm họa:

Đóng tiền bồi thường để tiếp tục hoạt động tiếp.

Đơn giản, đây là cách thức Formosa đã từng áp dụng nhiều lần ở Đài Loan khi bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường. 

'SAO CÁC BẠN LẠI CÒN RƯỚC FORMOSA VỀ?’

Bạn có biết, ban đầu FORMOSA định đặt nhà máy thép ở Vân Lâm (Yunlin), Đài Loan (năm 2007) nhưng làn sóng phản đối của báo giới, xã hội dân sự và một số người có trách nhiệm trong các cơ quan môi trường của Đài Loan đã chặn đứng thành công dự án này.

Năm 2008, FORMOSA chuyển dự án sang một nước khác, nghèo hơn, nơi họ có thể cắt giảm được các chi phí về môi trường.

Hai gương mặt Việt trên bích chương Liên Hợp Quốc

Năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra đời 2 công ước quốc tế quan trọng bậc nhất về quyền con người (quyền dân sự-chính trị và quyền kinh tế-xã hội-văn hóa), Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp ôn hòa đã phát động chiến dịch truyền thông #FOAAat50, tung ra một loạt bích chương với tên gọi 99 Vấn đề (#99problems). [1]

Chiến dịch này nhấn mạnh một sự thật là các quyền hiệp hội và tụ họp ôn hòa HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là các vấn nạn mà thế giới gặp phải.

Trái lại, việc thực thi các quyền này góp phần giải quyết các vấn nạn đó.

Chúng là giải pháp.

Cá chết ở miền Trung và Xã hội Dân sự

Quan sát thảm họa môi trường đang diễn ra ở vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ không ngạc nhiên trước sự vô tâm và bất lực của toàn bộ hệ thống chính trị từ hành pháp đến lập pháp, vì thực tế họ không phải do dân bầu ra nên thật khó để đoái hoài đến quyền lợi của người dân. [1]

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan